7. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Tuyên truyền, giáo dục, xây dựng nhân tố tích cực, đấu
với các hoạt động lợi dụng tôn giáo.
Tăng cường biên chế đội ngũ làm công tác tôn giáo các cấp, bổ sung cán bộ làm công tác tôn giáo ở Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, Ban tôn giáo chính quyền ( Sở Nội vụ, Phòng nội vụ các huyện, thị, thành phố). Hà Tĩnh có 12 huyện thị, mỗi huyện có đời sống tôn giáo những nét riêng biệt, đội ngũ chuyên trách về tôn giáo cần được tăng cường
Xem xét “chế độ” phụ cấp ưu đãi cho cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp theo Kết luận số 08/ KL – TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI.
Tăng cường đội ngũ chuyên trách công tác tôn giáo các cấp, đặc biệt là cán bộ quản lý Nhà nước về công tác tôn giáo ở huyện, thị, cơ sở.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ làm công tác tôn giáo, có kế hoạch đào tạo cán bộ chuyên trách công tác tôn giáo lâu dài, có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực tôn giáo và có kinh nghiệm trong công tác vận động chức sắc, tín đồ tôn giáo.
Tăng ngân sách phục vụ cho công tác tôn giáo, xây dựng chính sách đặc thù cho đảng viên và cán bộ cốt cán tôn giáo nhằm vận động, khuyến khích đội ngũ này hăng say, nhiệt tình, thực hiện tốt công tác vận động chức sắc, tín đồ
tôn giáo góp phần xây dựng hệ thống chính trị vùng giáo trong sạch vững mạnh.
Có chính sách khen thưởng các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác tôn giáo, các chức sắc, tín đồ tôn giáo gương mẫu trong phong trào thi đua.
Công tác tôn giáo thực chất là công tác quần chúng, phải xây dựng lực lượng cốt cán ngày càng đông đảo bên trong tôn giáo để làm nòng cốt hướng dẫn quần chúng tín đồ vừa là người ngoan đạo, vừa là công dân tiên tiến của chế độ xã hội chủ nghĩa. Xây dựng, củng cố, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân ở cơ sở vùng có đông tín đồ. Đấu tranh hoạt động chống lợi dụng tôn giáo, đó là việc Mỹ coi trọng việc thông qua các tổ chức phi chính phủ kích động “tự do tư tưởng”, khuyến khích xu hướng thần học chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội. Thông qua các chức sắc, tín đồ giáo dân Việt Nam ở nước ngoài hòng tổ chức ly khai, chống chế độ cản trở con đường đi lên xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Trong chương 2, chúng tôi trình bày những thành tựu, làm rõ thực trạng trong thành tựu và hạn chế việc thực hiện chính sách tôn giáo của địa phương trong thời gian qua. Từ đó, làm rõ nguyên nhân của thực trạng trên và đưa ra các giải pháp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước tại Hà Tĩnh trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Hà Tĩnh là tỉnh nằm ở dải đất miền Trung, sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã làm cho con người nơi đây có chí khí trong đấu tranh cách mạng, chống chọi với thiên nhiên từ ngàn xưa, mảnh đất của danh nhân, anh hùng giàu lòng yêu nước, của những người con hiếu học. Là tỉnh nằm ở vị trí thuận lợi cho giao lưu, gặp gỡ văn hóa vì thế tôn giáo du nhập vào Hà Tĩnh từ rất sớm và ngày càng phát triển.
Cùng với quá trình đổi mới của tỉnh Hà Tĩnh, tôn giáo đã trở thành vấn đề được quan tâm và ưu tiên trong chính sách phát triển của Hà Tĩnh. Hoạt động tôn giáo ở đây diễn ra vô cùng phong phú; được Đảng bộ, chính quyền các cấp quan tâm, đẩy mạnh vận dụng mềm dẻo, linh hoạt các chính sách tạo mối quan hệ gắn bó, gần gũi đối với các tín đồ. Tuy nhiên, vẫn còn những hoạt động lợi dụng tôn giáo làm ảnh hưởng đến đại đoàn kết, mất trật tự - an ninh nơi công cộng. Vì vậy, qua thực tế việc thực hiện chính sách tôn giáo chúng ta có thể thấy tư tưởng cơ bản xuyên suốt trong quan điểm, chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta như sau:
- Thực hiện chính sách đoàn kết đồng bào, chức sắc các tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, sống “tốt đời đẹp đạo” của quần chúng có đạo
- Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật.
- Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác dân vận động quần chúng. Công tác vận động quần chúng các tôn giáo phải động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc; thông qua thực hiện
tốt các chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung trong đó có đồng bào tôn giáo.
