Câu 53: Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol Fe3O4 vào 0,3 lít dung dịch HCl 3M thu được dung dịch A. Thể tích dung dịch KMnO4 1M (đã được axit hóa bằng H2SO4) vừa đủ để phản ứng hết với các chất trong A là
A. 240 ml. B. 200 ml. *
C. 20 ml. D. 60 ml.
Câu 54: Hòa tan hỗn hợp A gồm 13,7 gam Ba và 8,1 gam Al vào một lượng nước dư. Thể tích khí thoát ra ở đktc là
A. 12,32 lít. B. 8,96 lít. *
C. 2,24 lít. D. 10,08 lít.
Câu 55: Nung m gam đá chứa 80% CaCO3 (phần còn lại là tạp chất trơ) một thời gian thu được chất rắn Y chứa 45,65% CaO. Hiệu suất phân hủy CaCO3 là
A. 50%. B. 65%.
C. 75%. * D. 80%.
Câu 96: Điều chế H2SO4 qua các giai đoạn: FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4.
Biết rằng, hiệu suất của mỗi giai đoạn là H1 = 80%, H2 = 70%, H3 = 90%. Khối lượng dung dịch H2SO4 50% thu được từ 1 tấn quặng pirit sắt là
A. 1,65 tấn. * B. 0,82 tấn.
Câu 57: Cho 0,4 mol Cu và 0,1 mol Fe3O4 vào dung dịch chứa 0,8 mol HCl, sau khi phản ứng hoàn toàn lấy dung dịch thu được thêm tiếp vào đó dung dịch AgNO3 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 114,8 gam. B. 140,4 gam.
C. 136,4 gam. D. 147,2 gam. *
Câu 58 : Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là
A. 25,00%. * B. 50,00%.
C. 36,00%. D. 18,75%.
Câu 59: Trong một cốc nước chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+ và c mol HCO−3. Nếu chỉ dùng nước vôi trong, nồng độ Ca(OH)2 x M để làm giảm độ cứng của nước thì người ta thấy khi thêm V lít nước vôi trong vào cốc thì độ cứng của nước trong cốc là nhỏ nhất. Biểu thức tính V theo a, b, x là A. V = 2b + a x * B. V = b + a x C. V = b + 2a x D. V = b + a 2x
Câu 60: Tiến hành nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí hỗn hợp gồm 5,4 gam Al và 20,88 gam Fe3O4 được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư thấy có 5,376 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là
A. 80%. * B. 60%.
C. 50%. D. 40%.
b. Những chú ý để học sinh tránh các “bẫy” sai lầm
Qua những “bẫy” ở trên, HS cần chú ý những điểm sau trong quá trình trả lời các câu hỏi lý thuyết cũng như giải bài tập hoá học:
- Đọc kỹ đề ra trước khi làm bài.
- Tóm tắt đề bằng cách gạch chân dưới những nội dung quan trọng có trong đề ra. - Nếu là câu hỏi lí thuyết cần phân loại nhanh là câu hỏi thuộc dạng nào: Giải thích một vấn đề, nhận biết các chất, tách hay tinh chế các chất. Từ đó áp dụng ngay phương pháp giải các dạng đó để giải quyết vấn đề nêu ra.
- Nếu là bài tập tính toán, trước hết HS phải được trang bị một số phương pháp giải toán hoá như: phương pháp bảo toàn khối lương, phương pháp bảo toàn electron, phương pháp đường chéo, bài toán chất khí, phương pháp trung bình... Sau đó hướng dẫn HS trước khi giải toán phải tìm số mol các chất (nếu có thể), viết phương trình hoá học hay sơ đồ biến hoá để kết nối các mối quan hệ, từ đó lập phương trình toán học, giải toán tìm nghiệm.
- Nếu là bài toán thực nghiệm cần cho HS làm quen với thao tác thí nghiệm, các buổi thực hành phải hướng dẫn HS trực tiếp làm thí nghiệm, các em phải tận mắt quan sát được các hiện tượng và giải thích được các hiện tượng đó một cách khoa học, từ đó các em khái quát và hình thành nên tư duy thực nghiệm hoá học.
