Ánh sáng về phương diện vật lý khách quan chỉ là sóng điện từ có tần số từ 3,8 x 1014 đến 7,8 x 1014 Hz, hay có bước sóng từ 380nm đến 780nm như vậy ánh sáng chỉ chiếm một khoảng rất hẹp trong dải sóng điện từ, dải đó ta gọi là phổ ánh sáng.
Phổ ánh sáng nhìn thấy của mắt người
2.2 Cảm nhận chủ quan của mắt người
Màu sắc hoàn toàn là cảm giác chủ quan của con người
Trong toàn bộ phổ ánh sáng từ 380nm đến 780nm sẽ cho cảm giác ở mắt người là nguồn sáng trắng, thực tế phổ ánh sáng này là tâp hợp của rất nhiều ánh sáng đơn sắc.
Mầu phổ
* Mầu của vật
Thực ra một vật ( không phải là nguồn sáng ) thì không có mầu, ví dụ một vật bất kỳ nếu ta không chiếu ánh sáng vào nó thì ta không nhìn thấy vật đó.
Thí nghiệm : Trong phòng tối, nếu ta chiếu ánh sáng trắng vào tờ giấy thì ta thấy tờ giấy mầu trắng, nếu ta chiếu ánh sáng đơn sắc mầu đỏ vào tờ giấy ta lại thấy tờ giấy mầu đỏ, chiếu ánh sáng xanh ta lại thấy tờ giấy mầu xanh => Chứng tỏ mầu của vật chỉ đúng khi có một nguồn sáng trắng chiếu vào.
Một nguồn sáng trắng là tập hợp của vô số nguồn sáng đơn sắc, khi chiếu vào một vật nào đó thì một số bước sóng bị vật đó hấp thụ hoàn toàn hay một phần, phần còn lại phản chiếu đến mắt cho ta cảm giác về một mầu nào đó.
* Các đặc tính xác định một mầu
Một mầu được xác định dựa trên 3 yếu tố là :
• Sắc thái của mầu : yếu tố này để phân biệt các mầu sắc khác nhau .
Hai mầu có sắc thái khác nhau có phổ khác nhau
Hai mầu cùng sắc thái nhưng có độ chói khác nhau cho ta cường độ sáng khác nhau
• Độ bão hoà mầu : Chỉ độ tinh khiết của mầu so với mầu trắng, mầu trắng có độ bão hoà mầu bằng 0.
Hai mầu cùng sắc thái nhưng có độ bão hoà mầu khác nhau, mầu có độ bão hoà càng cao thì phổ càng hẹp 2.3 Cấu tạo của mắt người
Bằng các nghiên cứu về cấu tạo của mắt người, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng, mắt người kém nhậy với các mầu đơn sắc, khi có một nguồn sáng là tập hợp của nhiều mầu đơn sắc thì mắt ngưòi không thể phân biệt được các mầu đơn sắc đó mà các tế bào thần kinh của mắt cho ta cảm giác về một mầu khác
Thí dụ : nếu chiếu một chùm sáng có đầy đủ các mầu đơn sắc gồm Đỏ, cam, vàng, lục , lam , lơ , tím vào mắt thì ta có cảm nhận đó là mầu trắng, nếu chiếu hai mầu đơn sắc là đỏ và xanh lá thì ta cảm nhận đó là mầu vàng.
2.4 Ba mầu sắc cơ bản trong tự nhiên.
Bằng các thực nghiệm người ta chứng minh được rằng, trong phổ ánh sáng có ba mầu đơn sắc có đặc điểm , từ ba mầu đó có thể tổng hợp thành một mầu bất kỳ ( mầu bất kỳ là cảm nhận của mắt ) và ngược lại một mầu bất kỳ ta cũng có thể phân tích thành ba mầu cơ bản đó , ba mầu cơ bản đó là .
• Mầu đỏ : R ( Red ) • Mầu xanh lá : G ( Green ) • Mầu xanh lơ : B ( Blue )
Ba mầu sắc này sẽ được ứng dụng trong kỹ thuật truyền hình và trong các thiết bị có hình mầu như máy in mầu, điện thoại di động, máy vi tính v v...
2.5 Nguyên lý trộn mầu
Thí nghiệm : Có ba nguồn sáng đơn sắc phát ra ba mầu : Đỏ, Xanh lá, Xanh lơ cùng chiếu lên một phông mầu trắng, ta hãy quan sát mầu sắc tại các vị trí mà các mầu giao nhau :
Nguyên lý trộn mầu từ ba mầu cơ bản R , G , B
• Ba nguồn sáng trên có cường độ bằng nhau và bằng 100% R = G = B = 100%
• R + G = Vàng ( Đỏ + Xanh lá = Mầu vàng )
• R + G + B = Trắng ( Đỏ + Xanh lá + Xanh lơ = Trắng ) • R + B = Tím ( Đỏ + Xanh lơ = Tím )
• G + B = Xanh dương ( Xanh lá + Xanh lơ = Xanh dương )
Trộn từ 3 mầu cơ bản R, G , B với các cường độ sáng khác nhau