- Số bông/m2: đƣợc ghi nhận bằng cách đếm tổng số bông trong 3 khung chỉ tiêu rồi quy ra số bông/m2.
- Tổng số hạt trên bông: đƣợc ghi nhận bằng cách lấy ngẫu nhiên 10 bông trong mỗi khung chỉ tiêu đếm số hạt. Từ đó quy ra số hạt trên bông.
- Số hạt chắc trên bông: cũng đƣợc ghi nhận bằng cách lấy ngẫu nhiên 10 bông trong mỗi khung của từng lô đếm số hạt chắc. Từ đó quy ra số hạt chắc trên bông. Tỷ lệ hạt chắc (%) = (số hạt chắc/tổng số hạt) x 100%
- Trọng lƣợng 1000 hạt (W14%): cân trọng lƣợng 1000 hạt chắc và tính trên cơ sở ẩm độ 14%.
W14% = W0 (100 – H0)/86
W14%: trọng lƣợng mẫu ở ẩm độ chuẩn 14%. W0: trọng lƣợng mẫu lúc cân.
H0: ẩm độ lúc cân (%)
- Năng suất lí thuyết (NSLT): đƣợc tính theo công thức
NSLT (tấn/ha) = Số bông/m2 x Số hạt/bông x Trọng lƣợng 1000 hạt (g) x Tỉ lệ hạt chắc (%) x 105.
- Năng suất thực tế (NSTT) (tấn/ha): thu hoạch 16 m2
lấy hạt phơi khô giê sạch, cân trọng lƣợng và đo độ ẩm ngay khi cân rồi quy về ẩm độ chuẩn 14%.
13
2.3.3 Xử lí và phân tích số liệu
Xử lí số liệu sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tính toán số liệu, tính trung bình và vẽ bản đồ. Xử lí số liệu thống kê bằng phầm mềm SPSS 16.0
14
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Các chỉ tiêu nông học
3.1.1 Chiều cao cây
Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.1 cho thấy giai đoạn 20 NSKS chiều cao cây ở các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức 1%. Nghiệm thức phun Comcat 150WP có chiều cao cây cao nhất (31,41 cm) và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (28,87 cm). Tuy nhiên, chiều cao cây ở nghiệm thức phun Boom Flower-n (29,45 cm) lại không khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng do không xử lí chất kích thích sinh trƣởng lúc đầu. Theo Đinh Văn Lữ và ctv., (1976) chiều cao cây là đặc điểm hình thái mang tính di truyền, đặc điểm này mang tính đặc trƣng cho từng giống và ít biến động, nhƣng cũng chịu ảnh hƣởng nhiều bởi kỹ thuật canh tác và điều kiện ngoại cảnh. Giai đoạn này cây lúa cần dinh dƣỡng đầy đủ để tăng nhanh chiều cao, phát triển lá và rễ. Do đó, khi đƣợc xử lí hạt giống bằng chất kích thích sinh trƣởng trƣớc khi sạ có thể đã làm tăng khả năng nảy mầm hạt, giúp cây phát triển nhanh, rễ nhiều và phát triển mạnh để hút các dƣỡng chất cần thiết giúp cây sinh trƣởng tốt hơn.
