Kết quả tách chiết ADN tổng số

Một phần của tài liệu Sử dụng một số chỉ thị phân tử trong nghiên cứu tiến hóa các loài mang (muntiacinae) ở việt nam nhằm phục vụ bảo tồn (Trang 39)

Chúng tôi đã tiến hành tách chiết ADN tổng số thành công của 58 mẫu bao gồm 35 mẫu xương và 23 mẫu da khô. Với ADN của các mẫu xương sau khi kiểm tra kết quả tách chiết thông qua điện di, cho thấy có băng khá rõ, tương ứng với vị trí của chỉ thị (marker) có kích thước lớn, tuy nhiên, các băng này vẫn tạo thành các vệt mờ dài (smear), cho thấy vẫn có sự đứt gãy khá nhiều của ADN tổng số (Hình 5). Trong khi đối với các mẫu da khô, trên bản điện di, không cho băng với kích thước lớn (dù có cũng khá mờ nhạt) mà tạo thành vệt smear dài, cho thấy, trong các mẫu này,

ADN dường như bị đứt gãy rất nhiều; thậm chí ở một số mẫu không thể quan sát thấy sản phẩm của ADN tổng số (Hình 6). Kết quả thu được cho thấy, các mẫu xương có khả năng giữ ADN tốt hơn so với các mẫu da. Tiếp theo, ADN tổng số được tiến hành đo mật độ quang phổ (OD) ở bước sóng 260nm và 280nm để xác định hàm lượng ADN tổng số. Tỷ số A260/A280 nằm trong khoảng 1.5-2, nồng độ ADN dao động trong khoảng 20-300 µg/ml. Cụ thể hơn, đối với các mẫu xương nồng độ ADN nằm trong khoảng 80-300 µg/ml, trong khi đối với các mẫu da khô, nồng độ ADN là 20-100 µg/ml. Qua đó cho thấy, đối với các mẫu có tuổi lâu năm,

Hình 5. Ảnh điện di ADN tổng số của một số mẫu xương trên gel

Agarose 1%, Marker 1kb

Hình 6. Ảnh điện di ADN tổng số của một số mẫu da khô trên gel Agarose

32

các mẫu xương có khả năng bảo quản, giữ ADN tốt hơn so với các mẫu có bản chất là da khô.

Kết quả thu được cho thấy, phương pháp tách chiết đã thu được ADN tổng số đủ tinh sạch để tiến hành phản ứng PCR, tuy nhiên, nồng độ ADN tổng số ở một số mẫu thấp, đứt gãy nhiều, do đó có thể sẽ dẫn tới khó khăn trong quá trình tiến hành nhân gen.

Một phần của tài liệu Sử dụng một số chỉ thị phân tử trong nghiên cứu tiến hóa các loài mang (muntiacinae) ở việt nam nhằm phục vụ bảo tồn (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)