Việc bổ sung các nguyên tố trung, vi lƣợng nhƣ Mg, Zn, B…vào trong viên phân đạm (urea, ammonium nitrat) là một trong những hƣớng đi tích cực vừa làm tăng độ cứng của viên phân đạm, giảm đƣợc sự đóng bánh và vón cục khi bảo quản, vừa giảm quá trình tan nhanh của đạm, giảm lƣợng bụi trong sản phẩm, làm giảm sự mất N và tiết kiệm đƣợc 50% lƣợng formaldehyde nên góp phần giảm chi phí sản xuất, đồng thời cung cấp các nguyên tố trung vi lƣợng thiết yếu cho cây trồng (Reda Soliman Khalil, 2005).
13
Qua quá trình thâm canh tăng năng suất trong nhiều năm, kết hợp với quá trình hình thành đất ở Việt Nam vốn nghèo vi lƣợng (TE), đồng thời theo đề nghị của nhiều nhà khoa học, các viện nghiên cứu và các trƣờng đại học nông nghiệp c ng nhƣ ý kiến nông dân trên các vùng miền trên cả nƣớc, các công ty phân bón lớn ở Việt Nam nhƣ: công ty phân bón Việt Nhật, Bình Điền, Miền Nam, Năm Sao, Con Cò…c ng đã đƣa TE vào phân bón của họ. Qua quá trình sử dụng nông dân ở nhiều vùng rất tín nhiệm phân có chứa vi lƣợng.
Công ty phân bón Việt Nhật đã đƣa TE vào phân bón cho một số cây trồng chính nhƣ cây ăn quả (cam, quýt, xoài, thanh long, điều…) cây công nghiệp nhƣ (cao su, cà phê, mía) nhằm giúp nông dân giữ đƣợc năng suất cao, ổn định lâu dài. Ngoài ra, đang phát triển các dòng sản phẩm đặc thù của họ nhƣ: (i) NPK 16-16-8- 13S+TE (0,1 ZnO+0,15 B2O3) với mục đích tạo sức cạnh tranh với tập quán nông dân còn dùng nhiều NPK 16-16-8-13S; (ii) NPK 15-15-15-10S+TE (0,1 ZnO+0,15 B2O3) nhằm cung ứng cho vùng cây ăn quả, cây công nghiệp và (iii) NPK 17-6-17- 10S+TE (0,1 ZnO+0,15 B2O3) nhằm cung ứng cho vùng chuyên canh cây công nghiệp cao su, cà phê, mía….
14
CHƢƠNG II
PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP