Đối với tài chính:

Một phần của tài liệu Tách bạch giữa sở hữu và điều hành trong công ty cổ phần ở việt nam luận văn ths luật (Trang 56)

- Ý nghĩa của điều hành đối vói CTCP: hiệu quả hoạt động của CTCP phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động điều hành công ty Nếu người điều hành có uy tín,

Đối với tài chính:

LDN 2005, quy định rõ thêm về chế độ pháp lý đối với vốn điều lệ trong CTCP. Các CSHCT không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ

phẩn. Trường hợp có CSHCT rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định của LDN hoặc điều lệ công ty thì thành viên HĐQT và người đại diện theo pháp luật của công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút. Quy định này khẳng định tài sản của CTCP do các CSHCT đóng góp, nhưng khi đã góp vào công ty, thì đó là tài sản của công ty, các CSHCT chỉ là sở hữu cổ phần hay nói cách khác chỉ là chủ sở hữu công ty. Đồng thời quy định này cũng nhằm tránh tình trạng một sô' người góp vốn thành lập CTCP, nhưng sau đó lại rút vốn ra gây mất ổn định trong hoạt động của công ty, và nguy cơ gầy thiệt hại đối với các nhà đầu tư mới.

LDN 2005 thiết lập một chế độ thù iao, tiền lương gắn với kết quả, hiệu quả kinh doanh của công ty cho người điều hành, thành viên HĐỌT, thành viên BKS. Quy định này vừa phát huy nỗ lực của người điều hành, thành viên HĐQT đổng thời kiểm soát được sự lạm dụng lương thường gây thiệt hại lợi ích đối với các CSHCT. ĐHĐCĐ quyết định mức tổng thù lao của HĐỌT, BKS tại cuộc họp thường niên trên cơ sở dự tính thù lao của HĐQT cho từng thành viên trên nguyên tắc nhất trí.

LDN 2005 công nhận chi phí đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các khoản chi vể ăn, ờ, đi lại và chi phí hợp lý khác cùa thành viên HĐQT, thành viên BKS chi trả khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Điểu này thể hiện mối quan hộ ủy quyền quản lý và giám sát của chủ sở hữu với HĐQT và BKS. Còn người điểu hành được trả mức tiển lương, thường do HĐQT quyết định.

Đói với hoạt động quản lý, điểu hành công ty:

LDN 2005 lần đầu tiên quy định áp dụng phương thức bầu HĐQT và BKS

theo cơ chế cộng dồn phiếu bầu (Điều 104 khoản 3 điểm c LDN 2005) nhằm đảm

bảo cho các CSHCT phổ thông luôn có đại diện của mình trong HĐQT. Việc biểu quyết bầu thành viên HĐQT và BKS phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu,

theo đó mỗi CSHCT có tổng sô' phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở

hữu nhân với số thành viên được bầu của HĐQT hoặc BKS và CSHCT có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một sô' ứng cử viên.

HĐỌT, tổ chức thực hiện các công việc của HĐỌT giữa hai kỳ họp; không phải là một chức danh có thẩm quyển độc lập tách biệt riêng, đảm bảo tính nhất quán tập trung trong việc thông qua và tổ chức thực hiện các quyết định, đồng thời cũng tương thích với các thông lệ tốt nhất đang được áp dụng trên thế giới. Điều lệ công ty quy định thể thức thông qua quyết định của cống ty và các nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ tạo cơ chế tự giác thực thi các quy định của bản thân CSHCT, người được ủy quyển và Người điéu hành công ty.

LDN 2005 quy định chặt chẽ hơn các đòi hỏi công khai minh bạch hoá trách nhiệm nhằm đảm bảo hạn chế các giao dịch tư lợi, các giao dịch với những người có lợi ích liên quan có nguy cơ gây thiết hại cho lợi ích của các CSHCT. Các yêu cầu về công khai các lợi ích liên quan được quy định như sau:

Thành viên HĐQT, thành viên BKS, người điều hành và người quản lý khác của công ty phải kê khai các lợi ích liên quan của họ với công ty, bao gồm:

Tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đãng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mà họ có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; tỷ lệ và thời điểm sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần đó;

Tên, địa chỉ trụ sờ chính, ngành, nghề kinh doanh, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mà những người có liên quan của họ cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần hoặc phần vốn góp trên 35% vốn điều lệ.

Việc kê khai quy định trên phải được thực hiên trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày phát sinh lợi ích liên quan; việc sửa đổi, bổ sung phải được khai báo với công ty trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày có sửa đổi, bổ sung tương ứng. Đổng thời phải được thông báo cho ĐHĐCĐ tại cuộc họp thường niên và được niêm yết, lưu giữ tại trụ sở chính của doanh nghiệp. CSHCT, đại diện theo uỷ quyền của CSHCT, thành viên HĐQT, BKS, người điéu hành có quyển xem xét nội dung kê khai bất cứ lúc nào nếu xét thấy cần thiết (Điều 118 khoản 2, 3 LDN 2005).

người khác để thực hiện công việc dưới mọi hình thức trong phạm vi công việc kinh doanh của công ty đều phải giải trình bản chất, nội dung của công việc đó trước HĐQT, BKS và chỉ được thực hiện khi được đa số thành viên còn lại của HĐQT chấp thuận; nếu thực hiên mà không khai báo hoặc không được sự chấp thuận của

HĐỌT thì tất cả thu nhập có được từ hoạt động đó thuộc về công ty (Điều I IS

khoản 4 LDN 2005).