- Công tác tôn giáo bao gồm nhiều mặt: vấn đề tín đồ, chức sắc, tổ chức sự quản lý Nhà nước đối với hoạt động của giáo hội; thực hiện các hoạt động đối ngoại về tôn giáo; kết hợp nghiên cứu lý luận và chỉ đạo thực tiễn. Do vậy, làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, phối hợp chặt chẽ với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Như vậy, muốn thực hiện được các nội dung trên đòi hỏi những chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta phải phù hợp với thực tiễn, phải phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức tôn giáo, vai trò của chức sắc, chức việc, nhất là những trí thức – đảng viên tôn giáo có tâm huyết, lập trường vững vàng để việc vận động, tuyên truyền chính sách tôn giáo có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, phải tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của chính quyền, gần gũi, lắng nghe và nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những việc làm trái với chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đồng thời trong quá trình thực hiện chính sách phải kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ cấp thành phố đến cơ sở, tiếp tục cải cách hành chính tập trung giải quyết các khiếu nại liên quan đến tôn giáo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo tại Hà Tĩnh và chống lại việc lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch.
Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, Hà Tĩnh đang từng bước đi lên gia tăng tốc độ phát triển kinh tế các khu công nghiệp – dịch vụ du lịch, hiện đại hóa trong nông nghiệp, ổn định an ninh – quốc phòng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Trong đó, sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng bộ, các cấp chính quyền đối với việc hoàn thiện, điều chỉnh phù hợp chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta ở Hà Tĩnh đã tạo mọi điều kiện cho các tín đồ tôn giáo hoạt động, phát triển theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật Nhà nước góp phần đưa Hà Tĩnh phát triển đi lên.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương (2006), Báo cáo Chuyên đề công tác tôn giáo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.
2. Ban Chấp hành Trung ương (2009), Báo cáo Tình hình tôn giáo năm 2009, nhiệm vụ công tác tôn giáo 2010.
3. Ban Tôn giáo Chính phủ (2005), Văn bản Pháp lệnh Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb. Tôn giáo.
4. Ban Tôn giáo Hà Tĩnh (2010), Báo cáo tổng kết quản lý nhà nước về tôn giáo (Lưu hành nội bộ).
5. Ban chỉ đạo Công tác Tôn giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2007), Báo cáo Tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo (Lưu hành nội bộ).
6. Ban chỉ đạo Công tác Tôn giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2008), Báo cáo Tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo (Lưu hành nội bộ).
7. Ban chỉ đạo Công tác Tôn giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2009), Báo cáo Tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo (Lưu hành nội bộ).
8. Ban chỉ đạo Công tác Tôn giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2010), Báo cáo Tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo (Lưu hành nội bộ).
9. Ban chỉ đạo Công tác Tôn giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2011), Báo cáo công tác tôn giáo năm 2011 và phướng hướng nhiệm vụ năm 2012 (Lưu hành nội bộ). 10.Ban Dân vận Hà Tĩnh (2012), Đề án Về công tác tôn giáo ở Hà Tĩnh trong thời gian tới (Lưu hành nội bộ).
11. Ban Tôn giáo Sở Nội Vụ Hà Tĩnh (2010), Báo cáo tình hình tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo năm 2010, nhiệm vụ năm 2011 (Lưu hành nội bộ).
12. Ban tôn giáo Sở Nội Vụ Hà Tĩnh (2011), Báo cáo tình hình tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo năm 2011, nhiệm vụ năm 2012 (Lưu hành nội bộ)
13. Ban tôn giáo Sở Nội Vụ Hà Tĩnh (2012), Báo cáo tình hình tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo năm 2012, nhiệm vụ năm 2013 (Lưu hành bộ nội)
14. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 20: Chống Đuyrinh, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
15. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đặng Nghiên Vạn (Chủ biên), “Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
21. GS.TS. Đỗ Quang Hưng: “Những biểu hiện mới của vấn đề tôn giáo – dân tộc trong tình hình hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 2/2003
22. GS.TS. Đỗ Quang Hưng: “Tôn giáo cũng là một nguồn lực trí tuệ”, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 5/2010
23. GS.TS. Đỗ Quang Hưng: “Tôn giáo cũng là một nguồn lực trí tuệ”, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 7/2010
24. GS.TS. Đỗ Quang Hưng “Vấn đề tự do tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, số 11/2005.
25. GS.TS. Đỗ Quang Hưng “Mấy suy nghĩ về quá trình thực hiện đường lối đổi mới về chính sách tôn giáo và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 10/2009.
26. GS.TS. Đỗ Quang Hưng “Mấy suy nghĩ về Công Giáo đồng hành với dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, Kỷ yếu Hội thảo Công Giáo đồng hành với dân tộc, Viện nghiên cứu Tôn Giáo, 2012.
