Các giả thuyết:

Một phần của tài liệu ĐỀ tài một DOANH NGHIỆP nên VAY BAO NHIÊU (Trang 26 - 27)

Mô hình nghiên cứu này dựa trên 2 lý thuyết kinh tế quan trong là lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết đánh đổi trong lựa chọn tài chính.

1- Thuế suất biên càng cao thì sự thay đổi của tỷ lệ nợ càng lớn. Nghĩa là thuế suất biên và ΔDEBT có mối tương quan thuận. Đây là quan điểm của lý thuyết đánh đổi.

2- Chỉ số phá sản SAFPROB có mối quan hệ ngịch biến với ΔDEBT, theo lý thuyết đánh đổi cho rằng, một công ty có sác xuất phá sản cao thì chi phí phá sản sẽ càng lớn, và như vậy những công ty này có xu hướng giảm tỷ lệ nợ xuống, tức ΔDEBT giảm.

3- Tấm lá chắn không thuế ( Như là khấu hao) có mối quan hệ cùng chiều với ΔDEBT, vì khấu hao cũng có tác dụng như một tấm chắn thuế, vì khấu hao được trừ vào thu nhập chịu thuế. Vì thế nếu khấu khao càng cao thị sự thay đổi trong tỷ lệ nợ càng lớn.

Ngoài ra chúng ta còn nghiên cứu sự tác động của biến Khấu hao và Tỷ số sác xuất phá sản đến ΔDEBT, mối tương quan của 2 biến này là ngược chiều.

Chỉ số NDTS được tính = ( Khấu hao theo giá trị sổ sách)/ ( Giá trị sổ sách của nợ + giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu)

4- Dòng tiền tự do:

Theo lý thuyết trật tự phân hạng cho răng công ty có dòng tiền tự do càng lớn thì nên có tỷ lệ nợ cao, điều này sẽ giúp tránh được các tác động tiêu cực do những người quản lý có thể sẽ lạm dụng tiền mặt lớn vào các mục đích riêng của họ. Do đó, hệ số của ΔFCF và ΔDEBT có mối quan hệ cùng chiều. Nhưng theo lý thuyết đánh đổi thì 2 biến này có mối quan hệ ngược chiều.

Dòng tiền = Dòng tiền hoạt động – dòng tiền đầu tư

5- Cơ hội đầu tư: Giá trị sổ sách của vốn:

Lý thuyết trật tự phân hạng thì những công ty có cơ hội đầu tư vào những dự án có tỷ suất sinh lợi cao nên sử dụng vốn chủ sở hữu, kế tiếp mới đến vay nợ bên ngoài. Do đó hệ số của 2 biến này là ngược chiều, tức là công ty có PBR cao thì ΔDEBT thấp.

Lý thuyết đánh đổi tài chính cho rằng nếu công ty có PBR cao nhưng có sác xuất phá sản là thấp thì có tỷ lệ nợ cao.

6- Quy mô công ty:

Quy mô công ty có mối tương quan thuận với tỷ lệ nợ, tức là nếu quy mô công ty càng lớn thì tỷ lệ nợ sẽ càng cao.

7- Chi phí quảng cáo và nghiên cứu phát triển:

Hệ số của 2 chi phí này có mối tương quan nghịch biến với ΔDEBT, điều này được giải thích rằng do tài sản vô hình khó ghi nhận giá trị nên ngân hàng có xu hướng ít cho vay,

ngoài ra chi phí quảng cáo và nghiên cứu là khoản chi được khấu trừ trước thuế nên nó cũng có tác dụng như là tấm chắn thuế

8- Tỷ lệ tài sản cố định:

Lý thuyết đánh đổi tài chính dự đoán rằng công ty có tỷ lệ tài sản cố định cao có xu hướng sử dụng nợ ít hơn, tuy nhiên tài sản cố định có chi phí đại điện thấp, nghĩa là nó có thể dễ dàng làm tài sản thế chấp nên

Hệ số tương quan của ΔFAR và của ΔDEBT có mối quan hệ cùng chiều.

9- Nhóm ngành công nghiệp:

Các công ty hoạt động trong lĩnh vực khác nhau có chính sách nợ khác nhau, Bài nghiên cứu xem xét tác động của 7 nhóm công ty đến tỷ lệ nợ đó là: ngành xây dựng, vận tải, thông tin và truyền thông, bán sỉ, bán lẻ, bất động sản và dịch vụ

10- Tỷ lệ cổ đông lớn và cổ đông nước ngoài:

Mối tương quan của tỷ lệ của đông nước ngoài và tỷ lệ cổ đông lớn và ΔDEBT là mố quan hệ nược chiều. Quan điểm này được giải thích rằng nếu công ty có tỷ lệ cố đông nước ngoài lớn thì trình độ quản lý cao hơn

11-Nhóm công ty:

Công ty thuộc nhóm công ty có tỷ lệ nợ cao hơn, bởi vì các công ty thuộc nhóm có sác xuất phá sản thấp hơn sẻ dụng nợ nhiều hơn. Hệ số tương quan của 2 biến này là cùng chiều.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài một DOANH NGHIỆP nên VAY BAO NHIÊU (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w