Nghĩa vụ của người quản lý, người điều hành:

LDN 2005 đã bổ sung, quy định rõ ràng hơn nghĩa vụ trung thành, trung thực và cẩn trọng của thành viên HĐQT, thành viên BKS, người điều hành.

Tuân thủ đúng pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của ĐHĐGĐ và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Thực hiện các quyển và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và CSHCT;

Trung thành với lợi ích của công ty và CSHCT; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về các doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có phần vốn góp, cổ phần chi phối; thông báo này được niêm yết tại trụ sờ chính và chỉ nhánh của công ty. Ngoài các nghĩa vụ nêu trên, HĐQT, BKS và người điều hành không được tăng lương, trả thưởng khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn.

Thẩm quyên của BKS:

Luật doanh nghiêp 2005 đã có các quy định đề cao và cụ thể hơn vai trò, vị

trí và trách nhiệm của BKS, thành viên BKS (Điểu 123; Điều Ỉ24; Điều 126 LDN

2005).

- HĐQT, thành viên HĐQT, người điều hành phải cung cấp đầy đủ, chính

- Thông báo mời họp, phiếu lấy ý kiến thành viên HĐQT và các tài liệu kèm theo phải được gửi đến thành viên BKS cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành viên HĐQT.

- Báo cáo của người điểu hành trình HĐQT hoặc tài liệu khác do công ty phát hành được gửi đến thành viên BKS cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành viên HĐQT.

- Thành viên BKS có quyển tiếp cận các hồ sơ, tài liệu cùa công ty lưu giữ tại trụ sờ chính, chi nhánh và địa điểm khác; có quyền đến các địa điểm nơi người điều hành và nhân viên của công ty làm việc.

Như vậy, so với LDN 1999, LDN 2005 đã có những quy định chặt chẽ hơn đảm bảo quyền lợi của các CSHCT, bảo đảm khả năng giám sát tốt hơn của CSHCT đối với người điều hành; tăng tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của người quản lý, điều hành; thiết lập chế độ thù lao, tiền lương gắn với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; nâng cao vị trí, vai trò của BKS, thành viên BKS.

2.2. Thực tiễn thực thi các quy định của pháp luật về tách bạch giữa sở hữu và điều hành trong CTCP theo LDN 1999

2.2.1. Hạn chế quyền của chủ sở hữu cóng ty

Hạn chế quyền được cung cấp thông tin:

CSHCT chỉ được quyển tiếp cận thông tin về mình trong sổ đăng ký CSHCT

và Danh sách CSHCT có quyền dự họp ĐHĐCĐ. Chỉ CSHCT hoặc nhóm CSHCT có sở hữu 10% cổ phần trở lên mới được quyền xem và nhận bản sao hoặc trích lục danh sách CSHCT có quyền dự họp. Có nghĩa là các CSHCT chưa được bảo đảm quyển xem xét sổ sách kế toán, biên bản họp ĐHĐCĐ, HĐQT và các thông tin quan trọng khác làm cơ sở quyết định đầu tư. Ngoài ra, Điều 93 LDN 1999 có đé cập đến bản tóm tắt báo cáo tài chính, nhưng không quy định cụ thể những nội dung phải có của bản tóm tắt báo cáo tài chính. Chưa có quyển tiếp cận đến thông tin đầy đủ và kịp thời vể công ty sẽ làm tăng rủi ro cho các CSHCT, nhất là CSHCT thiểu số.

Quyền yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ của nhóm CSHCT thiểu số chỉ giới hạn trong các trường hợp (Điều 71 khoản 2 điểm b LDN 1999): (i) HĐỌT vi phạm nghĩa vụ của người quản lý, hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền. Ngoài ra, Luật chưa quy định rõ hình thức và nội dung của yêu cầu, thòi hiệu thực hiện yêu cầu. Hạn chế nói trên đã góp phần gây ra 2 hệ quả trái ngược nhau trên thực tế. Trong một số trường hợp, CSHCT thiểu sô' đã không tìm được cách sử dụng quyển của mình một cách có hiệu quả hoặc nhóm CSHCT thiểu số (với sự hỗ trợ của một số công chức Nhà nước) đã sử dụng công cụ này “gây áp lực” thay đổi HĐQT nhằm đạt được ý đổ và mục đích riêng của họ. Thực tế cho thấy các quyền này không thể thực hiện được một cách có hiệu quả, nếu thiếu hê thống giải quyết tranh chấp tư pháp và bổ trợ tư pháp độc lập, chuyên nghiệp và hiệu quả.

Hộp 2.1 Sau ba năm mới tổ chức ĐHĐCĐ !

04:10'05/10/2005 (GMT+7)

Không tổ chức đại hội thường niên, không báo cáo tài chính hàng năm, không chia cổ tức cho cổ đông, nhiệm kỳ đã quá thời hạn nhưng HĐQT và Ban Giám đốc vẫn nghiễm nhiên tại vị... là những gì đang xảy ra tại Công ty CP Ăn uống Dịch vụ

(AUDV) Du lịch Ba Đình, Hà Nội.

Công ty CP Ăn uống Dịch vụ (AUDV) Du lịch Ba Đình có trụ sờ tại 168 Quán Thánh (Hà Nội), chính thức CPH theo Quyết định 5659/QĐ-UB của UBND TP Hà Nội, kể từ ngày 1/1/1999. Tại thời điểm đó, vốn điều lệ của công ty là gần 2,65 tỷ đồng. Vốn của Nhà nước chiếm gần 43%, số còn lại là vốn của các cổ đông trong và ngoài công ty.

Một phần của tài liệu Tách bạch giữa sở hữu và điều hành trong công ty cổ phần ở việt nam luận văn ths luật (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)