Giai đoạn thành trùng

Một phần của tài liệu một số đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng gây hại của bọ vòi voi diocalandra frumenti fabricius (coleoptera: curculionidae) trên cây dừa (Trang 44)

Thành trùng có hình dạng tƣơng tự nhƣ ở giai đoạn nhộng nhƣng cánh phát triển hoàn chỉnh bao gồm cả cánh trƣớc và cánh sau, kích thƣớc cơ thể lớn hơn nhộng nhƣng không nhiều. Nhộng khi vừa vũ hóa thành thành trùng có màu nâu nhạt, cơ thể mềm nhƣng có thể di chuyển và dùng vòi để chính hút dịch cây

(Hình 3.20). Sau khi vũ hóa đƣợc 1 ngày, thành trùng vẫn ở bên trong hang trống phía cuối đƣờng hầm cho đến khi lớp vỏ bên ngoài cơ thể chuyển thành màu đen hoặc nâu đen, hóa sừng cứng cáp sẽ phá hủy lớp xơ lắp ngay cửa hang trống để ra ngoài.

Hình 3.20 Thành trùng bọ vòi voi D. frumenti sau khi vũ hóa đƣợc 2 ngày

Đầu thành trùng nhỏ, màu đen, vòi dài và hơi cong về phía bụng, râu đầu màu nâu đỏ, dạng đầu gối nhƣng đốt cuối phình to dạng hình chùy, có 8 đốt, đốt chân râu gắn kết với vòi và mảnh đầu dài hơn các đốt còn lại, đốt cuối cùng phình to hơn các đốt khác và có lớp lông tơ màu trắng phủ trên đầu (Hình 3.21).

Hình 3.21 Hình dạng râu đầu bọ vòi voi D. frumenti

Thành trùng có nhiều màu sắc từ đen, nâu đen đến nâu đỏ với nhiều kích cỡ cơ thể khác nhau. Trên mảnh lƣng ngực trƣớc và cánh trƣớc có nhiều lổ nhỏ phân bố đều khắp cánh và mảnh lƣng. Một số thành trùng có mảnh lƣng ngực trƣớc màu nâu đến nâu đỏ sẽ có một vệt màu đen ngay vị trí tiếp giáp giữa mảnh lƣng và cánh trƣớc, riêng đối với thành trùng có mảnh lƣng màu đen sẽ không có vệt

này (Hình 3.22a và Hình 3.22b). Trên đôi cánh trƣớc có 4 vệt màu vàng sáng với 2 vệt ở mỗi bên cánh (ở vị trí đầu và cuối cánh), cánh trƣớc cứng và không che phủ hết các đốt cuối bụng, cánh sau có dạng cánh màng và đƣợc xếp gọn vào bên dƣới cánh trƣớc khi thành trùng không bay (Hình 3.22c).

Hình 3.22 Thành trùng bọ vòi voi D. frumenti

a, b) Thành trùng có nhiều màu sắc khác nhau

c) Đặc điểm cánh trƣớc của thành trung

Thành trùng có ba đôi chân, chân có 5 đốt, đốt bàn có 5 đốt nhỏ, bàn chân có dạng Cryptopentamere, đốt cuối bàn chân có 2 móc nhọn (Hình 3.23a). Mảnh lƣng đốt cuối bụng không đƣợc cánh che phủ có nhiều gai nhỏ, đốt cuối có mang bộ phận sinh dục (Hình 3.23b).

Hình 3.23 Đặc điểm cơ thể thành trùng bọ vòi voi D. frumenti

a) Hình dạng đốt bàn chân của thành trùng

Đặc điểm cơ thể bên ngoài giữa thành trùng cái và thành trùng đực tƣơng đối giống nhau, thành trùng cái có kích thƣớc cơ thể lớn hơn, vòi dài và cong hơn so với thành trùng đực.

a. Thành trùng cái

Thành trùng cái có chiều dài cơ thể tính từ vòi đến cuối bụng dao động từ 6,750-7,750 mm, trung bình 7,3500,259 mm. Chiều rộng dao động từ 1,750- 2,375 mm, trung bình 2,0710,188 mm. Vòi dài, cong hơn về phía bụng so với vòi thành trùng đực (Hình 3.25a), chiều dài vòi dao động từ 1,250-1,625 mm, trung bình 1,3830,127 mm (Bảng 3.1).

Thành trùng cái có đốt cuối bụng thon nhỏ, nhọn, dài và cong về phía mảnh bụng hơn so với thành trùng đực. Trên đốt cuối bụng có nhiều gai nhỏ nhƣng ngắn hơn so với thành trùng đực (Hình 3.24a) và (Hình 3.25c, 3.25d).