Bảng 3.1 Chiều cao (cm) giống lúa OM5451, vụ Đông Xuân 2013-2014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Nghiệm thức Ngày sau sạ (ngày)
20 40 60 80
Đối chứng 28,87b 47,93c 70,7b 88,43b
Phun Boom Flower-n 29,45b 49,45b 72,07b 90,8ab
Phun Comcat 150 WP 31,54a 54,5a 76,37a 93,0a
Phun Nyro 0,01As 30,06a 49,8b 72,98ab 88,83b
F ** ** * *
CV(%) 1,84 1,07 2,4 1,68
Ghi chú: Những số trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê; *: khác biệt ý nghĩa ở mức 5%;**: khác biệt ý nghĩa ở mức1%
Ở giai đoạn 40 NSKS chiều cao cây có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%,. Ở nghiệm thức phun Comcat 150WP có chiều cao cây cao nhất (54,5 cm) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (47,93 cm) (Bảng 3.1). Giai đoạn này cây lúa bắt đầu sinh trƣởng mạnh do sự vƣơn dài 5 lóng trên cùng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009), sự tăng chiều cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ giống, mật độ, chế độ dinh dƣỡng thích hợp,…đặc
15
biệt là phân đạm và chất kích thích sinh trƣởng giúp cây đạt chiều cao nhƣ mong muốn (Nguyễn Văn Hoan, 1995). Việc bổ sung chất kích thích sinh trƣởng giúp cây kéo dài tế bào, tăng số lƣợng và sự phát triển rễ, giúp rễ ăn sâu, từ đó cung cấp đầy đủ chất dinh dƣỡng để cây có chiều cao tối đa.
Vào thời điểm 60 NSKS là giai đoạn sinh sản của cây lúa, chiều cao cây có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Nghiệm thức phun Comcat 150WP vẫn có chiều cao cây cao nhất (76,37 cm), kế đến là nghiệm thức phun Nyro 0.01As (72,98 cm) nhƣng không tạo ra sự khác biệt nhiều so với những nghiệm thức còn lại (Bảng 3.1). Vì ở giai đoạn này rễ giảm hấp thu do cây có sự cạnh tranh dinh dƣỡng mạnh giữa bông và rễ, nên chiều cao cây tăng trƣởng chậm và chuyển sang quá trình sinh sản (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2010). Từ đó, cho thấy việc phun chất kích thích sinh trƣởng qua lá ở giai đoạn này giúp tăng cƣờng trao đổi chất và hấp thu dinh dƣỡng tốt hơn. Ngoài ra, việc sử dụng chất kích thích sinh trƣởng giúp hình thành và phân hóa đòng đƣợc bông to, lúa trổ đều, tăng tỉ lệ thụ phấn (Lê Hoàng Kiệt và ctv., 2005).
Ở giai đoạn 80 NSKS chiều cao cây giữa các nghiệm thức có sự khác biệt qua thống kê ở mức 5%, cao nhất là nghiệm thức phun Comcat 150WP (93 cm), nhƣng không có sự khác biệt ở nghiệm thức phun Nyro 0.01As (88,83 cm) và đối chứng (88,43 cm) (Bảng 3.1). Giai đoạn này cây lúa tiếp tục vƣơn dài của các lóng và đòng lúa đã thoát ra ngoài, giống lúa có năng suất cao ở đồng ruộng nƣớc ta thì chiều cao cây lúa trung bình từ 80-110 cm (Võ Tòng Xuân, 1984).
3.1.2Số chồi trên đơn vị diện tích
Kết quả trình bày ở Bảng 3.2 cho thấy ở giai đoạn 20 NSKS số chồi dao động từ 470-620 chồi/m2, nhƣng giữa các nghiệm thức không khác biệt qua thống kê. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) số chồi phụ thuộc vào yếu tố môi trƣờng, dinh dƣỡng, điều kiện đất đai, thời tiết và đầy đủ ánh sáng thì cây sẽ hình thành chồi sớm và số chồi đạt tối đa.
Giai đoạn 40 NSKS là giai đoạn cây tăng nhanh số chồi và để đạt số chồi tối đa chuẩn bị cho giai đoạn làm đòng của cây lúa, nên số chồi giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cụ thể ở nghiệm thức phun Comcat 150WP có 876 chồi/m2 và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng 689 chồi/m2 (Bảng 3.2). Thời kỳ này cây lúa tập trung vào các quá trình phát triển của bộ rễ, ra lá và đẻ nhánh. Do đó, trong giai đoạn này cần bổ sinh chất kích thích sinh trƣởng qua lá và sử dụng phân bón cho rễ cùng lúc để tăng đẻ nhánh, nảy chồi, tăng diện tích lá,…(Cao Hoàng Kiệt và ctv.,
2005). Theo Yoshida (1981) khoảng cách trồng, ánh sáng, nguồn dinh dƣỡng, điều kiện môi trƣờng, kỹ thuật canh tác có sự ảnh hƣởng lớn đến sự nảy chồi.
