0
Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

XUẤT, KIẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Một phần của tài liệu SKKN CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VÀ SỬA CHỮA SAI LẦM CỦA HỌC SINH KHI GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC (Trang 38 -38 )

Dựa trên hệ thống các sai lầm thường gặp của HS cùng với sự nghiên cứu nội dung chương trình hoá học phổ thông, dựa trên thực tiễn dạy học, trao đổi với đồng nghiệp. Chúng tôi đã phân tích những vướng mắc, sai lầm phổ biến của HS trong quá trình giải BTHH.

Dựa trên cơ sở tâm lí học sư phạm, cơ sở lí luận về PP dạy học và kết quả điều tra GV, chúng tôi đã nêu lên các dấu hiệu để giúp HS tự phát hiện sai lầm và đề xuất một số biện pháp phát hiện sai lầm của HS.

Đồng thời nêu lên bốn biện pháp dạy học nhằm khắc phục vướng mắc, sai lầm cho HS khi giải BTHH phần vô cơ. Đó là:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích đề bài, lựa chọn PP giải.

- Bổ sung làm chính xác hoá các kiến thức lí thuyết và vận dụng trong các câu hỏi định tính tương ứng.

- Xây dựng bài tập chứa các "bẫy" sai lầm.

- Vận dụng PP dạy học giải quyết vấn đề, đồng thời tăng cường kiểm tra đánh giá; tích cực tổ chức hoạt động cho HS.

Chúng tôi đưa ra những kiến nghị sau:

1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức rất nhiều đợt tập huấn cho cán bộ cốt cán ở các trường THPT, điều đó cần tiếp tục phát huy và phổ biến rộng rãi tới 63 tỉnh thành nhằm giúp GV cả nước cùng nắm bắt được phương pháp mới trong giảng dạy, những phương pháp giúp học sinh có thể tự phát hiện và sửa chữa sai lầm. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức thêm những buổi hội thảo để thống nhất lại những vấn đề chưa rõ và chưa chính xác trong hóa học.

- Việc tập huấn cần mở rộng tới các đối tượng tham gia, không chỉ là GV mà cần phổ biến tới sinh viên học hệ Sư phạm của các trường ĐH, những GV tương lai của đất nước được tham dự.

- Cung cấp đầy đủ trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại như các bộ dụng cụ thí nghiệm tiên tiến, máy chiếu, học cụ… tạo điều kiện cho việc dạy và việc học đạt hiệu quả cao nhất.

2. Đối với trường Đại học Sư phạm

- Nên tổ chức nhiều chuyên đề, buổi hội thảo cho sinh viên Sư phạm để có thể nắm vững kiến thức và có kĩ năng phát hiện, sửa chữa và khắc phục sai lầm một cách có hệ thống và khoa học.

- Nên cho sinh viên làm thí nghiệm nhiều hơn để có kĩ năng làm thí nghiệm thật vững, sau này dễ dàng chỉnh sửa những thao tác thí nghiệm sai của học sinh.

3. Đối với nhà trường trung học phổ thông

- Về phía nhà trường:

+ Nên tổ chức thêm những giờ học hóa tự chọn để giáo viên có thể rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho học sinh, có nhiều thời gian tiếp xúc hơn với học sinh để dễ dàng khắc phục và sửa chữa sai lầm cho học sinh.

+ Nên tổ chức nhiều buổi sinh hoạt ngoại khóa để học sinh có thêm kiến thức về hóa học, đồng thời yêu thích môn học hơn.

- Về phía giáo viên:

+ Tích cực học tập không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng thí nghiệm.

+ Trong quá trình dạy học hoá học GV nên kết hợp các bài tập có chứa các “bẫy” sai lầm để HS được trải nghiệm.

+ Rèn luyện kĩ năng phân tích đề, phương pháp giải cho học sinh; bổ sung, chính xác hóa các kiến thức thông qua các câu hỏi; tăng cường kiểm tra đánh giá học sinh; vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.

- Về giáo dục HS:

+ Hiện nay phần lớn HS học vì điểm số, các em chỉ muốn học theo cách nào nhanh nhất và đạt điểm số cao nhất mà chưa quan tâm đến việc tự học, tự trau dồi kiến thức, kĩ năng giải bài tập… Vì vậy GV cần có nhiều hình thức hỗ trợ các em tự học, tạo hứng thú, niềm say mê học tập. Thậm chí, giáo viên có thể giúp học sinh tự nhận ra, khắc phục và sửa chữa sai lầm một cách hiệu quả nhất.

Hy vọng những đề xuất trên được thực hiện, việc phát hiện và sửa chữa sai lầm khi giải bài tập cho học sinh sẽ không còn là vấn đề khó khăn với GV. HS sẽ cảm thấy yêu thích môn học và đạt kết quả học tập tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO---  --- ---  ---

1. Ngô Ngọc An (2004), Các bài toán hóa học chọn lọc THPT, NXB Giáo dục.

2. Nguyễn Duy Ái (2011), Định luật tuần hoàn và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, NXB Giáo dục.

3. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ giáo viên.

