Qua kết quả Hình 3.1 cho thấy số bông/m2
có sự khác biệt giữa các nghiệm thức qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Số bông/m2 dao động từ 497-611 bông/m2, trong đó cao nhất ở nghiệm thức phun Comcat 150WP (611 bông/m2) và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (497 bông/m2). Trong các chỉ tiêu thành phần năng suất thì số bông trên đơn vị diện tích có tính chất quyết định và sớm nhất, lúa phải đạt 500-600 bông/m2 thì mới cho năng suất cao, trên một đơn vị diện tích số bông càng nhiều thì năng suất càng tăng. Tuy nhiên, số bông quá nhiều thì số hạt chắc/bông sẽ giảm do vật chất tích lũy không đủ vận chuyển vào hạt nên làm hạt không no đầy (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Số bông/m2 phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ: mật độ, đặc tính giống, điều kiện canh tác và kỹ thuật canh tác,…Để có số bông/m2
cao cần chú ý chăm sóc ngay từ giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu của cây lúa để có nhánh hữu hiệu tối đa có khả năng hình thành bông rất
18
cao (giai đoạn này kéo dài khoảng 10-12 ngày) (Nguyễn Đình Giao, 1997). Số nhánh lúa sẽ quyết định số bông và đó cũng là yếu tố quan trọng nhất để có năng suất cao. Có thể nói số bông đóng góp trên 70% năng suất, trong khi đó số hạt/bông, số hạt chắc/bông và trọng lƣợng hạt đóng góp gần 30%. Do vậy, việc phun chất kích thích sinh trƣởng ở giai đoạn sinh trƣởng sinh dƣỡng rất quan trọng, vì giai đoạn này cây sinh trƣởng mạnh phun chất kích thích sinh trƣởng để kích thích cây lúa nhanh nở bụi, tăng đẻ nhánh nảy chồi hữu hiệu, chồi khỏe cho nhiều bông và tăng diện tích lá nhằm tăng cƣờng quang hợp tích lũy cho giai đoạn nuôi bông (Lê Hoàng Kiệt và ctv., 2005).
Hình 3.1 Số bông/m2của giống lúa OM5451, vụ Đông Xuân 2013-2014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
3.2.2 Số hạt trên bông
Qua kết quả trình bày ở Hình 3.2 cho thấy giữa các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%. Nghiệm thức Comcat 150WP có số hạt/bông lớn nhất (97 hạt) và thấp nhất là đối chứng (89 hạt). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) ở các giống lúa cải thiện số hạt/bông từ 80-100 hạt đối với giống lúa sạ hay 100-120 hạt đối với giống lúa cấy là tốt nhất trong điều kiện ĐBSCL. Số hạt/bông ít hay nhiều tùy thuộc vào số gié, số hoa phân hóa cũng nhƣ thoái hóa. Toàn bộ quá trình này nằm trong thời kỳ sinh trƣởng sinh thực (từ làm đòng đến trổ). Và số lƣợng gié, hoa phân hóa đƣợc quyết định ngay từ thời kỳ đầu của quá trình làm đòng (trong vòng từ 7-10 ngày). Thời kỳ này bị ảnh hƣởng bởi sinh
497c
597ab 611a 584ab
0 100 200 300 400 500 600 700
Đối chứng Phun Boom Flower-n Phun Comcat 150 WP Phun Nyro 0,01As Số bông/m 2
19
trƣởng của cây lúa và điều kiện ngoại cảnh, các yếu tố này cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến sự thoái hóa hoa. Thời kỳ thoái hóa hoa thƣờng bắt đầu vào khoảng 10-12 ngày trƣớc trỗ, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi và kỹ thuật canh tác tốt thì số gié hoa phân hóa nhiều và ít bị thoái hóa hơn (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Do đó, từ kết quả trên cho thấy hiệu quả của việc xử lí chất kích thích sinh trƣởng ở giai đoạn làm đòng giúp cây hấp thụ dinh dƣỡng tốt, chống chịu đƣợc với điều kiện bất lợi, lá chồi phát triển nhanh mạnh làm tăng khả năng phân hóa mầm hoa ở chồi, tăng tỉ lệ thụ phấn hạt lúa nên dẫn đến hình thành số hạt/bông nhiều cao hơn so với đối chứng.
