Tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp ở Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
2.2.2. Các tranh chấp thương mại kiện tới trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam 1 TTTT quốc tế Việt Nam là tổ chức trọng tài được biết đến nhiều nhất ở
2.2.2.1. TTTT quốc tế Việt Nam là tổ chức trọng tài được biết đến nhiều nhất ở nước ta.
Tại Việt Nam, trọng tài phi chính phủ đã có lịch sử gần 40 năm (1963- 2001), song do nhiều nguyên nhân, trọng tài phi chính phủ vẫn chưa phát triển rộng rãi. Cả nước hiện có 6 trung tâm trọng tìa, nhưng số vụ tập trung chủ yếu ở TTTT quốc tế Việt Nam, và có đến 90% số vụ là những tranh chấp quốc tế. Điều này chứng tỏ, trọng tài vẫn còn rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời cũng cho thấy Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam là tổ chức trọng tài được tín nhiệm hơn cả.
Đối với Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam số vụ trung bình mỗi năm là 21 vụ và giá trị tranh chấp được chia làm 4 mức như trên. Theo đó các vụ có giá trị tranh chấp được chia nhỏ, vừa, lớn và rất lớn.
Nhóm tranh chấp có giá trị nhỏ dưới 10.000 USD (tương đương với khoảng 100 triệu đồng Việt Nam) chiếm một lượng rất nhỏ, trung bình mỗi năm chỉ từ 1-2 vụ, chiếm 7,6%.
Nhóm có số vụ tranh chấp tập trung nhiều nhất là nhóm vừa (10.000 USD - 100.000 USD) với số vụ trung bình hàng năm là 10 vụ, chiếm 50% tổng số vụ đưa ra Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam mỗi năm. Giá trị trung bình của tranh chấp này là 393.400 USD/năm và 38.600 USD/ vụ.
Thứ ba, là nhóm có giá trị tranh chấp rất lớn - trên 200.000 USD với trung bình 5vụ/năm - chiếm 24,4% giá trị trung bình của tranh chấp này là
2.953.900 USD/năm và 590.780 USD/vụ. Tuy nhiên, mức độ đồng đều trong nhóm này không cao, có những vụ tranh chấp lên tới 2 triệu USD, song cũng có những vụ chỉ 200.000 USD có xu hướng ngày càng cao.
Cuối cùng là nhóm lớn (100.000 USD đến 200.000 USD) với trung bình 4,8 vụ/năm chiếm 28% giá trị trung bình 134.900 USD/vụ và mỗi năm tổng giá trị là 690.800 USD.
Nhóm chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vụ án (nhóm vừa và nhóm rất lớn) ta thấy chúng có xu hướng tăng lên, đặc biệt là ở nhóm rất lớn: từ 349.500 USD/ vụ năm 1996 đến 408.300; 527.300; 560.900 USD tương ứng với các năm 1998, 1999, 2000. Điều này càng chứng tỏ các tranh chấp thương mại kiện ra Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có giá trị tăng dần lên trong thời gian qua. Nó phản ánh và phù hợp với một thực tế là hoạt động thương mại quốc tế
của nước ta trong giai đoạn này rất phát triển, trị giá các thương vụ tăng lên kéo theo trị giá tranh chấp cũng tăng nhanh. Mật độ tranh chấp tập trung vào những vụ có giá trị vừa từ 10.000 đến 100.000 USD. Đối với nước ta, doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chiếm một lượng rất lớn trong cơ cấu doanh nghiệp của nền kinh tế, các thương vụ vì vậy cũng chỉ ở quy mô vừa. Mặt khác, ở nước ta, các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng dễ dàng tìm được một nguồn tín dụng lớn để đầu tư vào các thương vụ. Chẳng hạn, một hợp đồng trị giá 100.000 USD, đã là 1,4 tỷ VND thì cơ chế tín dụng ở nước ta chưa đủ độ linh hoạt, mềm dẻo để đáp ứng một nhu cầu cục bộ và lớn như vậy. Cuối cùng, nguyên tắc đa dạng hoá để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh khiến các doanh nghiệp ưa chuộng các thương vụ trung bình để có thể thu được một khoản lợi khá và nếu có và rủi ro cũng không phải là "tay trắng".