Thực trạng giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM (Trang 31 - 32)

Tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp ở Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam

2.2.3. Thực trạng giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.

Trên đây vừa đề cập đến các tranh chấp kiện ra Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam trong vài năm gần đây nhưng không phải toàn bộ số vụ việc trên đều giải quyết. Lý do có thể là do bên nguyên đơn tự nguyện rút đơn kiện, do hai bên hoà giải được trước khi Uỷ ban trọng tài được thành lập hay đơn giản vì họ đã không nộp phí trọng tài.

Theo báo cáo của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, hiện nay số vụ kiện đến Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam nhưng không đủ điều kiện thụ lý hồ sơ còn khá nhiều. Tỷ lệ trung bình của số vụ loại này là 15,7% trong giai đoạn 1996 - 2000. Năm thấp nhất như năm 1996, tỷ lệ này là 8%, trong khi năm cao lên tới 27,8% không đủ điều kiện thụ lý hồ sơ là vị đương sự không nộp đủ phí hoặc thoả thuận trọng tài không hợp lệ vì thiếu sự thống nhất thoả thuận của các bên.

Do đó, số vụ giải quyết trình gồm cả tổ chức xét xử và hoà giải trước xét xử - trung bình chỉ đạt 74,1% (xét xử ra phán quyết 63,9%/năm và hoà giải: 10,2%/năm). Việc tranh chấp không được giải quyết do nguyên đơn không ứng trước dư phí là điều trung bình hoàn toàn có thể tự động khắc phục được nhằm tăng hiệu qủa kinh tế xã hội của hoạt động giải quyết tranh chấp.

Tỷ lệ hoà giải trước xét xử đạt 10,2% - là tỷ lệ cao đáng khích lệ của Trung tâm - điều đó thể hiện Trung tâm luôn coi trọng lợi ích kinh tế của đương sự - để nâng cao uy tín của Trung tâm và phù hợp với cơ chế mới. Tỷ lệ hoà giải không ổn định qua các năm phản ánh một thực tế là sự thành công của hoà giải đòi hỏi không ổn định cao qua các năm phản ánh một thực tế là sự thành công của hoà giải đòi hỏi, phụ thuộc rất lớn vào thiện ý và tinh thần hợp tác của các bên đương sự, bên cạnh sự nỗ lực của Uỷ ban trọng tài. Tỷ lệ hoà giải cao còn là thể hiện của hiệu qủa giải quyết tranh chấp cao - xét về khía cạnh chuyên môn.

Thời gian kể từ khi nhận hồ sơ cho đến khi ra phán quyết về cơ bản là tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của các bên. Song về phía Trung tâm, luôn đảm bảo các thủ tục về tố tụng được tiến hành nhanh chóng, kịp thời nhờ sự hoạt động tích cực, mẫn cán của ban thư ký và các trọng tài viên. Trong thủ tục tố tụng của Trung tâm có quy định một số thời hạn nhằm đảm bảo thời gian xét xử là hiệu qủa. Đó là quy định tại Điều 8 bị đơn phải gửi bản tự bào chữa trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản sao đơn kiện, thời hạn dài nhất không qúa 2 tháng. Quy định đối với đơn kiện lại thì trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được đợn kiện lại

nguyên đơn phải cho biết ý kiến của mình. Quy định thời hạn chọn và chỉ định trọng tài viên cũng là trong thời hạn bị đơn phải trả lời. Quy định toàn văn bản phán quyết gửi các bên đương sự chậm nhất là 30 ngày sau phiên xét xử cuối cùng.

Nhìn chung, các phán quyết của trọng tài ở Trung tâm được đánh giá là chất lượng cao bảo vệ được quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên không phân biệt quốc tịch, thành phần kinh tế. Tuy vậy, vẫn còn một số ít trường hợp chưa thực được xét xử kịp thời, một vài vụ khác phải ra những phán quyết sửa đổi, bổ sung.

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w