Hình 3.2 Số hạt/bông của giống lúa OM5451, vụ Đông Xuân 2013-2014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Ngoài ra, theo Võ Tòng Xuân (1984) thì số hạt/bông có ảnh hƣởng thuận với năng suất lúa, muốn bông lúa hình thành nhiều thì phải tạo điều kiện cho cây lúa có đủ chất dinh dƣỡng, mực nƣớc trong ruộng thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh tấn công và thời tiết thuận lợi. Tuy nhiên số hạt/bông cao không có nghĩa là năng suất lúa sẽ cao mà còn phụ thuộc vào số hạt chắc/bông.
3.2.3 Số hạt chắc/bông
Kết quả ở Hình 3.3 cho thấy số hạt chắc/bông giữa các nghiệm thức khác biệt nhau qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%, cao nhất là nghiệm thức phun Comcat
89c 94b 97a 94b 84 86 88 90 92 94 96 98
Đối chứng Phun Boom Flower-n Phun Comcat 150 WP Phun Nyro 0,01As Số hạt/bông (%)
20
150WP (88 hạt chắc /bông) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (79 hạt chắc/bông). Sau khi thụ tinh, bông lúa bƣớc vào kỳ chín, kết thúc thời kỳ này là bông lúa chín hoàn toàn. Giai đoạn này kích thƣớc và khối lƣợng hạt lúa đƣợc gia tăng dần làm đầy vỏ trấu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Thời kỳ chín biến đổi không nhiều trƣớc những tác động của các yếu tố ngoại cảnh. Thời gian này kéo dài khoảng 30 ngày đối với hầu hết giống lúa.
Hình 3.3 Số hạt chắc/bông của giống lúa OM5451, vụ Đông Xuân 2013-2014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Giai đoạn chín sữa rất quan trọng do chất dự trữ trong hạt tăng nhanh khi đó khối lƣợng hạt tăng nhanh ở thời kỳ này, có thể đạt 75 - 80% khối lƣợng cuối cùng. Do đó, các điều kiện dinh dƣỡng, tình trạng sinh trƣởng phát triển của cây lúa và thời tiết sau trổ trở đi rất quan trọng đối với quá trình hình thành năng suất, kích thƣớc và khối lƣợng hạt gạo sau này (Nguyễn Bảo Vệ, 2013). Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2010) ở giai đoạn sinh sản rễ giảm hấp thu dinh dƣỡng là do cạnh tranh carbohydrate giữa rễ và bông vì thế nên phun chất kích thích sinh trƣởng qua lá sẽ giúp cây tăng cƣờng trao đổi chất, hấp thu dinh dƣỡng tốt hơn và tăng lƣợng chất tích lũy trong cây. Ngoài ra, viêc sử dụng chất kích thích sinh trƣởng giúp hình thành và phân hóa đòng đƣợc bông to, nhiều hạt, lúa trổ đều, tăng tỉ lệ thụ phấn và giảm tỉ lệ hạt lép (Lê Hoàng Kiệt và ctv., 2005).
79c 83b 88a 84b 74 76 78 80 82 84 86 88 90
Đối chứng Phun Boom Flower-n Phun Comcat 150 WP Phun Nyro 0,01As Số hạt chắc/bông
21
3.2.4 Tỷ lệ hạt chắc (%)
Qua kết quả thí nghiệm đƣợc trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ hạt chắc ở các nghiệm thức không có khác biệt ý nghĩa thống kê, tỷ lệ hạt chắc dao động từ 88,3-90,4%. Tỷ lệ hạt chắc đƣợc quyết định từ đầu thời kì phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc nhƣng quan trọng nhất là các thời kì phân bào giảm nhiễm, trổ bông , phơi màu, thụ phấn và vào chắc.