4. Trịnh Văn Biều (2004), Lý luận dạy học hóa học, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

5. Trịnh Văn Biều (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

6. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

7. Trịnh Văn Biều, Trang Thị Lân, Phạm Ngọc Thủy (2008), Tư liệu dạy học về bảng tuần hoàn và các nguyên tố hóa học, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

8. Nguyễn Hải Châu (chủ biên) (2008), Chuẩn bị kiến thức ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, NXB Giáo dục.

9. Nguyễn Cương, Nguyễn Ngọc Quang, Dương Xuân Trinh (1995), Lý luận dạy học hóa học tập 1, NXB Giáo dục Hà Nội.

10. Nguyễn Cương (2000), Phương pháp giảng dạy và thí nghiệm hóa học, NXB Giáo dục Hà Nội.

11. Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn hóa học từ năm 1995 đến năm 2011. 12. Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng môn hóa học từ năm 2005 đến 2011.

13. Cao Cự Giác (2005), Bài tập lý thuyết và thực nghiệm, tập 1 - Hóa học vô cơ, NXB Giáo dục.

14. Cao Cự Giác (2005), Tuyển tập bài giảng hóa học vô cơ, NXB Đại học Sư phạm. 15. Cao Cự Giác (2007), Các dạng đề thi trắc nghiệm hóa học, NXB Giáo dục Hà

Nội.

16. Cao Cự Giác (2011), Những viên kim cương trong hóa học, NXB Đại học Sư phạm.

17. Hội hóa học Việt Nam (2000, 2002), Olympic hóa học Việt Nam và quốc tế tập I, II, III, IV, NXB Giáo dục.

18. Đỗ Xuân Hưng (2010), Bài tập chọn lọc Hóa học 10, 11, 12, NXB Giáo dục Việt Nam.

19. Nguyễn Thanh Hưng (2012), Phương pháp mới giải nhanh bài tập trắc nghiệm Hoá vô cơ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 21. Nguyễn Văn Kim (2010), Nâng cao chất lượng dạy học hóa học thông qua việc

khắc phục những sai lầm trong nhận thức học tập của của học sinh khi giải BTHH phần hóa kim loại THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Vinh. 22. Đỗ Văn Minh (2007), Xây dựng hệ thống bài tập Hóa học vô cơ nhằm rèn luyện

tư duy trong bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, ĐHSP Hà Nội.

23. Hoàng Nhâm (2000), Hóa học vô cơ, tập 1, 2, 3, NXB Giáo dục.

24. Nguyễn Khoa Thị Phượng (2008), Phương pháp giải nhanh các bài toán hoá học trong tâm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

25. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học hóa học tập 1, NXB Giáo dục. 26. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1982), Lý luận dạy

học hoá học tập 1, NXB ĐHSP.

27. Nguyễn Thị Sửu (chủ biên) (2009), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, Hoá học lớp 11, NXB Đại học Sư phạm.

28. Nguyễn Thị Sửu (chủ biên) (2010), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, Hoá học lớp 12, NXB Đại học Sư phạm.

29. Trần Quốc Sơn, Nguyễn Duy Ái (2003), Tài liệu giáo khoa chuyên hóa học 12,

NXB Giáo dục.

30. Nguyễn Xuân Trường (1998), Bài tập hóa học phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

31. Nguyễn Xuân Trường (2005), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục.

32. Nguyễn Xuân Trường (2006), Trắc nghiệm và sử dụng trắc nghiệm, NXB Đại học Sư phạm.

33. Nguyễn Xuân Trường (2007), Cách biên soạn và trả lời câu hỏi trắc nghiệm môn hoá học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục.

34. Nguyễn Xuân Trường, Cao Cự Giác, Hoàng Thanh Phong (2010), Phân tích những sai lầm thường gặp qua việc hướng dẫn học sinh giải bài tập hóa học, Tạp chí Hóa học và Ứng dụng, số 3/2010, tr.6 – 9.

35. Nguyễn Xuân Trường, Lê Mậu Quyền, Phạm Văn Hoan, Lê Chí Kiên (2007),

SGK Hóa học 10, 11, NXB Giáo dục.

36. Nguyễn Xuân Trường, Phạm Văn Hoan, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Nguyễn Phú Tuấn (2007), SGK Hóa học 12, NXB Giáo dục.

37. Nguyễn Xuân Trường, ThS Phạm Thị Anh (2011), Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học THPT, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

38. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2007), SGK Hóa học 10, 11 nâng cao, NXB Giáo dục.

39. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Cao Thị Thặng (2007), SGK Hóa học 12 Nâng cao, NXB Giáo dục.

40. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục.

NGƯỜI THỰC HIỆN

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

Đơn vị: TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Biên Hòa, ngày 20 tháng 4 năm 2013

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học: 2012 - 2013 Năm học: 2012 - 2013

–––––––––––––––––

Tên sáng kiến kinh nghiệm: CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VÀ SỬA CHỮA SAI LẦM CỦA HỌC SINH KHI GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC

Họ và tên tác giả: Nguyễn Minh Tấn Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị: TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH

Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)

Một phần của tài liệu SKKN CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VÀ SỬA CHỮA SAI LẦM CỦA HỌC SINH KHI GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC (Trang 38 -38 )

×