Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII đã đề ra mục tiêu tổng quát “Phấn đấu xây dựng Quảng Ninh thực sự trở thành một địa bàn động lực, năng động trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ quan trọng trong hợp tác kinh tế quốc tế, đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại hóa”. Để thực hiện đƣợc mục tiêu, tỉnh Quảng Ninh cần có cơ chế chính sách đủ mạnh để thu hẹp khoảng cách giữa vùng đồng bào DTTS miền núi, biên giới, hải đảo với vùng đô thị.
Trong những năm qua , tỉnh Quảng Ninh ban hành nhiều nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi, biên giới, biển đảo gắn với bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh. Chính quyền các cấp đã cụ thể hóa, thực hiện hiệu quả. Song, so với mặt bằng chung của tỉnh, vùng dân tộc, miền núi, biên giới, biển đảo của tỉnh Quảng Ninh còn nhiều khó khăn, đòi hỏi cần phải có các cơ chế, chính sách đầu tƣ, phát triển mới phù hợp với tình hình thực tiễn đặt ra.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác dân tộc trong thời kỳ mới, ngày 29/5/2013, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 07- NQ/TU về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với bảo vệ vững chắc quốc phòng - an ninh tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030. Ngày 07/8/2013, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Chƣơng trình hành
động thực hiện nghị quyết trên. Theo đó, mục tiêu chung là tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc phục vụ có hiệu quả kinh tế nhanh, bền vững gắn với bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh của tỉnh trong thời kỳ mới. Thu hẹp, hạn chế gia tăng khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa vùng đô thị với các vùng, miền khác trong tỉnh đảm bảo an sinh xã hội; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị các cấp; tăng cƣờng, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc.
Tỉnh Quảng Ninh cũng đã đề ra các mục tiêu cần phải đạt qua các giai đoạn nhƣ sau:
Đến hết năm 2015: cơ bản các xã ra khỏi diện xã khu vực III (xã có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK). 20/54 xã khó khăn đạt tiêu chí xã Nông thôn mới; thu nhập bình quân đầu ngƣời vùng miền núi, dân tộc gấp 2 lần so với năm 2010; bình quân tỷ lệ hộ nghèo các xã khu vực II (các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nhƣng đã tạm thời ổn định) dƣới 15%; có 80% số gia đình, 60% sô thôn bản thuộc khu vực miền núi, biên giới đạt chuẩn văn hóa; 100% số xã duy trì và nâng cao chất lƣợng đạt chuẩn phổ cấp giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; 100% xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 100% xã có đài truyền thanh, thôn bản có các điểm kết nối đƣợc Internet, các hộ gia đình vùng miền núi, biển đảo xem đƣợc Đài Truyền hình Việt Nam và Đài truyền hình Quảng Ninh; 90% trở lên cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn. Quy hoạch, sắp xếp ổn định các cụm khu dân cƣ khu vực biên giới.
Đến hết năm 2020: có 80% xã vùng dân tộc, miền núi đạt tiêu chí Nông thôn mới, các xã còn lại trong vùng có hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đạt tiêu chí Nông thôn mới; các thôn bản ra khỏi diện ĐBKK; tỷ lệ hộ nghèo các xã khu vực II giảm bình quân từ 2-2,5%/ năm; thu nhập bình quân đầu ngƣời gấp 2 lần so với năm 2015; duy trì 100% xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 100% hộ dân ở nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh; xóa nhà ở tạm, nhà dở dột nát; 100% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn.
Định hƣớng đến năm 2030: tiếp tục thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa đô thị và miền núi, tạo điều kiện thuận lợi để hộ gia đình vùng dân tộc, miền núi, biên giới, biển đảo đƣợc tiếp cận và thụ hƣởng các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục chất lƣợng cao; tiếp tục nâng cao các chỉ tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm từng bƣớc phát triển toàn diện, nhanh, bền vững và hội nhập, đảm bảo vững chắc quốc phòng an ninh.
3.1.2. Đáp ứng nhu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền
Hiến pháp Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định nguyên tắc Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhƣ vậy, quản lý xã hội bằng pháp luật là yêu cầu tất yếu, khách quan trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay.
Trong hoạt động QLNN nói chung và hoạt động QLNN về công tác dân tộc nói riêng, công cụ quản lý cơ bản nhất chính là luật pháp. Đối với QLNN về công tác dân tộc, thông qua việc ban hành các văn bản pháp quy đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi để thực hiện đƣờng lối của Đảng trong vấn đề dân tộc, từng bƣớc đƣa đời sống của đồng bào các dân tộc sinh sống tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo ngày càng tốt hơn, hòa chung với sự phát triển của miền xuôi.
3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động QLNN về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh địa bàn tỉnh Quảng Ninh
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về công tác dân tộc
Một hệ thống pháp luật đƣợc coi là hoàn chỉnh, không chồng chéo, mâu thuẫn sẽ đƣợc xã hội chấp nhận và tuân thủ. Theo tinh thần của Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020, một hệ thống pháp luật muốn phát huy tác dụng tốt trong cuộc sống phải đảm bảo các yếu tố đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai và minh bạch.