16
Bảng 3.2 Số chồi/m2 của giống lúa OM5451, vụ Đông Xuân 2013-2014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Nghiệm thức Ngày sau sạ (ngày)
20 40 60 80
Đối chứng 470 689c 598b 554
Phun Boom Flower-n 543 773b 743a 609
Phun Comcat 150 WP 620 876a 805a 666
Phun Nyro 0,01As 594 810b 773a 617
F ns ** ** ns
CV(%) 11,38 2,54 6,91 4,82
Ghi chú: Những số trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê; ns: khác biệt không ý nghĩa;**: khác biệt ý nghĩa ở mức1%
Số chồi ở giai đoạn 60 NSKS giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%, số chồi ở nghiệm thức phun Comcat 150WP cao nhất (805 chồi/m2) và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (598 chồi/m2). Đây là giai đoạn cây lúa phát triển mạnh ở giai đoạn đầu nhằm tăng cao số chồi sinh lí giúp cây tập trung dinh dƣỡng và khoáng chất để nuôi bông và hạt giai đoạn sau. Nhƣng giai đoạn sau này thì số chồi nhỏ ra sau sẽ bị chết đi do yếu tố cạnh tranh dinh dƣỡng và ánh sáng, còn lại những chồi có khả năng cạnh tranh cao hay còn gọi là chồi hữu hiệu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Việc theo dõi động thái đẻ nhánh và tốc độ đẻ nhánh của cây lúa để từ đó có biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp để đạt số bông tối ƣu trên một đơn vị diện tích, nhằm đạt năng suất cao (Tăng Thị Hạnh, 2003).
Ở giai đoạn 80 NSKS số chồi giảm mạnh và không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê, số chồi cao nhất là ở nghiệm thức phun Comcat 150WP (666 chồi/m2) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (554 chồi/m2). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) ở thời điểm bắt đầu phân hóa đòng, chồi có chiều cao 2/3 thân chính hoặc có khoảng 3 lá thì trở thành chồi hữu hiệu nếu điều kiện dinh dƣỡng và môi trƣờng thuận lợi và ngƣợc lại chồi chết đi và trở thành chồi vô hiệu. Những chồi vô hiệu chết làm giảm tổng số chồi xuống, tập trung vào chồi hữu hiệu mang bông. Trong thời kì này nếu gặp điều kiện thuận lợi thì tỉ lệ hình thành hạt chắc sẽ tăng và giảm lƣợng hạt lép và tăng khối lƣợng hạt (Đinh Thế Lộc, 2006). Việc phun chất kích thích sinh trƣởng lúc này giúp cây tăng khả năng tích lũy chất khô cho hạt (Lê Hoàng Kiệt và ctv., 2005).
17
3.1.3 Chiều dài bông
Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.3 cho thấy chiều dài bông lúa giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê. Theo Vũ Văn Liết (2004) chiều dài bông lúa do đặc tính di truyền của giống quyết định nhƣng cũng chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng trong giai đoạn hình thành bông lúa.
Nhìn chung, chiều dài bông cho thấy ý nghĩa quan trọng để gia tăng năng suất, mặc dù nó không là thành phần năng suất. Sự tăng chiều dài bông kéo theo đó là sự gia tăng số hạt trên bông, tạo tiền đề để gia tăng năng suất. Giống có bông dài, hạt xếp khít, tỷ lệ hạt chắc cao và khối lƣợng 1000 hạt cao sẽ cho năng suất cao và chất lƣợng tốt. Bảng 3.3 Chiều dài bông (cm) của giống lúa OM5451, vụ Đông Xuân 2013-2014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Nghiệm thức Chiều dài bông (cm)
Đối chứng 20,4
Phun Boom Flower-n 20,9
Phun Comcat 150 WP 21,5
Phun Nyro 0,01As 20,4
F ns
CV(%) 2,15
Ghi chú: ns: khác biệt không ý nghĩa.