Hình 3.24 So sánh sự khác nhau giữa bộ phận sinh dục thành trùng đực và thành trùng cái bọ vòi voi D. frumenti

a) Thành trùng cái b) Thành trùng đực

b. Thành trùng đực

Chiều dài cơ thể thành trùng đực tính từ vòi đến cuối bụng dao động từ 5,200-6,133 mm, trung bình 5,7730,297 mm. Chiều rộng dao động từ 1,067- 1,800 mm, trung bình 1,5820,197 mm. Vòi ngắn và thẳng hơn so với thành trùng cái (Hình 3.25b), chiều dài vòi dao động từ 0,667-1,133 mm, trung bình 0,9380,121 mm (Bảng 3.1).

Thành trùng đực có đốt cuối bụng rộng, ngắn, hơi bầu và ít cong về phía mảnh bụng hơn so với thành trùng cái. Trên đốt cuối bụng có nhiều gai nhỏ nhƣng dài hơn so với thành trùng cái (Hình 3.24b) và (Hình 3.25c, 3.25d).

Hình 3.25 Sự khác nhau về kích thƣớc và vòi giữa thành trùng cái và thành trùng đực bọ vòi voi D. frumenti

a) Vòi thành trùng cái

b) Vòi thành trùng đực

c, d) So sánh kích cỡ và các đặc điểm khác nhau giữa thành trùng đực và thành trùng cái

Theo kết quả khảo sát đặc điểm hình thái của thành trùng bọ vòi voi trong điều kiện nhiệt độ T = 30,66o

C, ẩm độ RH = 71,73%cho thấy, kích thƣớc cơ thể của thành trùng đạt 5,773x1,582 mm (đực), 7,350x2,071 mm (cái), kết quả này cho kích thƣớc nhỏ hơn so với kết quả khảo sát của Hill (1983) là 6-8 mm. Về đặc điểm bên ngoài từ màu sắc, vết đốm trên cánh đến đặc điểm phân biệt thành trùng đực:cái đều cho kết quả tƣơng tự nhƣ trong khảo sát của Hill (1983).

3.3 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BỌ VÕI VOI Diocalandra frumenti FabriciusTRONG ĐIỀU KIỆN PTN

3.3.1 Tỷ lệ (đực:cái) của thành trùng bọ vòi voi Diocalandra frumenti Fab. Trong điều kiện PTN

Bảng 3.5 Tỷ lệ giới tính (đực:cái) của thành trùng bọ vòi voi D. frumenti trong điều kiện PTN, ĐHCT, tháng 10/2014. T = 30,66oC; RH = 71,73% Tổng số quan sát Giới tính Số cá thể/Tổng số quan sát Tỷ lệ phần trăm (%) Tỷ lệ đực/cái 250 Thành trùng đực 102/250 40,80% 1 Thành trùng cái 148/250 59,20% 1,45 Kết quả khảo sát trên 250 nhộng bọ vòi voi D. frument ghi nhận tỷ lệ

đực:cái của thành trùng bọ vòi voi là 102:148 tƣơng đƣơng với tỷ lệ 1:1,45 (Bảng 3.5). Từ kết quả trên cho thấy tỷ lệ thành trùng cái cao hơn so với thành trùng đực nhƣng sự chênh lệch không nhiều.

3.3.2 Tỷ lệ (%) hóa nhộng của AT bọ vòi voi Diocalandra frumenti Fab.trong điều kiện PTN trong điều kiện PTN

Bảng 3.6 Tỷ lệ (%) hóa nhộng của AT bọ vòi voi D. frumenti trong điều kiện PTN, ĐHCT, từ tháng 9/2014 đến tháng 10/2014.

T = 30,66oC ; RH = 71,73%

Số lần lặp lại Ấu trùng Số lƣợng hóa nhộng Tỷ lệ hóa nhộng (%)

1 30 27 90 2 30 28 93,33 3 30 30 100 4 30 29 96,67 5 30 27 90 Trung bình 30 29 94  4,346

Từ kết quả Bảng 3.6 trên cho thấy, số lƣợng AT tuổi cuối bọ vòi voi hóa nhộng nằm trong khoảng từ 27-30 AT và trung bình là 29 AT. Tỷ lệ (%) ấu trùng hóa nhộng với tỷ lệ cao biến động từ 90%-100%, trung bình đạt 944,346 (%). Do trong qua trình thí nghiệm, AT sau khi hóa nhộng vẫn đƣợc đặt vào lỗ bên trong đoạn mía nên vẫn đƣợc bảo vệ, cách ly hoàn toàn với điều kiện môi trƣờng

bên ngoài và các tác động từ các loài sinh vật khác tƣơng tự nhƣ trong điều kiện tự nhiên khi AT hóa nhộng ngay cuối đƣờng đục của chúng. Cho nên khả năng sống sót và tỷ lệ hóa nhộng trong điều kiện phòng thí nghiệm đạt cao.