2.2.4. Vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, tăng cường kiểm tra đánh giá; tích cực tổ chức hoạt động cho HS tra đánh giá; tích cực tổ chức hoạt động cho HS
Biện pháp này yêu cầu GV không những nắm vững kiến thức, am hiểu sâu sắc phương pháp luận nhận thức khoa học, phương pháp giải quyết vấn đề mà còn phải có kỹ năng dạy học linh hoạt sáng tạo, nghệ thuật dẫn dắt HS.
* Trong những tiết lý thuyết GV cần đưa ra nhiều câu hỏi bài tập nhận thức ở mức độ vận dụng, đưa các em vào tình huống có vấn đề. Thông qua cách giải quyết vấn đề: HS thường bộc lộ những sai lầm, GV có kế hoạch sửa chữa, chỉnh lí.
* Trong bài luyện tập, khi sử dụng BTHH để rèn kĩ năng vận dụng kiến thức cho HS giáo viên cần chú ý:
- Tập cho HS thói quen phân tích bài tập: Tìm hiểu kĩ nội dung bài tập, xác định dạng của bài tập(đâu là ẩn, đâu là dữ liệu...) khai thác triệt để các dự kiện, giả thiết của bài tập, tìm được phương pháp giải và các kiến thức công cụ thích hợp, phân tích được mối liên hệ hình thành giả thiết và kết quả của bài toán,...
- Rèn luyện cho HS tự xây dựng chương trình giải. Phải phác thảo dự kiến con đường chung để giải, xây dựng lập luận cụ thể (diễn dịch, quy nạp, chặt chẽ theo nguyên tắc logic học), định hướng trước rồi mới giải bài toán, HS tự rút ra sơ đồ giải các bài toán cùng loài...
- Rèn luyện cho HS khả năng nghiên cứu lời giải. Nghiên cứu - khai thác - phân tích và tìm tòi lời giải khoa học nhất cho bài tập sẽ giúp HS có thói quen tập dượt nghiên cứu khoa học, nắm được bản chất cách giải quyết vấn đề trong giải toán.
- Đặc biệt cần hướng dẫn HS tìm các bài tập có liên quan tương tự, BT có nét khác biệt và sáng tạo, các bài tập mới. HS phải phân tích bài tập để nắm vững đặc điểm và bản chất, các yếu tố thuộc bài tập, thấy được mối quan hệ giữa các bài tập khác nhau. Có thể thay đổi điều kiện hoặc các yếu tố đã cho để đi đến một bài tập mới. HS có thể tự đề xuất xây dựng bài tập mới.
- Chọn lọc được hệ thống bài tập phù hợp, từ đơn giản đến phức tạp, muốn giải nó thì cần phải huy động nhiều kiến thức của HS và đồng thời các em sẽ có nhiều cách thể hiện nên sẽ có nhiều cơ hội bộc lộ sai lầm và vướng mắc. Do vậy GV biết được kiến thức, kỹ năng vận dụng kiến thức của HS và hướng dẫn các em khắc phục sai lầm, vướng mắc, bổ sung kiến thức và kỹ năng.
* Trong quá trình dạy học, nếu kiểm tra đánh giá việc học tập của HS một cách thường xuyên, khách quan và có khoa học thì sẽ hạn chế được việc mắc sai lầm và
vướng mắc cho HS khi giải bài tập đồng thời uốn nắn lệch lạc, điều chỉnh kế hoạch dạy học. Dựa vào kết quả kiểm tra kiến thức của HS trong lớp, GV có thể đánh giá hiệu quả PP dạy học nào đó và chất lượng công tác nói chung của bản thân, nhờ đó GV đề ra được những bổ khuyết cần thiết. Đồng thời việc kiểm tra đánh giá cũng sẽ cung cấp cho nhà trường những tài liệu để đánh giá tình hình dạy học Hoá học ở trong nhà trường và kết quả học tập từng thời gian của mỗi HS.