27. GS.TS. Đỗ Quang Hưng, “Tái cấu hình đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay: Những thách thức về mặt pháp lý”, Tạp chí Khoa học Xã hội số 10/2009. 28.GS.TS. Đỗ Quang Hưng (2003) ''Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội'', Nxb. Tôn giáo.
29. GS.TS. Đỗ Quang Hưng (2008)" Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam lý luận và thực tiễn, Nxb. Lý luận chính trị Hà Nội.
30. GS.TS. Đỗ Quang Hưng “Vấn đề tôn giáo trong Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng: cái đã có và cần có”, Tạp chí thông tin công tác tư tưởng lý luận tháng 8/2006.
31. Giáo trình Chủ nghĩa Xã hội Khoa học (dùng trong các Trường Đại học và Cao đẳng) (2006) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 32. Hồ Chí Minh (1993), Biên niên tiểu sử, Tập 3, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
33. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 34. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 9, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 35. Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo - tín ngưỡng (1996), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
36. Hoàng Ngọc Vĩnh: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo ở Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 6/2009.
37. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 38. “Kinh Thánh Tân Ước” (1993), Nxb, Thành phố Hồ Chí Minh. 39. V.I Lê Nin (1987), Toàn tập, Tập 29, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva
40. Nghị quyết số 14 – NQ/TW năm 2004 về “Tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân xây dựng tỉnh nhà giàu mạnh” của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh. 41.Nghị định số 22/2005/NĐ – CP về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
42.Nghị quyết số 24 - NQ/TW về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới (1990).
43. Nghị định số 26/1999/NĐ – CP về các hoạt động tôn giáo
44.Nghị định số 92/2012/ NĐ- CP của Chính phủ: Quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
45.Vũ Văn Hậu (2009), Củng cố mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội.
46. Nguyễn Quang Hưng: “Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách nhà nước Việt Nam đối với công giáo nhìn từ góc độ văn hóa – tôn giáo”, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 1/2008.
47.Nguyễn Mạnh Hưởng: “Tăng cường đoàn kết dân tộc – nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo hiện nay”, số 3/2003.
48.Nguyễn Đức Lũ: “Bước đầu tìm hiểu Chủ nghĩa Mác – Lê Nin về vấn đề tôn giáo”, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 3/2001.
49. Nguyễn Đức Lữ (2009), Tôn giáo: Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay. Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
50. Nguyễn Trọng Tuấn: “Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 3/2010.
51.Quyết định số 1862/1997/QĐ-UB, Về việc Ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban Tôn giáo tỉnh Hà Tĩnh (Lưu hành nội bộ)
52.Quyết định số 1548/2000/QĐ-UB-TG, Về việc Ban hành qui định về các hoạt động tôn giáo và phân công trách nhiệm QLNN đối với tôn giáo ở Hà Tĩnh.(Lưu hành nội bộ).
53.Quyết đinh số 34/2005/QĐ-UB-NV, Về việc Ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban Tôn giáo-Dân tộc tỉnh Hà Tĩnh (Lưu hành nội bộ).
54. Sách trắng về tôn giáo Việt Nam (2006) "Tôn giáo và Chính sách tôn giáo ở Việt Nam" Nxb, Ban tôn giáo Chính phủ, Hà Nội.
55. Tài liệu từ Internet: Trang web của Ban tôn giáo Chính phủ: www.btgcp.gov.vn/
56. Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2/2011), Báo cáo kết quả xây dựng lực lượng đoàn viên tôn giáo (Lưu hành nội bộ).
57. Từ điển Triết học Tiếng Việt (1986), Nxb. Tiến bộ - Nxb. Sự thật, Matxcơva.
58. Ủy Ban đoàn kết Công giáo Tỉnh Hà Tĩnh (2012), Đại hội đại biểu người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tỉnh Hà Tĩnh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2012 – 2017 (Lưu hành nội bộ).
59.Ủy Ban đoàn kết Công giáo Tỉnh Hà Tĩnh (2012), Báo cáo tổng kết phong trào thi đua xây dựng và bảo vệ tổ quốc của người Công giáo nhiệm kỳ 2007 – 2012, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2012 – 2017 (Lưu hành nội bộ).
60.Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh (1/2013), Báo cáo tổng kết công tác mặt trận năm 2012 chương trình phối hợp thống nhất hành động năm 2013
(Lưu hành nội bộ).
61.Ủy Ban Thường vụ Quốc hội (2004), “Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo” số 21/2004/PL – UBTVQH 11.
62.Ủy Ban đoàn kết Công giáo Tỉnh Hà Tĩnh Báo cáo tổng hợp các số liệu về tổ chức Ủy Ban đoàn kết công giáotỉnh Hà Tĩnh tháng 5/2012 (Lưu hành nội bộ).
63.Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Khóa IX (2003),