trái của dƣa leo
Chiều dài trái. Nghiệm thức bón 100%N có chiều dài trái 17, 46 cm có sự khác biệt không ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 4 (75%N + phun VK) có chiều dài (17,41 cm) nhƣng có sự khác biệt với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 5%. Nghiệm thức 75%N + phun VK khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức bón 0%N (13,88 cm), bón 0%N + phun VK (14,23 cm), bón 25%N + phun VK (14,58 cm) và nghiệm thức bón 50%N + phun VK (16,20 cm). Chiều dài trái tăng tỉ lệ với %N, điều này cho thấy phân đạm ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình phát triển trái. Vi khuẩn
Pseudomonas stutzeri có khả năng cố định đạm giúp gia tăng chiều dài trái. Nhƣ vậy,
nếu dùng vi khuẩn Pseudomonas stutzeri kết hợp với 75% lƣợng phân N ta có thể thay
thế 25% lƣợng phân N theo công thức khuyến cáo mà không ảnh hƣởng đến năng suất dƣa leo (Bảng 4, Hình 12).
Đƣờng kính trái. Ở nghiệm thức 100%N đƣờng kính trái khác biệt không ý nghĩa so với nghiệm thức 75%N + phun VK (13,795 cm) nhƣng khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức 0%N (11,38 cm), 0%N + phun VK (11,41 cm), 25%N + phun VK (12,46 cm), 50%N + phun VK (12,85 cm). Trong đó, nghiệm thức 1 (0%N + phun VK) khác biệt không ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (0%N). Điều này cho thấy rằng nếu phun VK nhƣng không bón phân N thì cây không phát triển bình thƣờng nên không cung cấp nguồn carbohydrate cho vi khuẩn có thể tiến hành hoạt động cố định đạm (Bảng 4).
Bảng 4. Ảnh hƣởng của vi khuẩn Pseudomonas stutzeri đến chiều dài trái và đƣờng kính trái
Nghiệm thức Chiều dài trái Đƣờng kính trái
(cm) (cm) 0%N 13,88e 11,38c 0%N + phun VK 14,23d 11,41c 25%N + phun VK 14,58c 12,46b 50%N + phun VK 16,20b 12,85b 75%N + phun VK 17,41a 13,80a 100%N 17,46a 14,07a CV(%) 1,29 3,49
Ghi chú: các giá trị là trung bình của 4 lần lặp lại, các giá trị theo sau có các chữ khác nhau trong cùng một cột thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
Ghi chú:
(a)dưa leo ở nghiệm thức 100%N
(b) dưa leo ở nghiệm thức 4 (75%N + phun VK) (c) dưa leo ở tất cả các nghiệm thức
a b
c
Số trái mỗi cây. Tối đa (8,25) trái trên cây đã đƣợc ghi nhận trong nghiệm thức 100%N khác biệt không ý nghĩa so với nghiệm thức 75%N + phun VK (8,15 trái) và nghiệm thức 50%N + phun VK (7,80 trái); nhƣng khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức 0%N (5,90 trái), 0%N + phun VK (6,35 trái) và nghiệm thức 25%N + phun VK (7,00 trái). Điều đó cho thấy N thúc đẩy tăng trƣởng mạnh mẽ của cây dƣa leo, mà cuối cùng là làm tăng số trái mỗi cây (Hình 13).
Ghi chú: các giá trị là trung bình của 4 lần lặp lại, các giá trị theo sau có các chữ khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05)
Trọng lƣợng trái. Gia tăng đáng kể đƣợc ghi nhận ở nghiệm thức 100%N (201,40 g) khác biệt không ý nghĩa so với nghiệm thức 75%N + phun VK (199,85 g); khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức 0%N (103,05 g), 0%N + phun VK (104, 30 g), 25%N + phun VK (127,70 g), 50%N + phun VK (161,95 g). Kết quả cho thấy trọng lƣợng trái tăng tỉ lệ thuận với sự gia tăng tỉ lệ phân N. Nghiệm thức 0%N (103,05 g) khác biệt không ý nghĩa với nghiệm thức 0%N + phun VK (104,30 g), điều đó cho thấy khi không bổ sung phân đạm thì vi khuẩn không thể cố định đạm cho cây (Hình 14).
Ghi chú: các giá trị là trung bình của 4 lần lặp lại, các giá trị theo sau có các chữ khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)