3.2.1.1. Xây dựng và ban hành Luật Dân tộc
Cho đến nay, việc thể chế hóa CSDT của Đảng thành các QPPL mới chỉ đƣợc quy định ở những văn bản với tính ổn định và cấp độ pháp lý khác nhau. Chƣa xây dựng đƣợc văn bản ở tầm Luật về công tác dân tộc. Trong hệ thống các văn bản pháp luật về công tác dân tộc hiện nay, văn bản quy pháp pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất là Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 về công tác dân tộc. Chính vì vậy, trong việc triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ công tác dân tộc nhất là việc xác định và phân công trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phƣơng, cơ chế phối hợp và chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị cũng nhƣ trong việc huy động nguồn lực tạo điều kiện cho công tác dân tộc đƣợc tiến hành một cách đồng bộ, rộng khắp và có hiệu quả còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.
Trong thực tiễn, công tác dân tộc là công tác nhạy cảm, là công tác của đa ngành, đa lĩnh vực. Công tác dân tộc liên quan đến tất cả các bộ, ngành, địa phƣơng và mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Nhìn từ góc độ QLNN, hoạt động này rất cần đến sự điều tiết, điều chỉnh của Nhà nƣớc bằng một văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn Nghị định đó là Luật Dân tộc. Luật Dân tộc ra đời nhằm quy định một cách bao quát, đồng bộ, tạo hành lang pháp lý ổn định lâu dài làm cơ sở pháp luật thống nhất cho việc triển khai thực hiện CSDT của Đảng và Nhà nƣớc.
Thực tiễn việc QLNN của một Nhà nƣớc pháp quyền đối với mỗi ngành, mỗi lĩnh vực và yêu cầu cải cách nền hành chính Quốc gia đòi hỏi phải quản lý xã hội bằng pháp luật... Vì lẽ đó, việc xây dựng Luật Dân tộc là một thực tế khách quan, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn hiện nay, nhƣ đối với các lĩnh vực khác.
3.2.1.2. Ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 10/2006/NĐ-CP về tổ chức hoạt động thanh tra công tác dân tộc
thể thiếu đó là hoạt động thanh tra công tác dân tộc. Nghị định số 10/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra công tác dân tộc đến nay đã không còn phù hợp, đòi hỏi cần có một Nghị định mới để thay thế. Đi kèm theo đó, cần xây dựng và ban hành Nghị định xử phạt hành chính về lĩnh vực công tác dân tộc. Nghị định xử phạt hành chính về lĩnh vực công tác dân tộc sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN.
3.2.1.3. Thay đổi quan điểm xây dựng chính sách dân tộc
Các chính sách dân tộc hiện thời (hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn, hỗ trợ phát triển sản xuất…) còn mang nặng tính bao cấp, nói một cách ví von là: “chỉ cho ngƣời dân con cá, chƣa cho họ cần câu và mồi câu”; mới quan tâm đến ngƣời nghèo, chƣa quan tâm khích lệ, động viên, khuyến khích đối tƣợng ngƣời dân tích cực thoát nghèo, vƣơn lên làm giàu chính đáng. Quan điểm xây dựng chính sách dân tộc cần phải đƣợc thay đổi theo hƣớng: Thay thế việc ban hành những chính sách hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời dân thuộc hộ nghèo bằng việc ban hành chính sách đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng vùng dân tộc, miền núi; đầu tƣ hỗ trợ dịch vụ công; khuyến khích, động viên ngƣời dân, hộ dân có thành tích thoát nghèo, làm giàu chính đáng…
3.2.1.4. Sửa đổi quy định trong văn bản QPPL về lĩnh vực công tác dân tộc Một là, đề nghị sửa đổi điểm b, khoản 1, Điều 4 Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách đối với ngƣời có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và điểm c, khoản 1, Điều 3 của Thông tƣ liên tịch số 05/2011/TTLT-UBDT-BTC ngày 16/12/2011 của Ủy ban Dân tộc và Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Quyết định định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách đối
với ngƣời có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số về nội dung “Ngƣời có uy tín đƣợc cấp không thu tiền 01 tờ/số Báo Dân tộc và Phát triển của Ủy ban Dân tộc và 01 tờ báo tỉnh nơi ngƣời có uy tín cƣ trú”.
Đề nghị không quy định việc cấp phát báo cho ngƣời có uy tín là báo tỉnh. Nên giao cho tỉnh quyết định chọn tên đầu báo cấp phát hoặc hình thức để cung cấp thông tin cho ngƣời có uy tín đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả.
