Các chỉ tiêu ngày nở hoa, ngày thu hoạch và năng suất trái

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của vi khuẩn pseudomonas stutzeri cố định đạm đến năng suất dưa leo trồng ngoài đồng (Trang 44)

Ngày nở hoa. Lƣợng phân N có tác động đáng kể đến ngày nở hoa. Ngày nở hoa dài nhất đƣợc ghi nhận ở nghiệm thức đối chứng (32 ngày), tiếp theo là nghiệm thức 0%N + phun VK (31,25 ngày), nghiệm thức 25%N + phun VK (29,75 ngày). Kết quả trung gian cho ngày nở hoa đƣợc ghi nhận ở nghiêm thức 50%N + phun VK (28,75 ngày), ngày nở hoa ngắn nhất đƣợc ghi nhận ở nghiệm thức 100%N (26,25 ngày) khác biệt không ý nghĩa với nghiệm thức 75%N + phun VK (26,75 ngày). Việc thiếu phân N kìm hãm sự tăng trƣởng của cây, kết quả làm kéo dài ngày nở hoa (Bảng 5)

Ngày thu hoạch. Tối đa đƣợc ghi nhận ở nghiệm thức đối chứng (47,25 ngày) khác biệt không ý nghĩa với nghiệm thức 0%N + phun VK (46,25 ngày) nhƣng khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức 25%N + phun VK (43,75 ngày), nghiệm thức 50%N + phun VK (41,25 ngày). Nghiệm thức 100%N (38,75 ngày) có ngày thu hoạch ngắn nhất nhƣng khác biệt không có ý nghĩa với nghiệm thức 75%N + phun VK (39 ngày). Điều đó cho thấy việc thiếu phân N kìm hãm sự tăng trƣởng cây, kết quả kéo dài thời gian đƣa đến đậu quả dẫn đến kéo dài thời gian thu hoạch (Bảng 5)

Bảng 5. Ảnh hƣởng của vi khuẩn Pseudomonas stutzeri đến ngày nở hoa và ngày thu hoạch dƣa leo

Nghiệm thức Ngày nở hoa Ngày thu hoạch

0%N 32a 47,25a 0%N + phun VK 31,25ab 46,25a 25%N + phun VK 29,75bc 43,75b 50%N + phun VK 28,75c 41,25c 75%N + phun VK 26,75d 39d 100%N 26,25d 38,75d CV(%) 4,11 2,57

Ghi chú: các giá trị là trung bình của 4 lần lặp lại, các giá trị theo sau có các chữ khác nhau trong cùng một cột thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Năng suất trái (tấn/ha). Nghiệm thức 4 (75%N + phun VK) có năng suất là (29,90 tấn/ha) và nghiệm thức 100 (100%N) là (30,54 tấn/ha) không có sự khác biệt về

mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Điều đó cho thấy VK Pseudomonas stutzeri cố định

đƣợc khoảng 25% N. Nhƣng nghiệm thức 4 có sự khác biệt với mức ý nghĩa 5% với nghiệm thức đối chứng (0%N), nghiệm thức 1 (0%N + phun VK), nghiệm thức 2 (25%N + phun VK) và nghiệm thức 3 (50%N + phun VK). Điều đó cho thấy rằng phân N có vai trò quan trọng trong việc giúp tăng năng suất trái (Hình 15)

Ghi chú: các giá trị là trung bình của 4 lần lặp lại, các giá trị theo sau có các chữ khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của vi khuẩn pseudomonas stutzeri cố định đạm đến năng suất dưa leo trồng ngoài đồng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)