Kết quả kiểm tra đánh giá còn giúp các bậc phụ huynh biết được tình hình học tập của con em mình và có sự phối hợp cần thiết với nhà trường giúp đỡ các em học tập tốt hơn. Kiểm tra đánh giá sẽ giúp HS tự kiểm tra mình (liên hệ nghịch trong) để các em tự điều chỉnh kế hoạch tự học. Nó mang tính chất chuẩn đoán (tìm ra nguyên nhân của tiến bộ và lệch lạc, tìm biện pháp xử lí).
Việc kiểm tra đánh giá có hệ thống và thường xuyên có ý nghĩa giáo dục rất lớn: rèn luyện cho HS tinh thần trách nhiệm trong học tập, thói quen làm việc đều đặn và hoàn thành đúng hạn định những công việc được giao.
Các hình thức kiểm tra có thể là: Kiểm tra miệng hoặc kiểm tra viết; Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận.
Tích cực hoá hoạt động của HS sẽ làm cho người học, đối tượng của hoạt động dạy, đồng thời là chủ thể của hoạt động học, được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo. Thông qua đó HS tự khám phá những điều mình chưa biết chứ không phải là thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt theo cách suy nghĩ của mình. Từ đó, HS vừa nắm được kiến thức, kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp tìm ra kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo khuôn mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.
Trong quá trình hoạt động của HS sẽ bộc lộ những vướng mắc, sai lầm nhờ vậy mà GV sẽ kịp thời phát hiện và có biện pháp khắc phục các vướng mắc và sai lầm đó. Thông qua các hành động học tập sẽ làm giải bớt những nguyên nhân tâm lý dẫn đến các sai lầm khi giải bài tập. GV cần giúp HS hình thành và tham gia các hành động học tập. Ví dụ như:
- Cho HS phân tích, nhận xét lời giải của bạn, từ đó bổ sung vướng mắc, sai sót cho lời giải của bạn hoặc phát hiện và khắc phục được các vướng mắc, sai lầm của chính bản thân HS đó khi nhận xét sai.
- Cho HS viết bản tổng kết các dạng bài tập trong chương, theo cách riêng của mình, nêu các phương pháp giải có thể được, đồng thời lựa chọn cách giải tối ưu cho mỗi bài toán. Những bản tổng kết hay sẽ được phổ biến rộng rãi để HS có điều kiện tham khảo và học hỏi.
- Cho HS viết bản thu hoạch dưới dạng ứng dụng kiến thức, ứng dụng bài tập của chương để gắn với thực tiễn cuộc sống. Những bản thu hoạch đó được đánh giá, nhận xét và cho điểm nhằm tăng sự hứng thú, say mê học tập cho HS.
- Có thể tổ chức câu lạc bộ hoá học cho HS ở các trường học, mỗi lần sinh hoạt tập trung vào một chủ đề nào đó. Thông qua câu lạc bộ HS có thể nêu những thắc mắc, cũng như suy nghĩ về cách ra bài tập, cách khai thác bài tập theo hướng mới và cách giải bài tập đó. Tuy hình thức này chỉ bó hẹp ở một số HS khá, giỏi, một số HS tích cực nhưng nó lại có tác dụng hữu ích trong công tác bồi dưỡng HS khá và giỏi, để họ có thể tham gia các kỳ thi HS giỏi cấp trường, cấp tỉnh.
Cần hình thành và duy trì thường xuyên những thói quen tốt cho HS như: Thói quen đọc kỹ đề trước khi giải nhằm xác định rõ yêu cầu của đề, thói quen trình bày rõ ràng và mạch lạc, thói quen ôn tập thường xuyên các kiến thức đã học thông qua tóm tắt bài và tóm tắt chương, thói quen ghi chép có khoa học (những điều cần lưu ý phải được ghi theo kiểu đặc biệt: Viết bằng bút khác màu hoặc gạch chân...), thói quen thực hiện lại các lời giải hay... Những thói quen tốt sẽ có tác dụng thiết thực giúp cho HS giảm bớt hoặc tránh được những vướng mắc, sai lầm khi giải bài tập.