Sự sinh trƣởng và phát triển của lúa

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân urea hạt đục cà mau có bổ sung trung, vi lượng (mg, zn, b) lên sinh trưởng và năng suất lúa trên đất phù sa trong điều kiện thí nghiệm nhà lưới (Trang 33)

3.3.1 Chiều cao cây

Bảng 3.3. Chiều cao l a qua các giai đoạn sinh trƣởng (cm)

Nghiệm thức Nhảy chồi Tƣợng khối Thu

Hoạch 20NSS 30NSS 40NSS 50NSS Vụ thứ nhất 0N 44,8 62,5b 65,8b 67,2b 70,6b Urea hạt đục 46,1 69,6a 81,5a 83,3a 76,6a Urea-TE 46,0 68,3a 82,0a 83.0a 77,0a F(A) ns ** ** ** * Vụ thứ hai 0N 52,0 64,1 72,6 74,2 85,2 Urea hạt đục 50,3 64,0 74,1 76,1 86,6 Urea-TE 49,7 63,2 76,6 77,0 88,9 F(A) ns ns ns ns ns

Ghi chú: trong cùng một cột các số có ký tự theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% (ns); (*): khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%; (**): khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% bởi kiểm định Tukey-MiniTab 16, NSS: ngày sau sạ.

Qua kết quả Bảng 3.3 cho thấy, chiều cao cây lúa hầu nhƣ không có sự khác biệt giữa nghiệm thức bón phân urea có bổ sung trung, vi lƣợng và phân urea thông thƣờng, nhƣng lại khác biệt khi so sánh với nghiệm thức không bón phân (vụ thứ nhất), điều này cho thấy quá trình thâm canh dẫn đến sự thiếu đạm của đất, c ng nhƣ vai trò của đạm đối với sự gia tăng chiều cao lúa. Trong vụ thứ hai vẫn không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức về gia tăng chiều cao cây.

Kết quả của Yoshida (1981) thì, trong điều kiện tối hảo chiều cao cây lúa phụ thuộc vào giống, nhƣng trong điều kiện canh tác bình thƣờng, chiều cao cây lúa hầu nhƣ bị chi phối bởi điều kiện dinh dƣỡng và chế độ cung cấp nƣớc. Bên cạnh, giá trị pH nƣớc mặt sau bón phân là khá cao, ngoài ra, do là nhóm đất phù sa hàm lƣợng vi lƣợng trong đất khá cao (Bảng 3.1), vì thế chiều cao lúa chỉ ảnh hƣởng bởi phân đạm, chƣa thấy đƣợc hiệu quả rõ rệt của việc bổ sung vi lƣợng trong gia tăng chiều cao cây.

21

Theo nghiên cứu của Yoshda (1981), chiều cao cây lúa là một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và năng suất lúa, khi không có sự khác biệt về chiều cao lúa giữa nghiệm thức bón urea có bổ sung trung, vi lƣợng và bón urea thông thƣờng, đây có thể là nguyên nhân làm kết quả năng suất lúa không khác biệt.

3.3.2 Số chồi lúa

Bảng 3.4. Số chồi l a qua các giai đoạn sinh trƣởng (chồi/m2)

Nghiệm thức Nảy chồi Tƣợng khối

Thu Hoạch 20NSS 30NSS 40NSS 50NSS Vụ thứ nhất 0N 213,0 300,4b 229,4b 168,0b 136,5b Urea hạt đục 264,9 543,4a 539,3a 464,2a 469,6a Urea-TE 253,9 518,8a 540,6a 477,9a 468,3a F(A) ns ** ** ** ** Vụ thứ hai 0N 390,2 829,3 780,5 524,4 487,8 Urea hạt đục 420,7 884,1 884,1 615,9 524,4 Urea-TE 353,7 920,7 981,7 640,2 591,5 F(A) ns ns ns ns ns

Ghi chú: trong cùng một cột các số có ký tự theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% (ns); (**): khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% bởi kiểm định Tukey-MiniTab 16, NSS: ngày sau sạ.