3.2 Các chỉ tiêu thành phần năng suất 3.2.1 Số bông/m2 3.2.1 Số bông/m2
Qua kết quả Hình 3.1 cho thấy số bông/m2
có sự khác biệt giữa các nghiệm thức qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Số bông/m2 dao động từ 497-611 bông/m2, trong đó cao nhất ở nghiệm thức phun Comcat 150WP (611 bông/m2) và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (497 bông/m2). Trong các chỉ tiêu thành phần năng suất thì số bông trên đơn vị diện tích có tính chất quyết định và sớm nhất, lúa phải đạt 500-600 bông/m2 thì mới cho năng suất cao, trên một đơn vị diện tích số bông càng nhiều thì năng suất càng tăng. Tuy nhiên, số bông quá nhiều thì số hạt chắc/bông sẽ giảm do vật chất tích lũy không đủ vận chuyển vào hạt nên làm hạt không no đầy (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Số bông/m2 phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ: mật độ, đặc tính giống, điều kiện canh tác và kỹ thuật canh tác,…Để có số bông/m2
cao cần chú ý chăm sóc ngay từ giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu của cây lúa để có nhánh hữu hiệu tối đa có khả năng hình thành bông rất
18
cao (giai đoạn này kéo dài khoảng 10-12 ngày) (Nguyễn Đình Giao, 1997). Số nhánh lúa sẽ quyết định số bông và đó cũng là yếu tố quan trọng nhất để có năng suất cao. Có thể nói số bông đóng góp trên 70% năng suất, trong khi đó số hạt/bông, số hạt chắc/bông và trọng lƣợng hạt đóng góp gần 30%. Do vậy, việc phun chất kích thích sinh trƣởng ở giai đoạn sinh trƣởng sinh dƣỡng rất quan trọng, vì giai đoạn này cây sinh trƣởng mạnh phun chất kích thích sinh trƣởng để kích thích cây lúa nhanh nở bụi, tăng đẻ nhánh nảy chồi hữu hiệu, chồi khỏe cho nhiều bông và tăng diện tích lá nhằm tăng cƣờng quang hợp tích lũy cho giai đoạn nuôi bông (Lê Hoàng Kiệt và ctv., 2005).
Hình 3.1 Số bông/m2của giống lúa OM5451, vụ Đông Xuân 2013-2014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
3.2.2 Số hạt trên bông
Qua kết quả trình bày ở Hình 3.2 cho thấy giữa các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%. Nghiệm thức Comcat 150WP có số hạt/bông lớn nhất (97 hạt) và thấp nhất là đối chứng (89 hạt). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) ở các giống lúa cải thiện số hạt/bông từ 80-100 hạt đối với giống lúa sạ hay 100-120 hạt đối với giống lúa cấy là tốt nhất trong điều kiện ĐBSCL. Số hạt/bông ít hay nhiều tùy thuộc vào số gié, số hoa phân hóa cũng nhƣ thoái hóa. Toàn bộ quá trình này nằm trong thời kỳ sinh trƣởng sinh thực (từ làm đòng đến trổ). Và số lƣợng gié, hoa phân hóa đƣợc quyết định ngay từ thời kỳ đầu của quá trình làm đòng (trong vòng từ 7-10 ngày). Thời kỳ này bị ảnh hƣởng bởi sinh
497c
597ab 611a 584ab
0 100 200 300 400 500 600 700
Đối chứng Phun Boom Flower-n Phun Comcat 150 WP Phun Nyro 0,01As Số bông/m 2
19
trƣởng của cây lúa và điều kiện ngoại cảnh, các yếu tố này cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến sự thoái hóa hoa. Thời kỳ thoái hóa hoa thƣờng bắt đầu vào khoảng 10-12 ngày trƣớc trỗ, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi và kỹ thuật canh tác tốt thì số gié hoa phân hóa nhiều và ít bị thoái hóa hơn (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Do đó, từ kết quả trên cho thấy hiệu quả của việc xử lí chất kích thích sinh trƣởng ở giai đoạn làm đòng giúp cây hấp thụ dinh dƣỡng tốt, chống chịu đƣợc với điều kiện bất lợi, lá chồi phát triển nhanh mạnh làm tăng khả năng phân hóa mầm hoa ở chồi, tăng tỉ lệ thụ phấn hạt lúa nên dẫn đến hình thành số hạt/bông nhiều cao hơn so với đối chứng.
