- Ý nghĩa của điều hành đối vói CTCP: hiệu quả hoạt động của CTCP phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động điều hành công ty Nếu người điều hành có uy tín,
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỂU CHỈNH TÁCH BẠCH GIỮA SỞ Hữu
VÀ ĐIỂU HÀNH TRONG CÔNG TY c ổ PHẨN Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng quy định pháp luật về tách bạch giữa sở hữu và điều hành
trong C T C P ở Việt Nam
2.1.1. Giai đoạn trước khi LCT1990 ra đời
Mô hình CTCP được người Pháp du nhập vào nước ta từ cuối thế kỷ 19, tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực như khai khoáng, đường sắt, ngân hàng phục vụ cho việc bóc lột và đối xử hà khắc của người Pháp đối với dân tộc ta cùng với điểu kiện kinh tế - xã hội lạc hậu nước ta thời đó chưa cho phép tiếp nhận mô hình CTCP. Trong xuôi thời gian đồ hộ cho đến khi người người Pháp rút khỏi Việt Nam, mô hình CTCP hiện đại của họ không thay chuyển được truyền thống kinh doanh cổ truyển theo kiểu hộ gia đình của người dân nước ta. Những quy định vể công ty trong Dân luật thi hành tại các Toà Nam án Bắc kỳ 1931 và Bộ luật Thương mại Trung kỳ 1942 đều là những bản sao sơ sai luật công ty Pháp. Những quy định này được chế độ Sài Gòn tiếp tục áp dụng cho đến khi Bộ luật Thương mại Sài Gòn 1972 được Nguyễn Văn Thiệu ban hành. Các quy định vể CTCP trong luật này vẫn là sự sao chép hết sức sơ sài các quy định vể CTCP thời Pháp thuộc.
Trong xuốt thời kỳ tập trung- kế hoạch hoá với hai thành phần kinh tế chủ yếu là quốc doanh và tập thể, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò then chốt và chi phối nền kinh tế. Nhà nước với vai trò chủ sờ hữu mọi tư liệu sản xuất và vốn, đặt ra các chỉ tiêu pháp lệnh. Trong điều kiện đó, lưu thông và trao đổi hàng hoá tự nhiên của nền kinh tế bị ngưng trệ, người dân không có nhu cầu liên kết, hùn vốn để kinh doanh vì vậy mà trong suốt thời gian này LCT và CTCP không hề tồn tại. Mặc dù giai đoạn này hệ thống pháp luật nước ta cũng sử dụng thuật ngữ “công ty” nhưng thuật ngữ này được dùng với hàm ý để chỉ các đơn vị kinh tế chuyên hoạt động thương mại dịch vụ nhằm phân biệt với các đơn vị chuyên hoạt động sản xuất (xí nghiệp). Bản chất vẫn là đơn vị kinh tế thuần nhất do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Từ năm 1986, chúng ta thực hiện đổi mới nền kinh tế với chủ trương của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII của Đảng CSVN với mục tiêu “xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trương, có sự điều tiết của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác”[2, 66], Nhưng cũng phải tới năm 1990 LCT nước ta mới ra đời, đánh dấu một mốc son tái ghi nhận chính thức về mặt pháp lý loại hình CTCP.
Theo tiến trình lịch sử phát triển các loại hình doanh nghiệp ở nước ta, chúng ta thấy mô hình doanh nghiệp Nhà nước, xí nghiệp quốc doanh có trước mô hình công ty (khác với ở các nước khác, doanh nghiệp Nhà nước ra đời khi các loại hình công ty khác đã rất phát triển. Mục đích của nó là nhằm khắc phục các mặt tiêu cực của các doanh nghiệp tư nhân - giai đoạn chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do sang chủ nghĩa tư bản Nhà nước). Do vậy, thay vì là cơ sờ nển tảng cho mô hình hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, các CTCP ở Việt Nam lại chịu ảnh hưởng nặng nề từ mô hình sờ hữu và điều hành của các doanh nghiệp Nhà nước - "sở hữu thì trừu tượng, điều hành bằng mệnh lệnh hành chính của cơ quan chù quản".
2.1.2. Sở hữu và điều hành trong CTCP theo LCT 1990 và thực tiễn thi hành
2.I.2.I. Mô hình sở hữu và điều hành
LCT 1990 quy định chung cho cả hai loại công ty là CTTNHH và CTCP. Với 46 điểu, trong đó có 13 điều quy định riêng cho loại hình CTCP. Theo LCT 1990, cơ cấu sờ hữu và điều hành trong CTCP bao gồm: ĐHĐCĐ, HĐQT (cầu nối của ĐHĐCĐ với bộ phận điểu hành), BKS và người điều hành.
ĐHĐCĐ là cợ quan quyết định cao nhất của công ty (Điều 37 LCT 1990),
bao gồm Đại hội đồng thành lập, Đại hội đổng bất thường và Đại Hội đồng thường với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau. HĐQT là cơ quan quản lý công ty, gồm từ 3 đến 12 thành viên, có quyển nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đé liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của
ĐHĐCĐ (Điều 38 LCT 1990). Trong trường hợp Chủ tịch HĐQT không kiêm
nhiệm người điều hành công ty, thì HĐQT cừ người trong số họ hoặc thuê người khác làm người điểu hành. Người điều hành thực hiện hoạt động kinh doanh hàng
ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước HĐỌT về việc thực hiện các nhiệm vụ
và quyền hạn được giao (Điều 40 LCT Ỉ990). Ngoài ra, trong công ty còn có hai
kiểm soát viên do Đại hội đồng bầu ra, trong đó ít nhất một kiểm soát viên phải có chuyên môn về kế toán (Điều 41 LCT 1990).
Sở hữu và điều hành trong CTCP theo quy định của của LCT 1990 có