Sơ đồ nguyên lý mạch giải mã NTSC
• Trong quá trình điều chế ba tín hiệu R-Y, G-Y và B-Y người ta mã hoá tín hiệu G-Y vào hai tín hiệu còn lại sau đó hai tín hiệu R-Y và B-Y được điều chế vào sóng mang C ở tần số 3,58MHz ( Hệ NTSC) hay 4,43MHz ( Hệ Pal) , hai tín hiệu R-Y và B-Y cùng được điều chế vào một tần số nhưng có pha lệch nhau để chống nhiễu sang nhau
• Ở máy thu tín hiệu C được tách ra nhờ mạch lọc giải thông BPF(Ben Pass Finter ) đi vào khối giải mã • Tín hiệu đi qua mạch ACC( Auto Color Control ) được tự động điều chỉnh về mầu sắc, lệnh Color từ
CPU đi vào mạch này để thay đổi độ đậm nhạt mầu .
• Sau đó hai tín hiệu C của R-Y và B-Y được tách ra thông qua các mạch lệch pha tín hiệu +90độ và -90độ
• Mạch R-Y Detect tách sóng để lấy ra tín hiệu R-Y • Mạch B-Y Detect tách sóng để lấy ra tín hiệu B-Y • Mạch Ma trận tổng hợp để tái tạo tín hiệu G-Y
• Mạch OSC tạo dao động 3,58MHz cung cấp cho mạch tách sóng mầu
• Mạch Phase làm lệch pha tín hiệu dao động => có tác dụng điều chỉnh sắc thái mầu, lệnh tint từ CPU đi đến để điều chỉnh sắc thái mầu
• Busgate là cổng nhận dạng tiếp nhận xung dòng đi vào, xung dòng H.P ( Horyontal Pull) đi vào làm nhiệm vụ đồng bộ tín hiệu mầu
• Ident là mạch nhận dạng, nhận dạng sự có mặt của dao động và xung dòng để báo cho mạch triệt mầu • Kitler là mạch triệt mầu sẽ triệt tiêu mầu sắc trong các trường hợp mất tín hiệu dao động hay mất xung
dòng .