Kết quả Bảng 3.4 cho thấy, trong vụ thứ nhất không có sự khác biệt về số chồi giữa nghiệm thức bón urea có bổ sung trung, vi lƣợng và phân urea thông thƣờng. Nhƣng giữa nghiệm thức có bón phân và không bón phân số chồi lúa có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, một lần nữa cho thấy sự thiếu đạm trong đất, c ng nhƣ vai trò quan trọng của đạm trong gia tăng chiều cao, số chồi lúa. Trong vụ thứ hai số chồi l a có khuynh hƣớng cao hơn vụ thứ nhất, vẫn không có sự khác biệt về số chồi giữa các nghiệm thức

Kết quả của Đinh Thế Lộc và ctv (2006), khi cung cấp đầy đủ dƣỡng chất cần thiết, sẽ gi p l a đ nhánh khỏe và tập trung, đặc biệt là phân đạm, tƣơng tự Nguyễn Nhƣ Hà (2006) cho rằng trong giai đoạn sinh trƣởng cây lúa cần nhiều dinh dƣỡng để cung cấp năng lƣợng cho quá trình đ nhánh, do đó khi thiếu dinh dƣỡng sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình đ nhánh của lúa.

Hơn nữa, giá trị pH nƣớc sau bón phân là khá cao, khi pH tăng các trung, vi lƣợng sẽ ở dạng hydroxid hoặc oxid khó tan (Ngô Ngọc Hƣng và ctv, 2004), đồng thời do là đất phù sa hàm lƣợng trung, vi lƣợng trong đất khá cao (Bảng 3.1), do đó

22

chƣa thấy đƣợc hiệu quả của việc bổ trung, vi lƣợng trong gia tăng số chồi lúa, số chồi lúa chỉ chịu ảnh hƣởng bởi phân đạm.

Theo nghiên cứu của Yoshida (1981) số chồi có ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất sau này, vì số chồi ở các giai đoạn sinh trƣởng ban đầu sẽ ảnh hƣởng tới số bông ở giai đoạn thu hoạch. Do đó, năng suất l a giai đoạn thu hoạch có thể sẽ không khác biệt, khi không có sự khác biệt về số chồi giữa các nghiệm thức bón urea bổ sung trung, vi lƣợng và bón urea thông thƣờng.

3.4. Hiệu quả hấp thu trung, vi lƣợng

Bảng 3.5. Hấp thu trung, vi lƣợng trong vụ lúa thứ nhất

Dinh dƣỡng hấp thu Nghiệm thức phân

0N Urea hạt đục Urea-TE Hấp thu Magie (Mg) - Trong rơm (%Mg2+) 0,2 0,6 0,6 - Trong hạt (%Mg2+) 0,3 0,3 0,3 - Tổng hấp thu (gramMg/chậu) 0,1 0,8 0,7 Hấp thu kẽm (Zn) - Trong rơm (%Zn2+) 0,009 0,013 0,014 - Trong hạt (%Zn2+) 0,005 0,006 0,006 - Tổng hấp thu (gramZn/chậu) 0,003 0,018 0,017 Hấp thu Boron (B) - Trong rơm (mgB/kg) 5,2 7,2 9,5 - Trong hạt (mgB/kg) 2,0 1,9 2,1 - Tổng hấp thu (gramB/chậu) 1,7 8,7 10,4

Ghi chú: mỗi trị số là số liệu phân tích từ 4 mẫu trộn lại thành 1 mẫu.

Kết quả Bảng 3.5 cho thấy, việc bổ sung trung, vi lƣợng vào phân urea không góp phần gia tăng sự hấp thu Zn và Mg trong cây lúa lúc thu hoạch. Điều này có thể do thời điểm lấy mẫu phân tích để đánh giá hấp thu Mg và Zn không thích hợp. Thông thƣờng, việc lấy mẫu để phân tích hấp thu Mg và Zn đƣợc thực hiện ở giai đoạn nảy chồi tích cực sẽ phù hợp hơn. Bên cạnh, việc hấp thu Mg và Zn có thể kết th c trƣớc khi l a tƣợng khối và hiện tƣợng pha loãng khi lúa trỗ có thể là nguyên nhân làm hàm lƣợng hấp thu Mg và Zn lúc thu hoạch giảm thấp. Tuy nhiên, hàm lƣợng B hấp thu rất có ý nghĩa khi đất đƣợc bón urea-TE so với bón urea thông

23

thƣờng. Hơn nữa, nhƣ đã thảo luận, do là nhóm đất phù sa hàm lƣợng Mg và Zn trao đổi khá cao c ng có thể là nguyên nhân làm cho phân urea-TE không phát huy tác dụng rõ rệt trên hấp thu trung, vi lƣợng khi bón cho lúa trồng trên đất này.