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), tỷ lệ hạt chắc phụ thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hƣởng lớn của điều kiện ngoại cảnh nhƣ mƣa nhiều, độ ẩm cao, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, thiếu ánh sáng,....thƣờng số hoa trên bông quá nhiều dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp. Một yếu tố cũng hết sức quan trọng là điều chỉnh sao cho số bông hữu hiệu trên đơn vị diện tích thích hợp nhất để cây lúa có thể cung cấp đẩy đủ lƣợng chất khô vào hạt cao nhất làm tăng tỷ lệ hạt chắc/bông. Tỷ lệ hạt chắc cao là một yếu tố quan trọng để đạt đƣợc năng suất cao và muốn có năng suất cao thì tỷ lệ hạt chắc phải đạt hơn 80% (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Nhƣ vậy với kết quả trên thì lúa ở các nghiệm thức có cho năng suất cao.
Bảng 3.4 Tỷ lệ hạt chắc (%) của giống lúa OM5451, vụ Đông Xuân 2013-2014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Nghiệm thức Tỷ lệ hạt chắc (%)
Đối chứng 89,2
Phun Boom Flower-n 88,3
Phun Comcat 150 WP 90,4
Phun Nyro 0,01As 89,1
F ns
CV(%) 1,21
Ghi chú: ns: khác biệt không ý nghĩa.
3.2.5 Khối lƣợng 1000 hạt
Kết quả thí nghiệm cho thấy giữa các nghiệm thức không khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê, khối lƣợng 1000 hạt dao động từ 22,57-23,45 g (Hình 3.4). Khối lƣợng 1000 hạt cũng là một trong những yếu tố cấu thành năng suất lúa nhƣng ít biến động. Khối lƣợng 1000 hạt biến động không nhiều do điều kiện dinh dƣỡng và ngoại cảnh mà chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố đặc tính của giống quyết định, phần lớn các giống lúa có khối lƣợng 1000 hạt biến động từ 20-30 g (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
22
Khối lƣợng 1000 hạt đƣợc quyết định ngay từ thời kì phân hóa hoa đến khi lúa chín nhƣng quan trọng nhất là thời kì giảm nhiễm trên cỡ hạt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Trong thời kì này, nếu gặp điều kiện thuận lợi thì tỉ lệ hạt chắc sẽ tăng, giảm lƣợng hạt lép và tăng khối lƣợng hạt (Đinh Thế Lộc, 2006). Việc phun chất kích thích sinh trƣởng lúc này giúp cây tăng khả năng tích lũy chất khô, hạt căng vàng sáng và tăng chất lƣợng gạo (Lê Hoàng Kiệt và ctv., 2005). Theo Võ Tòng Xuân (1998) cho rằng nếu cây lúa nhảy ít chồi có thể bù đắp đƣợc một phần do cây có thể gia tăng số hạt chắc và khối lƣợng hạt, rất phù hợp với điều kiện thực tế ở thí nghiệm này. Nếu số bông trên một dơn vị diện tích tăng thì số hạt trên bông và khối lƣợng hạt sẽ giảm (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).