3.3.3 Tỷ lệ (%) vũ hóa của nhộng bọ vòi voi Diocalandra frumenti Fab. trong điều kiện PTN

Bảng 3.7 Tỷ lệ (%) vũ hóa của nhộng bọ vòi voi D. frumenti trong điều kiện PTN, ĐHCT, từ tháng 9/2014 đến tháng 10/2014.

T = 30,66oC; RH = 71,73%

Số lần lặp lại Nhộng Số lƣợng vũ hóa Tỷ lệ vũ hóa (%)

1 30 28 93,33 2 30 29 96,67 3 30 27 90 4 30 30 100 5 30 28 93,33 Trung bình 30 28,4 94,673,801

Từ kết quả Bảng 3.7 cho thấy, số lƣợng nhộng vũ hóa thành thành trùng biến động từ 27-30 nhộng, trung bình đạt 28,4 thành trùng. Tỷ lệ (%) vũ hóa thành thành trùng của nhộng bọ vòi voi tƣơng đối cao, dao động từ 93,33-100 (%), trung bình đạt 94,673,801 (%). Suốt quá trình hóa nhộng cho đến vũ hóa thành thành trùng, D. frumenti luôn đƣợc bảo vệ và cách ly bên trong thân mía, do đó nhộng D. frumenti không phải chịu tác động của các tác nhận bên ngoài,

CHƢƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN

Hầu hết ấu trùng và thành trùng bọ vòi voi đều gây hại trên các bộ phận của cây dừa, từ trái đến bẹ dừa. Ấu trùng đục và ăn vào các mô bên trong, gây chảy nhựa, mục rỗng trái, bẹ dừa. Thành trùng hút dịch bên ngoài làm trái và bẹ cháy khô, gây biến dạng trái, gãy đổ bẹ.

Trong điều kiện PTN với nhiệt độ 30,66oC, ẩm độ 71,73% bọ vòi voi D. frumenti phát triển qua 4 giai đoạn gồm trứng, ấu trùng, nhộng và thành trùng.

Với tỷ lệ (%) hóa nhộng cao 944,346 (%), tỷ lệ vũ hóa thành thành trung tƣơng đối cao 94,673,801 (%), tỷ lệ thành trùng đực:cái xấp xỉ 1:1,45. Ở giai đoạn trứng chiều dài là 0,7700,029 mm và chiều rộng là 0,3160,025 mm, màu trắng trong hơi ngã vàng khi trứng sắp nở, thời gian ủ trứng đạt 7,30,926 ngày.

Ấu trùng có 5 tuổi, màu vàng nhạt, miệng màu nâu đen. Ấu trùng tuổi 1màu trắng trong, đầu màu cam nhạt, kích thƣớc nhỏ, chiều dài 0,7710,028 mm, chiều rộng 0,3190,029 mm. Ấu trùng tuổi 2 với chiều dài 1,5200,057 mm, chiều rộng 0,4380,04 mm. Ấu trùng tuổi 3 kích thƣớc lớn hơn chiều dài 3,1560,172 mm, chiều rộng 1,1040,159 mm; tuổi 4 chiều dài 4,7880,214 mm, chiều rộng 1,6110,198 mm. Ấu trùng tuổi 5 chiều dài đạt 6,0080,303 mm, chiều rộng 2,2150,227 mm. Tổng thời gian phát triển đạt 46,33,331 ngày.

Bọ vòi voi hóa nhộng trong các đƣờng hầm đƣợc đục trong thân. Nhộng trần, không có kén bao bọc. Chiều dài 5,7580,563 mm, chiều rộng 2,0960,358 mm, thời gian phát triển là 11,61,834 ngày.

Thành trùng của D. frumenti có cánh màu nâu cánh trƣớc có 2 đốm vàng ở đầu cánh và cuối cánh. Thành trùng cái có chiều dài là 7,3500,259 mm, chiều rộng 2,0710,188 mm, chiều dài vòi 1,4000,127 mm. Thành trùng đực có chiều dài 5,7730,297 mm, chiều rộng 1,5820,197 mm, chiều dài vòi 0,9830,121 mm.

