Giai đoạn tiền nhộng và giai đoạn nhộng

Một phần của tài liệu một số đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng gây hại của bọ vòi voi diocalandra frumenti fabricius (coleoptera: curculionidae) trên cây dừa (Trang 42)

Bảng 3.4 Thời gian phát triển của giai đoạn tiền nhộng và giai đoạn nhộng của

D. frumenti trong điều kiện PTN, ĐHCT, tháng 9/2014.

T = 30,66oC; RH = 71,73%

Giai đoạn Số cá thể quan sát

Thời gian phát triển (ngày) Dao động Trung bình

Tiền nhộng 60 2-4 2,9330,710

Nhộng 60 9-14 11,61,834

a. Giai đoạn tiền nhộng

Ở giai đoạn này, sau khi ấu trùng tuổi 5 bắt đầu hạn chế di chuyển và tạo khoan trống bên trong thân mía, ấu trùng nằm bất động, nằm nghiêng 1 phía và hơi cong về phía bụng. Ba đốt đầu tiên ngay sau mảnh vỏ đầu bắt đầu phồng to hơn về phía mặt bụng, đổi màu và trong hơn các đốt khác (Hình 3.18).

Hình 3.18 Giai đoạn tiền nhộng của D. frumenti

Kích thƣớc và hình dạng cơ thể nhìn chung không thay đổi nhiều so với ở giai đoạn ấu trùng tuổi 5. Thời gian phát triển của giai đoạn tiền nhộng ngắn, biến động không nhiều từ 2-4 ngày, trung bình 2,9330,710 ngày (Bảng 3.4).

b. Giai đoạn nhộng

Cơ thể nhộng phát triển thành 3 phần: đầu, ngực và bụng rõ rệt, khi chuyển từ giai đoạn tiền nhộng sang giai đoạn nhộng, mảnh vỏ đầu đƣợc lột bỏ, đầu phát triển dài ra thành vòi và cong về phía mặt bụng, kiểu miệng nhai gặm ở giai đoạn ấu trùng với đôi ngàm dạng kiềm màu đen tiêu biến và chuyển sang miệng vòi, phía cuối vòi có miệng nhai gặm, hình thành râu đầu và vệt đen ngay vị trí tiếp giáp giữa vòi và phần đầu, sau này phát triển thành mắt, trên đầu có nhiều gai nhỏ không bén. Phần ngực gồm 3 đốt với phần mảnh lƣng ngực trƣớc phát triển dài ra, lớn hơn trở nên cứng hơn, chân đƣợc hình thành và phát triển dài ra nằm ở mặt bụng của 3 đốt đầu tiên. Ngực mỗi bên có mang một đôi cánh, cánh cong ngƣợc về phía bụng, trên mặt lƣng của phần ngực có nhiều gai nhỏ không bén

chạy dọc hai bên hông. Trên mặt lƣng của mỗi đốt có 4 gai nhỏ với 2 hàng gai mềm ở mỗi bên của mỗi đốt, các đốt nhỏ dần về phía cuối bụng. Hình dạng bên ngoài cơ thể ở giai đoạn nhộng khác hoàn toàn giai đoạn ấu trùng, thuộc nhóm biến thái hoàn toàn (Hình 3.19a và Hình 3.19b).

Hình 3.19 Giai đoạn nhộng bọ vòi voi D. frument

a, b) Bề mặt lƣng và bề mặt bụng của nhộng

c) Vị trí hóa nhộng

d) Nhộng sắp vũ hóa

Dựa theo kết quả khảo sát trên cho thấy ấu trùng hóa nhộng bên trong thân mía, ngay cuối đƣờng hầm mà ấu trùng đã tạo ra, nhộng thuộc nhóm nhộng trần, không có kén bao bọc, màu trắng trong hơi vàng và chuyển sang màu vàng sậm đến nâu khi sắp vũ hóa (Hình 3.19c và Hình 3.19d). Nhộng có chiều dài từ 5,000-6,575 mm và trung bình 5,8540,450 mm, chiều rộng từ 1,750-2,750 mm và trung bình 2,1460,295 mm (Bảng 3.1). Nhộng phát triển trong thời gian từ 9- 14 ngày, trung bình 11,61,834 ngày (Bảng 3.3). Kết quả Bảng 3.3 cho thấy mức dao động về thời gian phát triển của nhộng trong điều kiện PTN ngắn hơn so với thời gian phát triển của nhộng trong nghiên cứu của Liao và Chen (1997) và González Núñez et al. (2002) là từ 10-16 ngày, nhƣng sự chênh lệch không

Một phần của tài liệu một số đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng gây hại của bọ vòi voi diocalandra frumenti fabricius (coleoptera: curculionidae) trên cây dừa (Trang 42)