- Ý nghĩa của điều hành đối vói CTCP: hiệu quả hoạt động của CTCP phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động điều hành công ty Nếu người điều hành có uy tín,
Bỏ trắng quyền lợi của cổ đông
Theo quy định của điều lệ công ty, Đại hôi cổ đông (ĐHCĐ) sẽ được tiến hành mỗi năm một lần. Song, kể từ lần đại hội đầu tiên (4/2002) đến tận tháng 9/2005, công ty mới tiến hành đại hội. Lý do được Chủ tịch HĐQT, bà Nguyễn Thanh Hà, đại diện cho phần vốn Nhà nước, đưa ra hôm 5/9 vừa qua là "hoạt động kinh doanh
cùa công ty chưa thu được nhiều lợi nhuận, một số phương án kinh doanh còn khó khăn về thủ tục chưa triển khai được nên chưa có nhiều nội dung để báo cáo với cổ đông, mà tổ chức đại hội lại tốn kém kinh phí" (??!).
Do vậy, đến tận 23/9/2005, sau 3 năm hoạt động, trước sự phản ứng gay gắt của các cổ đông, công ty mới tiến hành ĐHCĐ lần hai. Song, đã hai ngày trôi qua, mọi việc vẫn không được giải quyết. ĐHCĐ bất thành. Cảng thẳng bùng lên khi cổ đông đồng loạt bỏ vể giữa chừng đại hội, trong khi các vấn đề bức xúc còn nguyên. Tara 26/9/2005, phần lớn các cổ đông của công ty đã kéo nhau lên kiến nghị UBND quận Ba Đình và lãnh đạo TP Hà Nội.
Nguồn: http// vietnamnet.net.vn của tác gia Quang Duy ngày 05/10/2005
Hộp 2.1 đặt ra vấn đề, một là LDN quy định khá nhiều quyển cho các CSHCT thiểu số nhưng không có tính khả thi, các CSHCT không thể thực hiện được quyền cùa mình trong kiều kiện hoạt động của các CTCP còn thiếu minh bạch, các thể chế hỗ trợ như kiểm toán, kế toán... còn hoạt động kém hiệu quả như hiện nay. Thứ hai LDN thiếu cơ chế thay thế thành viên HDQT. Những người này phải bị thay thố bất cứ lúc nào nếu các CSHCT cảm thấy không còn tin tường. Điều này sẽ là áp lực lên HĐỌT buộc những người này phải nỗ lực hết mình vì lợi ích của các CSHCT nếu không muốn bị thay thế...Khắc phục được những hạn chế trên, hiện tượng kiểu
như " không báo cáo tài chính hãng năm, không chia cổ tức, sau ba năm mới tổ
chức ĐHĐCĐ" sẽ được giải quyết. Thứ ba, rõ ràng cơ chế giải quyết tranh chấp
trong nội bộ công ty bằng con đường tòa án chưa hiệu quả, khi tranh chấp các bên có liên quan thường không tìm đến Tòa án mà hoặc ỉà tự "hành xử" theo cách riêng của mình như bỏ vể, phong tỏa nơi làm việc,...thậm chí "kéo nhau kiến nghị với UBND quận Ba Đình và lãnh đạo TP Hà Nội" như tình huống trong Hộp 2.1.
Bất cập trong thực hiện quyền chuyển nhượng cổ phần:
LDN vế cơ bản đã thừa nhận quyền tự do chuyển nhượng cổ phần. Hạn chế chuyển nhượng duy nhất áp dụng đối với cổ phần của các cổ đông sáng lập; và thời hạn cấm cũng chỉ 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trong “thời gian bị hạn chê'" chuyển nhượng cổ phần đã có không ít CSHCT niuốn chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (đã tìm được người mua); nhưng đã không thực hiện được, hoặc phải chuyển nhượng ngầm (giao dịch ngầm). Cụ thể là, họ nhận chuyển nhượng nhưng không đăng ký lại CSHCT trong sổ đăng ký cổ đông; người nhận chuyển nhượng “uỷ quyển” cho người chuyển nhượng tiếp tục tham gia họp, biểu quyết ở ĐHĐCĐ và thực hiện các quyén khác của CSHCT theo chỉ đạo của người nhận chuyển nhượng (cổ đông thực nhưng luật pháp không công nhận). Nói cách khác, người nhận chuyển nhượng đã được hưởng và thực hiện tất cả các quyền CSHCT theo Luật định, chỉ trừ đảng ký tên chính thức vào sổ đăng ký cổ đông. Ngược lại, có trường hợp CSHCT đã có quyền chuyển nhượng, nhưng việc chuyển nhượng không thể hoàn tất, vì HĐQT đã khước từ việc đăng ký người nhận chuyển nhượng vào sổ đăng ký cổ đông để trở thành CSHCT. Các hiện tượng nói trên xảy ra khá phổ biến ở các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá.