Hiện nay, công tác cấp phát báo không thu tiền đối với ngƣời có uy tín theo Quyết định 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ bộc lộ nhiều hạn chế. Với địa hình tự nhiên và phân bố dân cƣ vùng dân tộc, miền núi tỉnh Quảng Ninh phức tạp nên việc cấp phát nhật báo Quảng Ninh không mang lại hiệu quả cao. Có những nơi, việc cấp phát báo đến tay ngƣời có uy tín đƣợc tính đến hàng tuần và hàng tháng.
Hai là, Nghị quyết số 11/2008/NQ-HĐND ngày 15/7/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành các tiêu chí làm căn cứ xác định mức phân bổ vốn đầu tƣ cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc Chƣơng trình 135 giai đoạn II (2006-2010) tỉnh Quảng Ninh và Quyết định số 2892/2008/QĐ-UBND ngày 05/9/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành các tiêu chí làm căn cứ xác định mức phân bổ vốn đầu tƣ cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc Chƣơng trình 135 giai đoạn II (2006-2010) tỉnh Quảng Ninh theo Nghị quyết số 11/2008/NQ-HĐND ngày 15/7/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh đến nay đã hết hiệu lực. Đề nghị Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản mới thay thế 02 văn bản đã hết hiệu lực trên để áp dụng cho việc thực hiện Chƣơng trình 135 giai đoạn III (2011-2015).
3.2.1.5. Thống nhất đầu mối cơ quan chủ trì, tổ chức thực hiện chính sách đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân tộc
đến lĩnh vực công tác dân tộc. Tuy nhiên, Ủy ban Dân tộc đƣợc Chính phủ giao chỉ đạo, tổ chức thực hiện triển khai 09 chính sách, chƣơng trình, dự án. Cụ thể:
- Chƣơng trình phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi (viết tắt là chƣơng trình 135 giai đoạn II).
- Quyết định 134/2004/QĐ-TTg và Quyết định 1592/2009/QĐ –TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Quyết định 134/2004/QĐ-TTg đầu tƣ cho 373.400 hộ DTTS nghèo có nhà ở, 87.822 hộ có đất ở, giải quyết đất sản xuất cho 85.563 hộ, hỗ trợ xây dựng 4.663 công trình nƣớc sinh hoạt tập trung, và 198.720 hộ đƣợc hỗ trợ nƣớc sinh hoạt phân tán. Sau 4 năm thực hiện Quyết định 134, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành tiếp Quyết định 1592/2009/QĐ-TTg tiếp tục thực hiện nhƣ quyết định 134; nhƣng đến nay vẫn chƣa có vốn thực hiện.
- Chƣơng trình xây dựng trung tâm cụm xã.
- Chính sách trợ giá trợ cƣớc và chính sách hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo quyết định số 102/2009/QĐ-TTg.
- Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 1342/2009/QĐ- TTg về Đầu tƣ các công trình đƣờng, thủy lợi, điện, nƣớc sinh hoạt, định canh định cƣ xen ghép.
- Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 126/2008/QĐ-TTg về giúp ngƣời dân thêm vốn, vật tƣ cho sản xuất, cải thiện đời sống ở 42 tỉnh vùng DTTS.
- Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo.
- Dự án hỗ trợ phát triển các DTTS rất ít ngƣời (dân số dƣới 1.000 ngƣời). - Quyết định 975/QĐ-TTg ngày 20/7/2006 về việc cấp (không thu tiền) một số loại báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
Nhƣ vậy, còn rất nhiều chính sách dân tộc của nhà nƣớc ta, Ủy ban Dân tộc không phải là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện; cơ chế phối hợp thực hiện các chính sách này giữa Ủy ban Dân tộc với Cơ quan chủ trì chƣa thật sự rõ ràng. Chính vì vậy, trong các văn bản QPPL về lĩnh vực công tác dân tộc cần quy định cụ thể vai trò và nhiệm vụ của Ủy Ban Dân tộc trong việc thực hiện các chính sách dân tộc để đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác dân tộc.
Cần tiến hành rà soát và điều chỉnh lại cơ chế quản lý thực hiện chính sách dân tộc theo hƣớng xây dựng chƣơng trình, chính sách tổng hợp, đa mục tiêu, dài hạn.
3.2.2. Kiện toàn bộ máy QLNN về công tác dân tộc
Hiện nay, bộ máy QLNN về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh còn thiếu và yếu so với tầm nhiệm vụ của công tác này. Từ nay đến năm 2015, tỉnh Quảng Ninh cần thực hiện các nội dung sau:
Một là, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc đối với cơ quan làm công tác dân tộc cấp tỉnh – Ban Dân tộc tỉnh.
Hiện nay, Ban Dân tộc tỉnh có 05 đơn vị trực thuộc nhƣng chỉ có 02/05 đơn vị đã đƣợc kiện toàn. Còn 03 đơn vị chƣa đƣợc kiện toàn. Cụ thể:
Phòng Thông tin tuyên truyền: có 01 Phó phòng phụ trách và 01 chuyên viên, chƣa có Trƣởng phòng;
Thanh tra Ban: có 01 Chánh Thanh tra, 01 Thanh tra viên và 01 cán bộ