Nhƣ vậy, để có thể đánh giá khác quan và chính xác hiệu quả của việc bổ sung trung, vi lƣợng vào phân urea trên sự hấp thu trung, vi lƣợng của lúa, nên thực hiện trên các loại đất có nguy cơ và tiềm năng thiếu hụt trung, vi lƣợng nhƣ nhóm đất xám bạc màu, đất giồng cát.

3.5 Hiệu quả nông học

Bảng 3.6. Hiệu quả nông học (AE) trên lúa thí nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiệm thức Hiệu quả nông học (AE)

(kg hạt/kg N bón)

N hấp thu từ phân bón (ANR) (%) Vụ thứ nhất 0N - - Urea hạt đục 74,0 54,6 Urea-TE 66,6 52,1 F ns - Vụ thứ hai 0N - - Urea hạt đục 21,9 - Urea-TE 27,5 - F ns -

Ghi chú: mỗi trị số là số liệu là trung bình của 4 lặp lại. N hấp thu từ phân bón mỗi trị số là số liệu phân tích từ 4 mẫu trộn lại thành 1 mẫu.

Kết quả Bảng 3.6 cho thấy, nhìn chung thì không có sự khác biệt về hiệu quả nông học giữa các nghiệm thức trong cả hai vụ. Việc bổ sung trung, vi lƣợng vào urea không làm gia tăng hiệu quả nông học trong vụ thứ nhất, thấp hơn so với bón phân urea thông thƣờng. Tuy hiệu quả nông học có giảm trong vụ thứ hai, nhƣng việc bổ sung trung, vi lƣợng đã góp phần gia tăng hiệu quả nông học so với việc bón phân urea thông thƣờng.

Về N hấp thu từ phân bón nghiệm thức bón phân urea thông thƣờng xu hƣớng cao hơn (54,6 %) so với nghiệm thức bón urea có bổ sung trung, vi lƣợng (52,1), tuy nhiên khoảng chênh lệch không lớn. Qua đó, việc bổ sung vi trung, lƣợng không làm gia tăng N hấp thu từ phân bón, sự sinh trƣởng và phát triển của lúa chỉ chịu ảnh hƣởng của phân đạm.

24

Hiệu quả nông học rất cao trong vụ thứ nhất có thể do đất thí nghiệm đƣợc lấy trong vùng đê bao khép kín, lƣợng phù sa bồi lắng hằng năm rất ít, bên cạnh quá trình thâm canh trong nhiều vụ đã làm nguồn dinh dƣỡng trong đất dần cạn kiệt. Do là nhóm đất phù sa hàm lƣợng trung, vi lƣợng đất trƣớc khi thí nghiệm là khá cao (Bảng 3.1), bên cạnh khi pH nƣớc sau bón phân tăng (Hình 3.1) sẽ làm cho quá trình bốc thoát urea diễn ra nhanh hơn, đồng thời c ng làm giảm đáng kể hàm lƣợng các nguyên tố trung, vi lƣợng ở dạng hữu dụng (Ngô Ngọc Hƣng và ctv, 2004). Vì vậy, phân urea có bổ sung trung, vi lƣợng vẫn chƣa phát huy tác dụng rõ rệt trên hiệu quả nông học trong vụ thứ nhất.

3.5 Thành phần năngsuất và năng suất lúa 3.5.1 Thành phần năng suất 3.5.1 Thành phần năng suất

Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của các dạng phân đạm đến thành phần năng suất lúa

Ghi chú: trong cùng một cột các số có ký tự theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% (ns); (*): khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%; (**):khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% bởi kiểm định Tukey -MiniTab 16; mỗi trị số là số liệu trung bình của 4 lần lặp lại.