Hình 3.4 Khối lƣợng 1000 hạt (g) của giống lúa OM5451, vụ Đông Xuân 2013-2014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
3.3 Năng suất lý thuyết
Năng suất lý thuyết đƣợc trình bày ở Hình 3.5 cho thấy giữa các nghiệm thức có phun chất điều hòa sinh trƣởng có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức 1%. Giữa những nghiệm thức phun chất kích thích sinh trƣởng thì nghiệm thức phun Comcat 150WP cho năng suất cao nhất (12,43 tấn/ha), khi đó nghiệm thức đối chứng chỉ đạt 8,94 tấn/ha thấp nhất, nghiệm thức phun Nyro 0.01As (11,55 tấn/ha) và Boom Flower-n (11,62 tấn/ha) cao hơn so với đối chứng. Năng suất lý thuyết là chỉ tiêu đƣợc tính từ các yếu tố cấu thành năng suất nhƣ sau: NSLT (tấn/ha) = số bông/m2 x số hạt /bông x trọng lƣợng 1000 hạt (g) x tỉ lệ hạt chắc x 105, các yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau khi
22.57 23.44 23.11 23.45 0 5 10 15 20 25
Đối chứng Phun Boom Flower-n Phun Comcat 150 WP Phun Nyro 0,01As Khối lƣ ợng 1000 hạt (g)
23
muốn tăng năng suất thì không chỉ từng yếu tố mà cần tác động tổng hợp, trong phạm vi giới hạn nếu yếu tố càng tăng thì năng suất lúa càng tăng, cho đến khi bốn yếu tố đạt cân bằng tối hảo thì năng suất lúa sẽ đạt tối đa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Kết quả này cho thấy việc phun chất kích thích sinh trƣởng có tác dụng tích cực với lúa trong quá trình sinh trƣởng phát triển, làm tăng khả năng trao đổi chất, quang hợp và hấp thu dinh dƣỡng, tăng số chồi hữu hiệu từ đó góp phần tăng năng suất lúa.
Hình 3.5 Năng suất lý thuyết (tấn/ha) của giống lúa OM5451, vụ Đông Xuân 2013-2014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
3.4 Năng suất thực tế
Theo kết quả thí nghiệm từ Hình 3.6 cho thấy năng suất các nghiệm thức không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Năng suất thực tế dao động từ 6,16-6,94 tấn/ha. Năng suất thực tế còn là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá tác động của các biện pháp kỹ thuật canh tác đến năng suất lúa (Bùi Thị Nga, 2011), là yếu tố cuối cùng để phân loại và đánh giá giống có năng suất cao hay thấp. Năng suất lúa đƣợc quy định bởi bốn thành phần năng suất, liên quan chặt chẽ với nhau nếu một trong bốn thành phần nào dao động quá mức sẽ ảnh hƣởng đến các thành phần năng suất còn lại có thể làm tăng hoặc giảm năng suất thực tế (Nguyễn Văn Hoan, 1995).
8,94c 11,62b 12,43a 11,55b 0 2 4 6 8 10 12 14
Đối chứng Phun Boom Flower-n Phun Comcat 150 WP Phun Nyro 0,01As Năng suất lý thuy ết (tấn/ha)
24
Hình 3.6 Năng suất thực tế (tấn/ha) của giống lúa OM5451, vụ Đông Xuân 2013-2014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Trong thực tế, năng suất thực tế lúa thấp hơn nhiều so với năng suất lý thuyết do chịu nhiều ảnh hƣởng hạn chế về mặt sinh học nhƣ điều kiện đất đai, nƣớc, dinh dƣỡng, sâu bệnh, cỏ dại và do sự thích nghi của giống. Trong đó, kiến thức và tập quán canh tác của nông dân hết sức quan trọng, chi phí đầu tƣ và lợi nhuận là yếu tố cơ bản dẫn đến làm ảnh hƣởng đến năng suất lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
3.5 Hiệu quả kinh tế
Trong quá trình sản xuất thì hiệu quả kinh tế là yếu tố quan trọng nhất. Một vụ canh tác cần phải đầu tƣ nhiều chi phí nhƣ: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhân công,…nhƣng sau cùng lợi nhuận từ một vụ canh tác là điều đƣợc quan tâm nhất. Tính toán chi phí và thu nhập giữa các nghiệm thức phun chất kích thích sinh trƣởng và nghiệm thức không đƣợc phun thuốc đƣợc trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy năng suất lúa tăng lên các nghiệm thức phun Comcat 150WP, Nyro 0.01As, Boom Flower-n so với đối chứng lần lƣợt là 0,78 tấn/ha, 0,58 tấn/ha, 0,57 tấn/ha.