4.2 ĐỀ NGHỊ

Sử dụng các kết quả khảo sát về đặc điểm hình thái, sinh học của bọ vòi voi trong phòng thí nghiệm để làm cơ sở khoa học cho việc ứng dụng vào biện pháp quản lý loài gây hại này ngoài điều kiện tự nhiên.

Nghiên cứu khả năng hấp dẫn của Kairomone thực vật đối với thành trùng bọ vòi voi Diocalandra frumenti.

Nghiên cứu một số phổ ký chủ mới của bọ vòi voi Diocalandra frumenti có tại ĐBSCL.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. 9/2001. Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị Quyết Đại Hội Đảng Lần IX về phát triển Nông Nghiệp và Nông Thôn, trang 30.

Đặng Xuân Nghiêm. 1991. Cây Dừa. Sách dịch từ quyển « Le Cocotier » của Yan Fremond và Robert Ziller. G.P.Maisonneuve et Larose, 11, rue Victor Cousin, 11. Pari (Ve). Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội, trang 115.

Hồ Văn Chiến. 2009. Quản lý bọ cánh cứng hại dừa (Brontispa longgissima Gestro) bằng biện pháp phòng trừ sinh học với ong ký sinh (Asecodes

hispinarum Boucek). Luận văn tiến sĩ Nông Nghiệp. Khoa Nông Nghiệp,

Đại học Cần Thơ, trang 118.

Nguyễn Bảo Vệ, Trần Văn Hâu và Lê Thanh Phong. 2005. Cây Dừa, Tủ sách Trƣờng Đại Học Cần Thơ, 2005. Giáo trình Cây Đa Niên, Phần II: Cây Công Nghiệp, trang 2-41.

Nguyễn Sinh Cúc. 2003. Nông nghiệp, Nông Thôn Việt Nam-Thời kì đổi mới. Nguyễn Thị Thu Cúc. 2000. Côn trùng và Nhện gây hại cho cây ăn trái vùng

Đồng Bằng sông Cửu Long và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, trang 280-285.

Nguyễn Thị Thu Cúc. 2001. Côn trùng và Nhện gây hại cho cây ăn trái vùng Đồng Bằng sông Cửu Long và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Tp. Hồ Chí Mình.

Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen. 2011. Côn trùng gây hại cây trồng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. trang 285.

Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen. 2003. Côn trùng Nông Nghiệp. Phần B: Côn trung gây hại cây trồng chính ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chƣơng IV: Sâu hại cây công nghiệp, Sâu hại cây dừa. trang 185.

Quản lý bọ vòi voi gây hại trên dừa. Chi cục Bảo Vệ Thực Vật Cần Thơ. Nguồn: http://cantho.gov.vn/wps/wcm/connect/sonnptnt/sub_site/sitemenu/khuyen+ nong-+hoat+dong+kn-kn/trongtroy/retertretertre, 12-09-2012.

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre. 2009. Tầm quan trọng của cây dừa. Nguồn: http://dost-bentre.gov.vn/tin-tuc/cay-dua/932/tam-quan-trong-cua- cay-dua, 02-02-2009.

Tổng Cục Thống Kê. 2003. Niên Giám Thống Kê. Nhà xuất bản Thống Kê. Hà Nội.

Trung Tâm Nghiên Cứu Dầu và Cây Có Dầu. (?). Kỹ thuật trồng và sơ chế dừa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

Thông tin về bọ vòi voi hại dừa. Chi cục Bảo vệ Thực vật Phú Yên. Nguồn: http://baovethucvatphuyen.com/THNG_TIN_V_B_VI_VOI_HI_DA-

f566.py, 31-08-2012.

Tiếng Anh

Apacible, A.R., 1968. The Philippines coconut. Suger New (Manila) 44 (10):

599-606.

Chong, K. K.; P. A. C. Ooi, và H. C. Tuck. 1984. Crop pests and their management in Malaysia. Tropical Press, Kula Lumpur.

Chung-Ta, L., Ching-Chung, C., 1997. Primary study the insect pests, host and ecology of weevil attacking ornamental palm seedling. Bulletin of Taichung

District Agricultural Improvement Station: 57:43-48.

CSIRO (Commonwealth Scientific and Industrial Research Organization). 1973. Dunkel, F.V., Read, N.R., 1991. Review of the effect of sorbic acid on insect

survival in rearing diets with reference to other antimicrobials. Am. Entomol., 37: 172-178.

Insects of Australia. Melbourne University Press. 1029 tr.

Giblin-Davis R.M. (2001) Borers of palms. In: Insects on palms. Edited by FW Howard, Moore, D, Giblin-Davis RM, Abad, RG. CABI Publishing, Wallingford, GB, 267-304.