Kết quả Bảng 3.7 cho thấy, trong vụ thứ nhất nhìn chung không có sự khác biệt về các thành phần năng suất giữa bón urea có bổ sung trung, vi lƣợng và bón phân urea thông thƣờng. Tƣơng tự, trong vụ thứ hai vẫn không có sự khác biệt về các thành phần năng suất giữa nghiệm thức, bên cạnh có khuynh hƣớng cao hơn vụ thứ nhất.

Trong vụ thứ nhất số bông/m2 và hạt/bông không có sự khác biệt giữa nghiệm thức có bổ sung trung, vi lƣợng và bón phân urea thông thƣờng, nhƣng có sự khác biệt ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức không bón phân. Theo nghiên cứu của Võ

Nghiệm thức Số bông trên m2 TL, 1000 hạt (gram) Số hạt trên bông % hạt chắc Vụ thứ nhất 0N 136,5b 28,7 46,3b 73,0 Urea hạt đục 469,7a 27,6 64,6a 60,8 Urea-TE 468,3a 26.5 57,0ab 65,0 F(A) ** ns * ns Vụ thứ hai 0N 487,8 27,7 60,3 76,1 Urea hạt đục 585,4 28,7 64,5 76,3 Urea-TE 591,5 28,3 64,2 83,2 F(A) ns ns ns ns

25

Tòng Xuân (1984), số bông trên một cây phụ thuộc vào quá trình đ nhánh của cây, mật độ cấy trên một đơn vị diện tích và lƣợng dinh dƣỡng cao hoặc thấp, điều này rất phù hợp với kết quả số chồi lúa ở các giai đoạn sinh trƣởng là không khác biệt (Bảng 3.4). Vì vậy, số bông chỉ chịu ảnh hƣởng bởi việc bón phân đạm, việc bổ sung trung, vi lƣợng không tác dụng rõ rệt.

Số bông/m2 là nhân tố tỷ lệ thuận với năng suất l a, đóng góp khoảng 74% đến biến động năng suất lúa và là một thành phần năng suất quan trọng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Kết quả bông/m2 không có sự khác biệt ở nghiệm thức bón phân urea có bổ sung trung, vi lƣợng và bón urea thông thƣờng, đó c ng có thể là nguyên nhân làm không có sự khác biệt về năng suất khi thu hoạch.

Do là nhóm đất phù sa hàm lƣợng các nguyên tố vi lƣợng đất trƣớc khi thí nghiệm là khá cao (Bảng 3.1), bên cạnh giá trị pH nƣớc sau bón phân là tƣơng đối cao điều này c ng là nguyên nhân làm hạn chế độ hữu dụng của các vi lƣợng (Ngô Ngọc Hƣng và ctv, 2004). Đó có thể là nguyên nhân chƣa thấy hiệu quả rõ rệt giữa nghiệm thức bón phân urea có bổ sung trung, vi lƣợng so với phân urea thông thƣờng, mà chỉ phụ thuộc vào việc bón phân đạm.

3.5.2 Sinh khối và năng suất lúa Sinh khối: Sinh khối:

Hình 3.2: Ảnh hƣởng của các dạng phân đạm lên sinh khối lúa. Ghi chú: trong cùng một cột các số có ký tự theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% (ns); (**) khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% bởi kiểm định Tukey -MiniTab 16; mỗi trị số là số liệu trung bình của 4 lần lặp lại.

Qua kết quả Hình 3.2 cho thấy, trong vụ thứ nhất không có sự khác biệt về sinh khối lúa giữa nghiệm thức bón urea bổ sung trung, vi lƣợng và bón phân urea thông thƣờng. Trong vụ thứ hai vẫn không có sự khác biệt về sinh khối lúa giữa các nghiệm thức, bên cạnh có xu hƣớng thấp hơn so với vụ thứ nhất.

