Đối với bản thân Trung tâm a Thuận lợi:

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM (Trang 32 - 34)

Tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp ở Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam

2.2.3.1. Đối với bản thân Trung tâm a Thuận lợi:

a. Thuận lợi:

Những thuận lợi mà Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có được trước hết phải nói đến sự độc lập của Trung tâm trong việc hình thành quy tắc tố tụng, biểu phí trọng tài, quy định về việc lựa chọn các chuyên gia làm trọng tài viên.

Khi giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, nguyên tắc tự do thoả thuận của các bên bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu. Nhưng khi các bên đã đồng ý đưa vụ kiện ra Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam rất nhất thiết phải tuân thủ theo quy tắc tố tụng của Trung tâm. Theo quy tắc tố tụng của Trung tâm, ngày xét xử do Chủ tịch Uỷ ban trọng tài quyết định.

Ngôn ngữ xét xử là tiếng Việt Nam. Cùng với việc gửi đơn kiện, nguyên đơn phải ứng trước toàn bộ phí trọng tài. Như vậy, Trung tâm luôn dành quyền chủ động trong việc tiến hành xét xử.

Thuận lợi thứ hai mà Trung tâm có được so với Toà án kinh tế là những kinh nghiệm kế thừa từ hai hội đồng trọng tài tiền thân và nguồn nhân lực giỏi về chuyên môn.

Một thuận lợi khác của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam nhận được sự hỗ trợ về cơ sở vật chất cũng như giúp Trung tâm thúc đẩy quan hệ Quốc tế của Phòng TM & CN Việt Nam.

Không thể không đề cập đến bối cảnh kinh tế Việt Nam nói chung và tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực tạo điều kiện tốt cho Trung tâm phát triển tốt trong tương lai.

b. Khó khăn:

Khó khăn thứ nhất cũng bắt nguồn từ bối cảnh kinh tế chung. Khi Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào việc tiến trình hội nhập kinh tế thì Trung tâm cũng phải đứng trước nhiều thử thách. Đó là các tranh chấp thương mại ngày càng đa dạng, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc những ngành mới phát triển ở Việt Nam hoặc ở trên thế giới như chuyển giao công nghệ, thương mại điện tử, buôn bán phần mềm tin học. Trung tâm trong tài Quốc tế Việt Nam phải hiện đại hoá cơ sở vật chất đòi hỏi chi phí cao để cập nhật thông tin như máy tính nối mạng, các tài liệu khoa học. Các trọng tài viên không phải chỉ nâng cao kiến thức về pháp luật trong nước, pháp luật các nước khác mà còn phải nghiêm túc nghiên cứu các lĩnh vực chuyên môn khác.

Một thách thức khác mà Trung tâm phải đối mặt là sự cạnh tranh của các tổ chức trọng tài nước ngoài, hoạt động rộng khắp trên toàn cầu. Các nước, lãnh thổ trong khu vực như Đài Loan, Trung Quốc, Singapor, Thái Lan, Mỹ, Anh, Thuỵ Điển.. . có các tổ chức trọng tài lớn về quy mô tổ chức cũng như cơ sở vật chất luôn muốn mở rộng hoạt động đến các nước khác. Và sự thực là họ đã đến Việt Nam để "tiếp thị" dịch vụ của họ. Họ có thể xét xử bằng nhiều thứ tiếng và tiến hành xét xử thông qua mạng Internet. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam luôn phải chuẩn bị gấp gáp để đương đầu với các đối thủ cạnh tranh trên thế giới để đến một lúc nào đó cũng xâm nhập vào "thị trường dịch vụ trọng tài Quốc tế".

Khó khăn thứ hai đồng thời là khó khăn chủ yếu Trung tâm đã và đang gặp phải là pháp luật Việt Nam nói chung và khung pháp lý về hoạt động của trọng tài chưa được hoàn thiện.

Chúng ta đang ở trong một nền kinh tế chuyển đổi và đương nhiên pháp luật cũng phải chuyển đổi theo. Có thể nói hệ thống pháp luật của chúng ta chuyển đổi khá nhanh, nhưng lại không để cập được mọi vấn đề phát sinh trong thực tế và với nhiều cấp phức tạp như Luật, Nghị định, Thông tư và các văn bản pháp luật hay có hiện tượng chồng chéo nhau, không thống nhất mà vẫn thiếu.

Khó khăn thứ ba mà Trung tâm thường gặp phải là sự bất cập về kiến thức luật của doanh nghiệp Việt Nam do trong những năm gần đây mới được tự do kinh doanh nên họ không có ý thức rằng những kiến thức về luật pháp liên quan đến quyền lợi thiết yếu của họ.

Các doanh nghiệp thường ký hợp đồng với điều khoản trọng tài sơ sài, không rõ ràng. Cho nên nhiều điều khoản trọng tài bị coi là điều khoản trọng tài "khuyết tật" và Trung tâm không thụ lý được vụ kiện.

Việc không tuân thủ đúng quy tắc tố tụng của Trung tâm của các doanh nghiệp Việt Nam, thường chậm trễ trong việc cung cấp các tài liệu cần thiết làm quá trình xét xử phải kéo dài.

Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng ít khi được các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu kỹ nên nhiều khi họ bị đối tác nước ngoài lừa. Trọng tài viên của Trung tâm không thể tìm cách cứu vãn được các doanh nghiệp trong nước trong những trường họp tình ngay lý gian.

Khó khăn thứ tư nằm trong sự hạn chế về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất

Một khó khăn nữa cản trở rất nhiều hoạt động của Trung tâm và làm các trọng tài viên phải trăn trở nhiều là Việt Nam đã có Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước người (1995) nhưng quyết định của trong tài trong nước thì không có sự cưỡng chế thi hành nào cả.

Tất cả những khó khăn trên cản trở hoạt động và sự phát triển của Trung tâm. Khắc phục được tất cả các khó khăn đó không phải là điều dễ dàng nhưng vẫn là điều mà Trung tâm phải làm. Điều quan trọng là Trung tâm phải có được sự hỗ trợ từ nhiều phía.

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w