Cách thức đánh giá

Một phần của tài liệu skkn xây DỰNG hệ THỐNG bài tập rèn LUYỆN kỹ NĂNG đọc HIỂU văn bản tự sự CHO học SINH THPT (Trang 31)

- Mục đích: Tôi triển khai thực nghiệm hệ thống bài tập trên để có được

3. Cách thức đánh giá

Kiểm tra 90 phút như hình thức kiểm tra định kỳ của học sinh nhằm đánh giá khả năng hiểu hình tượng nhân vật thông qua các chi tiết nghệ thuật đã học trong văn bản.

- Đề kiểm tra: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Chí Phèo

- Yêu cầu cần đạt.

CỤC Ý NỘI DUNG ĐIỂM

Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nhân vật

1.5

1 Sự xuất hiện độc đáo của Chí Phèo 1.0

- Hắn say rượu, vừa đi vừa chửi 0.25

- Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo 0.75

2 Quá trình tha hoá của Chí Phèo 2.0

- Từ người nông dân hiền lành, lương thiện trở thành thằng lưu manh

+ Chí Phèo trước khi đi tù

 Thân phận mồ côi, không cha không mẹ, sống và làm thuê cho nhiều người, 20 tuổi làm canh điền cho Bá Kiến.

 Giàu lòng tự trọng: cảm thấy nhục khi bà ba Bá Kiến sai làm “những việc không chính đáng”.

 Hiền lành, từng “ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải.”

+ Chí Phèo sau khi đi tù về

 Nhân hình: hình dáng của một thằng lưu manh.  Nhân tính: hung hăng, liều lĩnh, hành động và lời nói của Chí Phèo là của một tên đầu bò chính cống: uống rượu, chửi, rạch mặt, ăn vạ.

1.0

- Từ thằng lưu manh trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại

 Bị Bá Kiến lừa gạt, lợi dụng, biến thành tay sai  Triền miên trong những con say, phá tan bao cơ nghiệp, đạp nát bao cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt bao nhiêu người lương thiện.

3 Quá trình hồi sinh của Chí Phèo 2.0

- Từ tỉnh rượu tới tỉnh ngộ

 Gặp Thị Nở, lần đầu tiên tỉnh rượu, nhận thấy những âm thanh cuộc sống xung quanh, ý thức được sự tồn tại của mình.

Nhớ lại quá khứ xa xôi với những ước mơ bình dị như bao người dân quê khác

Nghĩ đến hiện tại ốm đau, nghĩ về tương lai cô độc với tuổi già, hắn thấy lo sợ.

1.0

- Từ ngạc nhiên, xúc động đến khao khát hoàn lương và mong ước hạnh phúc

 Ăn cháo hành của Thị Nở, lần đầu tiên được chăm sóc bởi một bàn tay đàn bà.

 Ngạc nhiên, xúc động, vừa vui vừa buồn, ăn năn, hối hận, muốn trở lại làm người – một người nông dân hiền lành, lương thiện.

 Khát khao hạnh phúc và một mái ấm gia đình bên Thị Nở

1.0

4 Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo 2.0

- Thất vọng và đau đớn

 Khi bị Thị Nở từ chối, hắn ngẩn người ra, sửng sốt, không nói nên lời, khi Thị Nở về hắn gọi thị lại,

níu lại  khao khát yêu thương, tha thiết muốn làm người lương thiện

 Uống rượu, càng uống càng tỉnh, thấm thía bi kịch  đau khổ

- Phẫn uất và tuyệt vọng

 Xách dao đến giết Bá Kiến và tự sát  tuyệt vọng, khủng hoảng, bế tắc

1.0

Kết luận

- Hình tượng nhân vật Chí Phèo

+ Là hình tượng điển hình cho người nông dân bị lưu manh hoá

+ Thể hiện giá trị hiện thực của tác phẩm và tình cảm nhân đạo của nhà văn.

+ Thể hiện tài năng nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí của nhà văn.

1.5

Tuy nhiên, đáp án trên đây khá chi tiết, do đó, cũng cần cân nhắc, linh hoạt không nên quá nguyên tắc, cứ dựa trên đáp án, đếm đầy đủ các ý để đánh giá bài làm của HS.

Một phần của tài liệu skkn xây DỰNG hệ THỐNG bài tập rèn LUYỆN kỹ NĂNG đọc HIỂU văn bản tự sự CHO học SINH THPT (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w