Hạn chê thực hiện quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần:
Điều 64 LDN quy định CSHCT bỏ phiếu phản đối quyết định cùa ĐHĐCĐ về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyển và nghĩa vụ của CSHCT quy định tại Điểu lệ có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình; thời hạn yêu cầu là 15 ngày kể từ ngày ĐHĐCĐ thông qua quyết định.Trong trường hợp này, theo quy định, công ty buộc phải mua lại cổ phần của CSHCT theo giá thị trường, hoặc theo giá được định theo nguyên tắc đã quy định trong Điều lệ công ty. Nếu không thoả thuận được vể giá thì các bên có quyền yêu cầu trọng tài hoặc toà án giải quyết theo quy định của pháp luật.
LDN chưa dự liệu và quy định tình huống trong đó một nhóm CSHCT thiểu sô' bất đồng ngăn cản việc hoàn tất quá trình bán lại toàn bộ CTCP cho người khác. Họ làm việc đó bằng cách từ chối bán cổ phần của họ cho người mua. Tinh huống này có thể làm giảm tính hấp dẫn, thậm chí làm hỏng toàn bộ việc mua lại công ty, gây hại đến lợi ích chính đáng của đại đa số CSHCT còn lại. Quyền của công ty
trong việc mua lại cổ phần đã phát hành (Điều 65 LDN 1999) với một số điểm đáng
việc mua lại hơn 10% số cổ phần đã phát hành do ĐHĐCĐ quyết định, còn việc mua lại số cổ phán với tỷ lệ thấp hơn thuộc thẩm quyển quyết định của HĐQT; (iii) giá mua lại cổ phần do HĐQT quyết định nhưng không được cao hơn giá thị trường đối với cổ phần phổ thông tại thời điểm mua lại; đối với các loại cổ phần khác, thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường; (iv) công ty có thể mua lại cổ phần của từng CSHCT theo tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty.
Việc giao thẩm quyển cho HĐQT quyết định mua lại cổ phần trong giới hạn
10% số cổ phần đã phát hành có thể tạo nguy cơ gây thiệt hại cho công ty, cho CSHCT thiểu sô' và chủ nợ. Xác suất xảy ra có thể lớn trong hoàn cảnh của nước ta, khi trong hầu hết các công ty, thành viên HĐQT đồng thời là những CSHCT lớn.
Trong trường hợp công ty gặp khó khăn, hoặc tiềm năng phát triển của công ty đã
“tới hạn”, các CSHCT lớn (những người trong cuộc) hiểu rõ được tình thế và từng
bước rút vốn khỏi công ty thông qua việc công ty mua lại cổ phần. Họ có thể làm
điều đó bằng việc quyết định mua lại cổ phần trong một số đợt, mỗi đợt không quá
10% số cổ phần đã phát hành. Những hạn chế quy định tại Điều 66 LDN 1999 có lẽ chưa đủ để ngăn chặn khả nẫng lạm dụng này.
Quy định công ty mua lại cổ phần của từng CSHCT theo tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty về thực chất là công cụ để công ty hoàn trả lại một phần vốn cho CSHCT; và sau khi “mua lại” cơ cấu sờ hữu và cơ cấu quyền lực trong công ty hoàn toàn không thay đổi. Tuy vậy, quy định này chỉ hợp lý và có thể thực hiện được đôi với công ty quy mô nhỏ, sô' CSHCT không nhiều, và có thể họ đều quen biết nhau. Đối với các công ty lớn, nhiều CSHCT, nhất là công ty niêm yết, quy định này không hợp lý và kém hiêu lực. Và do đó, việc thực hiên trên thực tế có thể bị lạm dụng và không công bằng đối với các CSHCT. Một sô' CSHCT có cơ
hội bán cổ phần; còn số khác có thể không có cơ hội để làm điều đó.
Sổ đãng ký cổ đông có thể coi như tài liệu gốc xác nhận, lưu giữ thông tin về sở hữu cỏng ty. Điều 60 LDN đã quy định những nội dung cơ bản bắt buộc phải có trong Sổ đăng ký cổ đông. Chỉ khi các thông tin như quy định của người nắm giữ cổ phần của công ty được ghi vào sổ CSHCT, thì người đó mới được thừa nhận là
CSHCT, và được hưởng các quyền và lợi ích theo Luật định, sổ đãng ký CSHCT không được đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Và vì vậy, việc thay đổi CSHCT, chuyển nhượng cổ phần khổng cần phải đăng ký, mà chỉ cần ghi đủ và đúng thông tin cần thiết tương ứng vào sổ đăng ký CSHCT.
