- Mục đích: Tôi triển khai thực nghiệm hệ thống bài tập trên để có được
4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
- Kết quả bài kiểm tra cảm nhận của HS về hình tượng nhân vật Chí Phèo
Đối tượng Số lượng Tốt Trung bình Yếu SL % SL % SL % 11B3 45 17 38 20 44 8 18 11B4 45 11 24 19 43 15 33
- So sánh kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Căn cứ vào kết quả tổng hợp ở bảng trên, so sánh kết quả bài làm của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Tỉ lệ HS nắm bắt các chi tiết nghệ thuật tiêu biẻu, hiểu hình tượng nhân vật Chí Phèo của các lớp thực nghiệm (38%) cao hơn các lớp đối chứng (24%).
- So với lớp đối chứng, tỉ lệ HS hiểu chưa sâu sắc, mức độ trung bình ở lớp thực nghiệm có giảm nhưng không đáng kể (44% -43%).
- Đặc biệt số HS không hiểu hình tượng văn học của các lớp thực nghiệm đã giảm mạnh so với các lớp đối chứng (18% - 33%).
Trên đây là những kết luận được rút ra dựa trên kết quả bài làm của HS hai lớp thực nghiệm và hai lớp đối chứng. Nếu như căn cứ vào từng bài làm cụ thể của HS trong quá trình chấm bài, chúng tôi có một số nhận xét như sau:
HS ở lớp đối chứng, các em chủ yếu tái hiện lại đúng kiến thức đã học về hình tượng nhân vật Chí Phèo, chỉ có một số HS khá giỏi mới nêu những suy nghĩ, cảm nhận riêng của bản thân về các yếu tố có liên quan đến quá trình tái hiện hình tượng nhân vật, hoặc cảm nhận chung về hình tượng đó. Trong quá trình làm bài, nhiều HS vẫn làm theo kiểu nhớ gì, viết đó, thậm chí sa vào việc kể lại câu chuyện
về nhân vật chứ không phải cảm nhận về hình tượng nhân vật như đề yêu cầu.Bên cạnh đó, phần nhiều học sinh chưa có kỹ năng chọn lọc những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu quan trọng để khai thác, làm sáng rõ hình tượng.
HS ở lớp thực nghiệm, các em biết chọn lọc những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, quan trọng, có liên quan đến nhân vật cũng như quá trình phát triển tính cách nhân vật để bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của bản thân. Các em có thể hiểu và lí giải các vấn đề có lên quan đến hình tượng nhận vật một cách toàn diện, sâu sắc hơn.
Cùng cảm nhận chi tiết nghệ thuật về ngoại hình nhân vật “Chí Phèo”, phần lớn HS lớp đối chứng chỉ dừng lại ỏ mức độ tái hiện lại hình tượng nhân vật.
Ví du:
Khi đi ở tù về Chí Phèo đã bị biến đổi về ngoại hình “cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm”, trông mặt hắn không khác gì một con vật lạ. Chí Phèo từ một người lương thiện đã bị biến thành lưu manh quỷ dữ mất hết tính người.
Trong khi đó, nhiều HS trong lớp thực nghiệm, ngoài việc tái hiện lại hình tượng nhân vật, còn bày tỏ những cảm nhận, đánh giá của bản thân.
Ví dụ:
Sau khi ra tù, Chí Phèo đã thay đổi hẳn. “Trông hắn đặc như thằng săn đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy”. Chí Phèo trông rất ghê rợn và đáng sợ. Có thể nói, Chí Phèo đã mang theo bên mình tất cả những gì mà nhà tù thực dân đã chạm khắc vào cơ thể. Ta không thể tìm thấy hình ảnh một anh canh điền hiền lành, lương thiện, biết hy vọng, biết ước mơ mà thay vào đó là hình hài của một con quỷ dữ. Bằng ngòi bút miêu tả bậc thầy, Nam Cao đã lên án chê độ thực dân phong kiến, chính sự đàn áp, bắt bớ một cách phi lý, vô tội vạ đã đẩy người nông dân vào con đường tù tội, rồi bị tha hoá mất hết tính người.
Từ thực tế tham gia dự giờ tiết dạy tác phẩm “Chí Phèo” ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng cùng với kết quả bài làm của HS, chúng tôi nhận thấy, dù sử dụng câu hỏi, bài tập đọc hiểu trong sách giáo khoa, hay sử dụng kết hợp cả câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa và bài tập theo phương án mà luận văn đề xuất, GV bộ môn vẫn đảm bảo đúng yêu cầu cần đạt của bài học về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ. Tuy nhiên, kết quả bài làm của HS lại có sự chênh lệch. Sự chênh lệch ấy là do khi HS lớp thực nghiệm tham gia giải quyết các bài tập đọc hiểu, các em chủ động tìm tòi suy nghĩ, mạnh dạn thể hiện chính kiến của bản thân, sau đó được GV và các bạn cùng lớp nhận xét, bổ sung thiếu sót, giúp các em khắc sâu kiến thức hơn. Hơn nữa, những bài tập đọc hiểu giúp các em biết chú trọng đến những chi tiết nghệ thuật quan trọng, lướt qua những tiết không quan trọng. Chính điều này đã góp phần định hướng cho HS trong quá trình làm bài văn nghị luận.
Mặc dù, kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng chênh lệch không nhiều, nhưng nó giúp chúng tôi có cơ sở để bước đầu khẳng định hiệu quả của hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự cho HS THPT. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, mục đích thực nghiệm của chúng tôi không phải là chỉ qua một vài tiết dạy để khẳng định ưu thế của hệ thống bài tập bổ trợ mà đề tài xây dựng. Rõ ràng, để đánh giá kết quả một giờ dạy cũng như thẩm định hiệu quả thực tiễn của hệ thống bài tập bổ trợ không phải là chuyện đơn giản, thực hiện trong một sớm một chiều, cũng không phải chỉ dựa vào các con số định lượng trên bảng thống kê.
Kết quả thực nghiệm nhằm giúp chúng tôi bước đầu đánh giá, kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của hệ thống bài tập bổ trợ từ đó rút kinh nghiệm để hoàn thiện đề tài nhằm tạo ra một phương án mới cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy và rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự cho HS.