Hình 3.2 Số hạt/bông của giống lúa OM5451, vụ Đông Xuân 2013-2014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Ngoài ra, theo Võ Tòng Xuân (1984) thì số hạt/bông có ảnh hƣởng thuận với năng suất lúa, muốn bông lúa hình thành nhiều thì phải tạo điều kiện cho cây lúa có đủ chất dinh dƣỡng, mực nƣớc trong ruộng thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh tấn công và thời tiết thuận lợi. Tuy nhiên số hạt/bông cao không có nghĩa là năng suất lúa sẽ cao mà còn phụ thuộc vào số hạt chắc/bông.
3.2.3 Số hạt chắc/bông
Kết quả ở Hình 3.3 cho thấy số hạt chắc/bông giữa các nghiệm thức khác biệt nhau qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%, cao nhất là nghiệm thức phun Comcat
89c 94b 97a 94b 84 86 88 90 92 94 96 98
Đối chứng Phun Boom Flower-n Phun Comcat 150 WP Phun Nyro 0,01As Số hạt/bông (%)
20
150WP (88 hạt chắc /bông) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (79 hạt chắc/bông). Sau khi thụ tinh, bông lúa bƣớc vào kỳ chín, kết thúc thời kỳ này là bông lúa chín hoàn toàn. Giai đoạn này kích thƣớc và khối lƣợng hạt lúa đƣợc gia tăng dần làm đầy vỏ trấu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Thời kỳ chín biến đổi không nhiều trƣớc những tác động của các yếu tố ngoại cảnh. Thời gian này kéo dài khoảng 30 ngày đối với hầu hết giống lúa.
Hình 3.3 Số hạt chắc/bông của giống lúa OM5451, vụ Đông Xuân 2013-2014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Giai đoạn chín sữa rất quan trọng do chất dự trữ trong hạt tăng nhanh khi đó khối lƣợng hạt tăng nhanh ở thời kỳ này, có thể đạt 75 - 80% khối lƣợng cuối cùng. Do đó, các điều kiện dinh dƣỡng, tình trạng sinh trƣởng phát triển của cây lúa và thời tiết sau trổ trở đi rất quan trọng đối với quá trình hình thành năng suất, kích thƣớc và khối lƣợng hạt gạo sau này (Nguyễn Bảo Vệ, 2013). Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2010) ở giai đoạn sinh sản rễ giảm hấp thu dinh dƣỡng là do cạnh tranh carbohydrate giữa rễ và bông vì thế nên phun chất kích thích sinh trƣởng qua lá sẽ giúp cây tăng cƣờng trao đổi chất, hấp thu dinh dƣỡng tốt hơn và tăng lƣợng chất tích lũy trong cây. Ngoài ra, viêc sử dụng chất kích thích sinh trƣởng giúp hình thành và phân hóa đòng đƣợc bông to, nhiều hạt, lúa trổ đều, tăng tỉ lệ thụ phấn và giảm tỉ lệ hạt lép (Lê Hoàng Kiệt và ctv., 2005).
79c 83b 88a 84b 74 76 78 80 82 84 86 88 90
Đối chứng Phun Boom Flower-n Phun Comcat 150 WP Phun Nyro 0,01As Số hạt chắc/bông
21
3.2.4 Tỷ lệ hạt chắc (%)
Qua kết quả thí nghiệm đƣợc trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ hạt chắc ở các nghiệm thức không có khác biệt ý nghĩa thống kê, tỷ lệ hạt chắc dao động từ 88,3-90,4%.