Nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của bộ kênh

Một phần của tài liệu Các khối TiVi màu, phân biệt (Trang 64)

Sơ đồ khối của bộ kênh

Nhiệm vụ của bộ kênh - bộ kênh có các nhiệm vụ sau :

• Thu tín hiệu từ một đài phát bằng nguyên lý cộng hưởng, nhiều đài phát cùng đi đến máy thu nhưng tín hiệu từ đài phát nào có tần số trùng với tần số mạch cộng hưởng sẽ được thu vào .

Sau đó khuếch đại tín hiệu đã được chọn bằng các mạch khuếch đại cao tần, do dải tần của toàn bộ sóng truyền hình tương đối rộng lên người ta chia làm 3 dải sóng

+ Dải VHL từ kênh 1 đến kênh 3 + Dải VHF từ kênh 4 đến kênh 12 + Và dải UHF từ kênh 21 đến kênh 63

+ Các kênh 13 đến 20 không dùng trong lĩnh vực truyền hình • Tạo dao động nội cung cấp cho mạch đổi tần

• Đổi tần tín hiệu thông qua mạch trộn tần, tín hiệu từ đài phát được trộn với tần số dao động nội để tạo thành tín hiệu trung tần, tín hiệu trung tần có tần số cố định từ 31,5MHz đến 38MHz

Tính chất của mạch cộng hưởng .

• Để thu một tần số nào đó và loại bỏ các tần số khác, người ta sử dụng nguyên lý cộng hưởng bằng các mạch cộng hưởng .

Mạch cộng hưởng nối tiếp Mạch cộng hưởng song song

• Dùng tụ điện và cuộn dây đấu nối tiếp ta được một mạch cộng hưởng nối tiếp, đặc điểm của mạch cộng hưởng nối tiếp là chúng có trở kháng rất nhỏ tại tần số cộng hưởng và có trở kháng lớn với các tần số khác

+ Ví dụ : nếu mạch cộng hưởng ở tần số là 200MHz thì khi có một tín hiệu có tần số 200MHz đi qua, chúng sẽ đi qua dễ dàng ( vì trở kháng nhỏ ) còn các tần số khác không đi qua được ( vì có trở kháng lớn )

• Nếu ta đấu song song tụ điện với cuộn dây ta sẽ được một mạch cộng hưởng song song, mạch cộng hưởng song song lại có đặc điểm ngược lại là chúng có trở kháng rất cao tại tần số cộng hưởng và có trở kháng nhỏ đối với các tấn số khác .

+ Ví dụ : nếu mạch cộng hưởng song song cộng hưởng tại tần số 200MHz thì mạch này không cho tín hiệu có tần số 200MHz đi qua nhưng lại cho các tần số khác đi qua dễ dàng .

Mạch cộng hưởng cao tần ( RF) trong bộ kênh

Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Mạch cộng hưởng cao tần RF trong bộ kênh

• Trong bộ kênh Ti vi mầu người ta sử dụng Diode Varicap ( Diode biến dung ) làm tụ điện trong các mạch cộng hưởng, đặc điểm của Đi ốt biến dung là : chúng có điện dung thay đổi khi ta áp vào nó một điện áp ngược thay đổi, Đi ốt này sẽ thay thế cho các tụ xoay trong các mạch dò sóng bằng điện áp . • Mạch cộng hưởng cao tần RF có thể gồm nhiều mạch cộng hưởng nối tiếp kết hợp với các mạch cộng

hưởng song song, trong các mạch cộng hưởng có sự tham gia của đi ốt biến dung để ta có thể thay đổi tần số cộng hưởng thông qua sự thay đổi điện áp .

• Người ta dùng điện áp VT ( Vol Tuning = điện áp dò kênh ) đi vào các mạch cộng hưởng này để đặt lên các đi ốt biến dung một điện áp ngược, điện áp VT có thể thay đổi từ 0 đến 28V.

qua , nếu ta thay đổi giá trị VT sao cho mạch cộng hưởng tại f1 thì mạch sẽ cho tần số f1 đi qua .

Một phần của tài liệu Các khối TiVi màu, phân biệt (Trang 64)