Khảo sát đặc điểm hình thái của bọ vòi voi Diocalandra frument

Một phần của tài liệu một số đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng gây hại của bọ vòi voi diocalandra frumenti fabricius (coleoptera: curculionidae) trên cây dừa (Trang 27)

Fabricius trong điều kiện phòng thí nghiệm

- Bố trí thí nghiệm:

Sự khảo sát đƣợc tiến hành trên 20 cặp bọ vòi voi, mỗi cặp tƣơng ứng với 1 lần lặp lại.

Thả 1 cặp thành trùng bọ vòi voi vào một đầu lóng mía (còn chừa mắt) chiều dài 10-15cm, có khoét lỗ và tạo khe sẵn, sau đó dùng vải thƣa bịt chặt một đầu mía, đầu còn lại dùng bông gòn để giữ ẩm rồi cho vào hộp nhựa hình chữ nhật lớn, để nơi thoáng mát (Hình 2.1).

Hình 2.1 Thành trùng bọ vòi voi bắt cặp trên mía

- Chỉ tiêu quan sát: ghi nhận các đặc điểm sinh học và hình thái qua từng giai đoạn phát triển của bọ vòi voi Diocalandra frumenti.

Giai đoạn trứng: Sau khi đẻ, thu trứng và sử dụng các hộp nhựa tròn nhỏ để đựng trứng sau khi tách ra từ mía, mỗi trứng đƣợc đặt trên một miếng bông gòn để giữ ẩm và đựng trong một hộp riêng lẻ (Hình 2.2).

Chỉ tiêu ghi nhận (số mẫu là 60 trứng): quan sát 24 giờ/lần. - Kích thƣớc của trứng.

- Thời gian ủ trứng.

- Hình dạng, màu sắc của trứng.

Hình 2.2 Tách và nuôi trứng bọ vòi voi trên bông gòn ẩm

Giai đoạn ấu trùng: sau khi trứng nở, tạo lỗ trên mía và cho mỗi ấu trùng vào 1 đoạn mía nhỏ dài 3 cm để ấu trùng tự đục lòn vào thân mía, đặt riêng lẻ từng đoạn mía có chứa ấu trùng sang các hộp nhựa tròn nhỏ khác cùng kích thƣớc, để ở nơi thoáng mát và giữ ẩm bằng bông gòn thấm nƣớc (Hình 2.3).

Hình 2.3 Các bƣớc chuẩn bị mía và nuôi ấu trùng

Chỉ tiêu ghi nhận (số mẫu là 60 ấu trùng): sau 2 ngày thay thức ăn mới 1 lần và ghi nhận tùy độ tuổi của ấu trùng.

- Kích thƣớc, hình dạng và màu sắc của ấu trùng ở các tuổi.

Giai đoạn nhộng: Sau khi ấu trùng tuổi cuối chuyển sang giai đoạn tiền nhộng, vẫn nuôi trong các hộp nhựa tròn nhỏ cho đến khi vũ hoá, bố trí thí nghiệm nhƣ ở giai đoạn ấu trùng, mỗi hộp đƣợc giữ ẩm bằng gòn thấm nƣớc.

Chỉ tiêu ghi nhận (số mẫu là 60 nhộng): quan sát mỗi 24 giờ/lần. - Kích thƣớc, màu sắc và hình dạng của nhộng.

- Thời gian phát triển của nhộng.

Giai đoạn trưởng thành: Thành trùng sau khi vừa vũ hóa và phân biệt đực-cái, 30 thành trùng đực và 30 thành trùng cái đƣợc tách ra nuôi riêng trong các hộp nhựa tròn nhỏ có chứa 1 đoạn mía tƣơi dài 3 cm làm thức ăn.

Các chỉ tiêu ghi nhận bao gồm:

- Chiều dài thân và màu sắc của thành trùng. - Chiều dài vòi con đực và con cái.

- Hình dạng râu đầu, số đốt. - Dạng bàn chân.

- Đặc điểm cánh trƣớc và sau.

Một phần của tài liệu một số đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng gây hại của bọ vòi voi diocalandra frumenti fabricius (coleoptera: curculionidae) trên cây dừa (Trang 27)