Với giá lúa 5.600 đồng/kg trừ các khoản chi phí đầu tƣ thì lợi nhuận tăng từ 2.388.000-3.408.000 đồng/ha. Trong đó, việc sử dụng Comcat 150WP đem lại lợi nhuận cao nhất là 3.408.000 đồng/ha và hai nghiệm thức còn lại đều đạt trên 2 triệu đồng/ha so với đối chứng. Nhƣ vậy, việc sử dụng chất kích thích sinh trƣởng góp phần làm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho nông dân trồng lúa. Đặc biệt là nghiệm thức đƣợc sử lý với Comcat 150WP mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho ngƣời trồng lúa.
6.16 6.73 6.94 6.74 0 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Đối chứng Phun Boom Flower-n Phun Comcat 150 WP Phun Nyro 0,01As Năng suất thực tế (tấn/ha)
25
Bảng 3.5 Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức sử dụng chất điều hòa sinh trƣởng trên giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2013-2014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Các chỉ tiêu Nghiệm thức
Đối chứng Boom flower-n Comcat
150WP Nyro 0.01AS Chi phí thuốc dùng trong thí nghiệm (đồng/ha) _ 470.000 560.000 560.000 Chi phí chăm sóc và
nhân công (đồng/ha) 15.300.000 15.600.000 15.700.000 15.600.000
Năng suất (tấn/ha) 6,16 6,73 6,94 6,74
Năng suất tăng
(tấn/ha) _
0,57 0,78 0,58
Giá bán (đồng/kg) 5.600 5.600 5.600 5.600
Tổng thu (đồng/ha) 34.496.000 37.688.000 38.864.000 37.744.000 Tổng chi (đồng/ha) 15.300.000 16.070.000 16.260.000 16.160.000 Lợi nhuận (đồng/ha) 19.196.000 21.618.000 22.604.000 21.584.000 Lợi nhuận tăng thêm
so với đối chứng (đồng/ha)
_ 2.422.000 3.408.000 2.388.000
Ghi chú:
- Năng suất tăng = Năng suất từng nghiệm thức - Năng suất đối chứng
- Lợi nhuận= Tổng thu – Tổng chi
26
CHƢƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận
- Các nghiệm thức phun chất kích thích sinh trƣởng có chiều cao và số chồi lớn hơn nghiệm thức đối chứng.
- Các thành phần năng suất nhƣ số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc, số hạt chắc/bông, trọng lƣợng 1000 hạt và năng suất ở các nghiệm thức phun chất kích thích sinh trƣởng đều cao hơn nghiệm thúc đối chứng.
- Nghiệm thức phun Comcat 150WP có lợi nhuận cao hơn so với đối chứng là 3.408.000 đồng/ha. Kế đến là nghiệm thức phun Nyro 0.01As và Boom Flower-n có lợi nhuận tăng thêm lần lƣợt là 2.388.000 đồng/ha và 2.422.000 đồng/ha.
4.2 Đề nghị
Có thể khuyến cáo nông dân tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang sử dụng chất kích thích sinh trƣởng Comcat 150WP trên giống OM5451 cho vụ lúa Đông Xuân tại những thời điểm thích hợp (20, 40 và 55 ngày sau sạ) để tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa.
27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2006. Giới thiệu về sản xuất lúa đồng bằng sông Cửu Long. NXB Nông Nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh
Đinh Thế Lộc. 2006. Giáo trình kỹ thuật trồng lúa. NXB Hà Nội.
Hoshikawa K. and Y. Wang. 1993. General observation on lodge rice culm. In Study on the lodging of rice plant, Japan journal crop Sci. 59(4)
Koba V. C., E. R. Cerny, G. R. Garder., T. Noguchi, S. Fujioka, S. Takasuko., S. Yoshida & D.S Clouse, 2000. “ A putative role for the tomato genes DUMPY and CURL-3 in brassinosteroid biosynthesis and response” Plant physiology, pp 122.
Lê Hoàng Kiệt, Nguyễn Đức Thuận và Mai Thành Phụng. 2005. Sử dụng phân bón lá