González Núñez M., Jiménez Álvarez A., Salomones F., Carnero A., Del Estal P., Esteban Durán J.R. (2002) Diocalandra frumenti (Fabricius)

(Coleoptera: Curculionidae), nueva plaga de palmeras introducida en Gran Canaria. Primeros estudios de su biología y cría en laboratorio. Boletín de Sanidad Vegetal Plagas, 28(3), 347-355.

Hill D.S. (1983) Diocalandra frumenti. In: Agricultural insect pests of the tropics and their control. 2nd Edition. Cambridge University Press, Cambridge, UK, pp. 478-479.

Kalshoven L.E., 1981. Pests of crops in Indonesia. 2nd Edit., Van Hoeve Jakarta 1981. 701 pp.

Lepesme P., 1947. Les insectes des palmiers. Paul Lechevalier (Edit.) Paris. 904 pp.

Lever, R.J.A.W., 1969. Pests of the Coconut Palm. FAO Agricultural Studies No. 77. Food and Agriculture Organization of the United Nation, Rome.

Liao CT & Chen CC, 1997. Primary study the insect pests, hosts and ecology of weevil attacking ornamental palm seedlings. Bulletin of Taichung District Agricultural Improvemnet Station: 50: 43-48.

Morimoto K., 1985. Supplement to the check-list of the family Rhynchophoridae (Coleoptera) of Japan, with descriptions of a new genus and four new species. Esakia, 23, 67-76 (abst.).

NGIA, 1998. Web site of the Nursery and Garden Industry Australia. The nursery Papers, Issue no 1998/02. Getting control of weevil borers and leaf beetles in palms. http://www.ngia.com.au/np/pdf/98no02.pdf.

Ohler, J.G., 1999. Modern coconut management. Food and agriculture organization (FAO), Rome, pp.458.

Panwar, D.K.S., 1990. Coconut. Department of Horticulture Government of Andhra Pradesh Public Gardens, Hyderabad Available Source: http://www.aphorticulture.com/coconut1.htm, September 9, 2006.

Perley, G.J., 1992. Peplanting the tree of life: Towards and international aganda for coconut palm research. C.A.B. International, Wallingford, U.K., pp.156. Rehalkar, G.W., Harwalkar, M.R., Rananavare, H.D., Tamhankar, A.J., Shanthram, K., 1985. Rhinchophorus ferrugineus. En: Handbok of Insect Rearing, pp 279-286. Shigh, P. & R.F. Moore (Ed.). Elsevier. The

Netherlands.

Report of a Pest Risk Analysis for Diocalandra frumenti - EUROPEAN AND MEDITERRANEAN PLANT PROTECTION ORGANIZATION. Expert Working Group in 2008-12. Core member consultation in 2010-04.

Salomone F., Cabellero Ruano M., 2008. New pest for Phoenix canariensis Hort. Ex. Chab. in its original habitat, the Canary Islands. Situation report. 2 pp. Salomone Suárez F., Gonzalo Bartolomé O., Hernández Hernández J., Rodríguez

Rodríguez R., Muñoz Carpena R., 2000a. Identificación y propuestas de control de factores bióticos y abióticos que producen depresión y mortalidad de palmeras naturales o implantadas en Canarias. Granja (eds.

Cabildo de Gran Canaria) 7, 9-13.

Salomone Suárez F., Carnero Hernández A., Marrero Ferrer M., González Hernández A., 2000b. Presence in the palearctic zone of Diocalandra frumenti Fabricius, (Coleoptera, Curculionidae). Boletín de la asociación Espaňola de Entomología. 24, 263-264.

Vanderplank F.L., 1953. Causes of coconut nutfall and gumosis. Nature 172, 315-316.

Woodroof, J.G., 1979. Coconuts: Production, processing, products, 2nd ed. A.V.I. Publishinh company, Inc., westport, cnnecticut, pp. 307.

Wales J. and L. Sanger, 2001. Coconut. Wikipedia the free encyclopedia. Available Source: http://en.wikipedia.org/wiki/Coconut, September 9, 2006.

Zimmerman E.C., 1993. Australian Weevils (Coleoptera: Curculionidea). Vol. III: 99-102. CSIRO Publications, Australia.

PHỤ CHƢƠNG

Phụ chƣơng 1: Kích thƣớc trứng của bọ vòi voi D. frumenti trong điều

kiện PTN, Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, ĐHCT, 2014. T = 30,66oC; RH = 71,73%; đơn vị: mm

Một phần của tài liệu một số đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng gây hại của bọ vòi voi diocalandra frumenti fabricius (coleoptera: curculionidae) trên cây dừa (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)