Thực hiện tốt công tác Marketing ngân hàng

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân NHNo&PTNTVN – chi nhánh Hải Châu (Trang 55)

b. Nguyên nhân chủ quan (từ phía ngân hàng)

3.2.1.Thực hiện tốt công tác Marketing ngân hàng

Một trong những công tác hoạt động yếu nhất tại các ngân hàng hiện nay là công tác Marketing. Trong xu thế hiện nay khi hoạt động của các TCTD cùng các ngân hàng nước ngoài hay liên doanh nước ngoài ngày càng nhiều, các ngân hàng luôn phải chịu sức ép cạnh tranh từ nhiều phía. Đồng thời do lượng khách hàng của ngân hàng rất đa dạng vì vậy để thu hút khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác thì Chi nhánh cần thực hiện tốt các chính sách marketing cơ bản như sau:

• Xây dựng chiến lược chất lượng dịch vụ ngân hàng. • Xây dựng chiến lược khách hàng.

• Mở rộng mạng lưới hoạt động. • Công tác tuyên truyền quảng cáo.

3.2.2. Chính sách cho vay khách hàng cá nhân cần được chú trọng hơn

Để có thể mở rộng cho vay KHCN thì dĩ nhiên việc đầu tiên chi nhánh cần làm là thay đổi cách nghĩ, cách làm trong hoạt động cho vay KHCN. Ngân hàng cần có những phương án khả thi nhằm thay đổi cơ cấu tín dụng hợp lý, có lợi cho tăng trưởng tín dụng, nhất là khi mà các doanh nghiệp nhà nước đang được cơ cấu lại để chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần. Khi doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sang hình thức sở hữu mới – hình thức công ty cổ phần, họ sẽ có nhiều kênh huy động vốn hơn, nhất là huy động từ trong dân thông qua kênh gọi vốn từ thị trường chứng khoán, các ngân hàng thương mại quốc doanh sẽ giảm được gánh nặng cho vay các doanh nghiệp nhà nước, tổng công ty lớn làm ăn yếu kém. Khi đó, họ sẽ có nhiều vốn hơn để mở rộng cho vay sang các đối tượng khác như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, KHCN. Vì vậy, cần có sự thay đổi về cách nghĩ, cách làm trong hoạt động cho vay: tập trung hơn vào cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện đang làm ăn hiệu quả, cho vay KHCN hiện đang có nhu cầu tiêu dùng lớn (vì thu nhập của người dân ngày càng tăng cùng với sự phát triển rất nhanh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay). Ngoài ra, địa bàn của chi nhánh nằm ở trung tâm thành phố – là một nơi kinh doanh, buôn bán khá nhộn nhịp, nhu cầu vay vốn của người dân phục vụ kinh doanh, buôn bán rất lớn, chi nhánh có thể tận dụng lợi thế này từ địa bàn để tăng doanh số cho vay

đối với KHCN. Vì vậy, việc chú trọng hơn đến cho vay KHCN là một giải pháp cơ bản cần thực hiện nhằm mở rộng cho vay đối với KHCN.

3.2.3. Đa dạng hoá và nâng cao tính cạnh tranh của các hình thức cho vay

khách hàng cá nhân

Chi nhánh cần mở rộng các hình thức cho vay KHCN cả về mục đích cho vay, về phương thức trả nợ, phương thức cho vay và nên đa dạng hoá các lãi suất cho vay.

Hiện nay, chi nhánh chưa phát triển một số nhu cầu vay vốn như nhu cầu vay xuất khẩu lao động, mặc dù theo qui chế chi nhánh được triển khai hình thức cho vay này. Trên địa bàn có nhiều nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu xuất khẩu lao động nhưng do chi nhánh chưa triển khai nên các nhu cầu này đều không được đáp ứng. Điều này đã làm giảm tính đa dạng hoá các sản phẩm cho vay KHCN, đồng thời cũng làm giảm tính cạnh tranh của hình thức cho vay này.

Toàn bộ các hình thức cho vay KHCN của chi nhánh là cho vay trực tiếp tức là khách hàng có nhu cầu vay vốn thì trực tiếp đến ngân hàng, trình bày yêu cầu vay vốn và hoàn thiện hồ sơ vay vốn. Với hình thức vay này, chi nhánh chưa khai thác hết được tiềm năng của thị trường cho vay KHCN mà chủ yếu là cho vay tiêu dùng. Vì vậy, để có thể mở rộng hoạt động cho vay KHCN, chi nhánh cần kết hợp thêm với hình thức cho vay gián tiếp. Nếu triển khai tốt hình thức cho vay này thì chi nhánh sẽ dễ dàng tăng thêm doanh số cho vay.

Ngoài ra, chi nhánh nên thực hiện đa dạng hoá các phương thức trả nợ cho phù hợp với kì thu nhập của khách hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc chi trả vốn và lãi vay. Hiện nay, chi nhánh chủ yếu áp dụng hình thức thu nợ theo niên kim cố định, nhưng hình thức này không thể phù hợp với tất cả đại bộ phận khách hàng, do vậy chi nhánh cần điều chỉnh kì thu nợ cho phù hợp để giúp khách hàng cảm thấy thuận tiện khi vay vốn của chi nhánh. Thêm vào đó, chi nhánh nên áp dụng một tỷ lệ lãi suất linh động chứ không nên áp dụng một tỷ lệ lãi suất cứng nhắc với tất cả khách hàng. Tuỳ vào uy tín của khách hàng, khả năng tài chính, giá trị tài sản đảm bảo mà chi nhánh có thể xem xét để giảm lãi suất cho khách hàng. Nếu thực hiện tốt những công việc như trên thì chi nhánh sẽ có điều kiện thuận lợi để mở rộng cho vay KHCN và hoàn thành kế hoạch cho vay đã đề ra.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân NHNo&PTNTVN – chi nhánh Hải Châu (Trang 55)