Điểm lợi ở đây là sự linh hoạt, giảm được chi phí trong việc lập, lưu giữ sổ đăng ký CSHCT, cũng như đối với chuyển nhượng cổ phần và thay đổi CSHCT. Điểm bất lợi là người chịu trách nhiệm “quản lý” có thể chậm trễ, cố tình sai lệch hoặc từ chối thực hiện “đăng ký cổ đòng”. Nếu điểu này xảy ra, thì quyền và lợi ích hợp pháp của CSHCT sẽ bị vi phạm một cách nghiêm trọng trong khi hệ thống giải quyết tranh chấp nội bộ ở nước ta còn yếu và thiếu. Trên thực tế, đã có một sô' CTCP, HĐQT từ chối đãng ký chuyển nhượng cổ phần và đăng ký thay đổi CSHCT.
2.2.2. Thực hiện quyền quản lý công ty
HĐQT được xác định ỉà “cơ quan quản lý công ty” và “có toàn quyền nhân danh công ty để giải quyết tất cả các vấn đề, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyển của ĐHĐCĐ. Tuy vậy, trên thực tế, hình như HĐQT nói chung và từng thành viên nói riêng không sử dụng các quy định về chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền theo Luật định làm cơ sở cho các hành đông của họ. Rõ ràng là các quy định tương ứng của Luật chưa đi vào cuộc sống. So với trách nhiệm cùa HĐQT xác định trong Bộ các nguyên tắc quản trị tốt nhất của OECD, thì vai trò, chức năng và nhiệm vụ của HĐỌT được quy định ở LDN có một số điểm khác. Trước hết, vai trò của HĐQT được quy định tại LDN có thiên hướng nghiêng về trực tiếp điểu hành trong khi đó, vai trò của HĐQT trong Bô thông lệ OECD thiên về giám sát, định hướng đối với phát triển cũng như quản trị công ty. Vì vậy, các quy định vể thẩm quyền và trách nhiệm của HĐQT trong LDN là tương đối cụ thể, trong đó ở Bộ thông lệ OECD có tính bao quát và định tính. Ví dụ, vể đầu tư, HĐQT theo LDN quyết định phương án đầu tư, nhưng HĐQT trong Bộ thông lệ OECD thì giám sát các chi phí đầu tư chù yếu, mua và bán lại các hoạt động đầu tư chủ yếu. Vai trò và chức năng của HĐQT trong Bộ thông lệ OECD tập trung nhiẻu đến tính mục tiêu, tính hệ thống, tính nhất quán của công ty như một chủ thể kinh doanh; trong đó, có một số nội dung như đặt
mục tiêu phát triển của công ty và giám sát thực hiện mục tiêu đó, giám sát và quản lý các nguy cơ xung đột lợi ích của HĐQT và CSHCT, kể cả việc sử dụng sai trái tài sản của công ty và lạm dụng trong các giao dịch tư lợi, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống kế toán và báo cáo tài chính của công ty, đảm bảo các hệ thống kiểm tra nội bộ cần thiết hoạt động có hiệu quả, đặc biệt là hệ thống quản lý rủi ro, hệ thống kiểm tra tài chính và kiểm tra hoạt động kinh doanh, đảm bảo hoạt động công ty tuân thủ đúng quy định của pháp luật và các quy tắc xã hội khác. Đó là những nội dung không có trong quy định về trách nhiệm của HĐQT trong LDN.
LDN 1999 còn thiếu vắng các quy định điều chỉnh các giao dịch chuyển giao quyền kiểm soát, thâu tóm công ty. Các quy định xác định quyền cùa CSHCT chi phối. Mua bán cổ phần phải đựa trên nguyên tắc bảo đảm ổn định trong hoạt động của công ty. Đây là một trong số các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh chấp giữa các CSHCT như tình huống trong Hộp 2.2.
Hộp 2.2. HĐQT không tuân thủ pháp luật?
Năm 2000, Công ty Đay Sài Gòn tiến hành CPH. Tài sản của công ty bao gồm trụ sở chính tại số 11 Công trường Mê Linh, quận 1, TP HCM (rộng khoảng 2.200 m2) và khu nhà máy sản xuất tại quận 4, có tổng diện tích khoảng 24.000 m2. Khi CPH, toàn bộ tài sản của công ty được định giá là 16 tỷ đổng. Theo phương án sản xuất kinh doanh sau khi cổ phần, công ty chủ yếu sản xuất kinh doanh bao đay và địa ốc. Từ năm 2001, hoạt động kinh đoanh địa ốc của công ty phát triển khá nhanh. Chỉ riêng trụ sở công ty ở số 11 Công trường Mê Linh, mỗi năm cho thuê đã thu được 10 tỷ đổng.