26

Trong điều kiện canh tác bình thƣờng thì chiều cao cây lúa và số chồi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn dinh dƣỡng, vì không khác biệt về chiều cao c ng nhƣ số chồi (Bảng 3.4 và Bảng 3.5), đó có thể là nguyên nhân không có sự khác biệt về sinh khối giữa các nghiệm thức bón đạm (Yoshida, 1981 và Đinh Thế Lộc và ctv, 2006).

Do là nhóm đất phù sa hàm lƣợng trung, vi lƣợng trong đất trƣớc thí nghiệm khá cao (Bảng 3.1), bên cạnh, giá trị pH sao bón phân c ng khá cao, làm các trung, vi lƣợng sẽ ở dạng khó tan. Vì vậy, việc bổ sung trung, vi lƣợng vào phân urea không phát huy tác dụng rõ rệt về sinh khối so với bón urea thông thƣờng, mà chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào phân đạm.

Năng suất thực tế:

Hình 3.3: Ảnh hƣởng của các dang phân đạm lên năng suất lúa. Ghi chú: trong cùng một cột các số có ký tự theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% (ns); (*): khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%; (**): khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% bởi kiểm định Tukey -MiniTab 16; mỗi trị số là số liệu trung bình của 4 lần lặp lại.

Qua Hình 3.3 cho thấy, năng suất lúa vẫn không có sự khác biệt giữa nghiệm thức bón phân urea có bổ sung trung, vi lƣợng và nghiệm thức bón phân urea thông thƣờng trong cả hai vụ.

Trong vụ thứ nhất nghiệm thức bón phân urea thông thƣờng cho năng suất cao hơn (50,2 gram/chậu) so với nghiệm thức bón phân urea có bổ sung trung, vi lƣợng (47,5gram/chậu). Trong vụ thứ hai năng suất lúa có xu hƣớng thấp hơn so với vụ thứ nhất, nghiệm thức bổ sung trung, vi lƣợng cho năng suất cao hơn (38,0 gram/chậu) so với nghiệm thức bón urea thông thƣờng (35,7 gram/chậu).

Số chồi có ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất lúa (Yoshida, 1981), do không có sự khác biệt về số chồi giữa các nghiệm thức bón phân urea có bổ sung trung, vi

27 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lƣợng và bón phân urea thông thƣờng (Bảng 3.4). Bên cạnh, số bông trên đơn vị diện tích c ng là một thành phần năng suất có ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008), kết quả Bảng 3.6 vẫn không có sự khác biệt về số bông/m2 khi bón phân urea có bổ sung trung, vi lƣợng và bón phân urea thông thƣờng.

Hơn nữa, do là nhóm đất phù sa hàm lƣợng trung, vi lƣợng trong đất trƣớc khi thí nghiệm khá cao, mặt khác, giá trị pH nƣớc sao bón phân khá cao, đó là nguyên nhân hạn chế độ hữu dụng của các trung, vi lƣợng. Vì thế, nghiệm thức bón urea có bổ sung trung, vi lƣợng vẫn không có sự khác biệt so với bón phân urea thông thƣờng về năng suất lúa, mà chỉ chịu ảnh hƣởng bởi phân đạm.

Việc bổ sung thêm trung, vi lƣợng làm gia tăng giá thành của sản phẩm so với phân urea thông thƣờng, vì vậy tính toán hiệu quả kinh tế khi khuyến cáo áp dung đại trà.

28

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu trong điều kiện thí nghiệm, có thể rút ra một số kết luận c ng nhƣ những kiến nghị sau

Kết luận

- Bón phân urea có bổ sung trung, vi lƣợng gi p gia tăng chiều cao cây, số chồi, hiệu quả nông học, thành phần năng suất và năng suất trong cả hai vụ, nhƣng vẫn không khác biệt so với bón phân urea thông thƣờng.

- Sự sinh trƣởng và phát triển của lúa chỉ chịu ảnh hƣởng của phân đạm, do đó hiệu quả của trung, vi lƣợng chƣa phát huy rõ rệt.

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân urea hạt đục cà mau có bổ sung trung, vi lượng (mg, zn, b) lên sinh trưởng và năng suất lúa trên đất phù sa trong điều kiện thí nghiệm nhà lưới (Trang 33)