Số chồi trên đơn vị diện tích

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng comcat, nyro và boom flower lên năng suất lúa om5451 vụ đông xuân năm 2013 2014 tại huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 28)

Kết quả trình bày ở Bảng 3.2 cho thấy ở giai đoạn 20 NSKS số chồi dao động từ 470-620 chồi/m2, nhƣng giữa các nghiệm thức không khác biệt qua thống kê. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) số chồi phụ thuộc vào yếu tố môi trƣờng, dinh dƣỡng, điều kiện đất đai, thời tiết và đầy đủ ánh sáng thì cây sẽ hình thành chồi sớm và số chồi đạt tối đa.

Giai đoạn 40 NSKS là giai đoạn cây tăng nhanh số chồi và để đạt số chồi tối đa chuẩn bị cho giai đoạn làm đòng của cây lúa, nên số chồi giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cụ thể ở nghiệm thức phun Comcat 150WP có 876 chồi/m2 và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng 689 chồi/m2 (Bảng 3.2). Thời kỳ này cây lúa tập trung vào các quá trình phát triển của bộ rễ, ra lá và đẻ nhánh. Do đó, trong giai đoạn này cần bổ sinh chất kích thích sinh trƣởng qua lá và sử dụng phân bón cho rễ cùng lúc để tăng đẻ nhánh, nảy chồi, tăng diện tích lá,…(Cao Hoàng Kiệt và ctv.,

2005). Theo Yoshida (1981) khoảng cách trồng, ánh sáng, nguồn dinh dƣỡng, điều kiện môi trƣờng, kỹ thuật canh tác có sự ảnh hƣởng lớn đến sự nảy chồi.

16

Bảng 3.2 Số chồi/m2 của giống lúa OM5451, vụ Đông Xuân 2013-2014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Nghiệm thức Ngày sau sạ (ngày)

20 40 60 80

Đối chứng 470 689c 598b 554

Phun Boom Flower-n 543 773b 743a 609

Phun Comcat 150 WP 620 876a 805a 666

Phun Nyro 0,01As 594 810b 773a 617

F ns ** ** ns

CV(%) 11,38 2,54 6,91 4,82

Ghi chú: Những số trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê; ns: khác biệt không ý nghĩa;**: khác biệt ý nghĩa ở mức1%

Số chồi ở giai đoạn 60 NSKS giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%, số chồi ở nghiệm thức phun Comcat 150WP cao nhất (805 chồi/m2) và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (598 chồi/m2). Đây là giai đoạn cây lúa phát triển mạnh ở giai đoạn đầu nhằm tăng cao số chồi sinh lí giúp cây tập trung dinh dƣỡng và khoáng chất để nuôi bông và hạt giai đoạn sau. Nhƣng giai đoạn sau này thì số chồi nhỏ ra sau sẽ bị chết đi do yếu tố cạnh tranh dinh dƣỡng và ánh sáng, còn lại những chồi có khả năng cạnh tranh cao hay còn gọi là chồi hữu hiệu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Việc theo dõi động thái đẻ nhánh và tốc độ đẻ nhánh của cây lúa để từ đó có biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp để đạt số bông tối ƣu trên một đơn vị diện tích, nhằm đạt năng suất cao (Tăng Thị Hạnh, 2003).

Ở giai đoạn 80 NSKS số chồi giảm mạnh và không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê, số chồi cao nhất là ở nghiệm thức phun Comcat 150WP (666 chồi/m2) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (554 chồi/m2). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) ở thời điểm bắt đầu phân hóa đòng, chồi có chiều cao 2/3 thân chính hoặc có khoảng 3 lá thì trở thành chồi hữu hiệu nếu điều kiện dinh dƣỡng và môi trƣờng thuận lợi và ngƣợc lại chồi chết đi và trở thành chồi vô hiệu. Những chồi vô hiệu chết làm giảm tổng số chồi xuống, tập trung vào chồi hữu hiệu mang bông. Trong thời kì này nếu gặp điều kiện thuận lợi thì tỉ lệ hình thành hạt chắc sẽ tăng và giảm lƣợng hạt lép và tăng khối lƣợng hạt (Đinh Thế Lộc, 2006). Việc phun chất kích thích sinh trƣởng lúc này giúp cây tăng khả năng tích lũy chất khô cho hạt (Lê Hoàng Kiệt và ctv., 2005).

17

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng comcat, nyro và boom flower lên năng suất lúa om5451 vụ đông xuân năm 2013 2014 tại huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 28)