Trong tháng 4, một nhóm cổ đông đã yêu cầu HĐQT (HĐQT) tổ chức đại hội bất thường. Theo một sô' cổ đông này, trong năm 2005, công ty đã không đại hội cổ đông và không có báo cáo tài chính cũng như công bố cổ tức.
8h ngày 15/5, Đại hội đồng cổ đông bất thường được tiến hành. Sau khi đọc báo cáo, công bố cổ tức tạm thời năm 2005 (vì chưa có báo cáo tài chính), Đại hội đã hoàn tất phần bãi nhiệm HĐQT cũ, bầu HĐQT mới. Đến phần kiểm và công bố phiếu bầu thì
chủ tọa đại hội Bùi Văn Hoàng Thêm đột ngột công bô' ngừng và dời đại hội sang ngày khác. Theo ông Nguyên Quốc Định, một thành viên của nhóm cổ đông mới cho biết, do nghe được thông tin từ ban kiểm phiếu: phần thắng đang nghiêng vể nhóm cổ đống mới nên chủ tọa đã bỏ về.
Nhóm cổ đông mới đã không đồng ý và yêu cầu tiếp tục đại hội và nhóm này vẫn tiến hành vì theo ông Nguyễn Văn Khảm, Phó chủ tịch HĐQT, Phó tổng Giám đốc CTCP Đay Sài Gòn, nhóm cổ đông mới đã chiếm trên 51% cổ phần (mới sở hữu bằng việc mua lại trước thời điểm tiến hành ĐHĐCĐ bất thường) nên có quyền tiếp tục đại hội. Đến 23h45 cùng ngày, Đại hội đã kết thúc và bầu ra HĐQT và BKS mới. Do không nhất trí với Nghị quyết của ĐHĐCĐ bất thường, cơ quan quản lý công ty cũ không bàn giao con dấu, sổ sách cho cơ quan quản ỉý mới. Cơ quan quản lý mới thì trông giữ các phòng ban trên để chờ phía HĐQT nhiệm kỳ 1 bàn giao, không để chuyện xáo trộn các giấy tờ liên quan. Lý do là để không cho phía HĐQT khoá 1 làm xáo trộn sổ sách, gây khó cho hoạt động của công ty.
N m ồ n : httplNnExpress.net.vn, 12/6/2006 của tác giả Việt Hòa.
Từ tình huống trong Hộp 2.2. ta thấy: (1) Thay thế thành viên HĐQT nên được xem là việc làm bình thường trong CTCP và mọi người phải tự giác chấp hành một cách có vãn hóa. Vì LDN thiếu các quy định mang tính chế tài mạnh nên xảy ra tình trạng tranh giành con dấu, niêm phong chỗ làm việc, không ban giao công việc giữa người quản lý cũ và mới, gây rối loạn công ty. (2) Các giao dịch kiểu chuyển giao quyền kiểm soát, thâu tóm công ty như tình huống trong Hộp 2.2 là điều không thể tránh khỏi. Nếu được quản lý tốt sẽ ià tiền đề cho việc cải tiến hoạt động quản trị, cải tiến hoạt động điểu hành trong các CTCP. Vì vậy, LDN cần bổ sung các quy định điều chỉnh các giao dịch chuyển giao quyền kiểm soát trong CTCP, các quy định về trách nhiệm dân sự, quản lý việc mua bán nội gián, giám sát sở hữu cổ phần của CSHCT chi phối hay hành vi của nhà đầu tư muốn thâu tóm công ty.
Nhiệm kỳ, tiêu chuẩn và sô' lượng cụ thể thành viên HĐQT do Điểu iệ công ty quy định. Quy định này tạo linh hoạt cho các nhà đầu tư quyết định phù hợp với
hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của họ. Thực tế cho thấy các nhà đầu tư tư nhân trong nước rất đa dạng vé trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, lứa tuổi v.v... và họ, nhất là CSHCT lớn, đểu là thành viên HĐQT. Vì vậy, Luật không quy định tiêu chuẩn thành viên HĐQT là phù hợp.
Quy định này có thể không còn phù hợp với các trường hợp khi thành viên HĐQT là “những người được uỷ quyền”. Đối với các trường hợp này, thì tiêu chuẩn phải có được quy định là điều cần thiết để các CSHCT biết. Nhiểu người cho rằng thẩm quyền của HĐQT theo LDN còn bị bó hẹp, chưa đủ để “ra chợ quyết định mua