Tình hình đời sống tôn giáo Hà Tĩnh trước năm 2005

Một phần của tài liệu Đảng bộ hà tĩnh lãnh đạo thực hiện chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước tại hà tĩnh trong những năm đổi mới (Trang 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2.1. Tình hình đời sống tôn giáo Hà Tĩnh trước năm 2005

Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước với chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo, ở Hà Tĩnh có sự phát triển khá ổn định và ngày càng gia tăng tín đồ. Tính đến năm 2005, Đạo Công giáo ở Hà Tĩnh có 6 giáo hạt, 57 giáo xứ, 1 sở (tương đương giáo xứ), 217 giáo họ, 2 tu viện với tổng số tín đồ hơn 136.000 người, cư trú ở 131 xã, phường, thị trấn của 12 huyện, thị xã có đông đồng bào giáo dân. Trên toàn tỉnh thời gian này có 48 linh mục đang mục vụ (3 linh mục hưu dưỡng), 20 chủng sinh đang học Đại Chủng viện Vinh – Thanh, 45 nữ tu và hàng chục nữ tập tu sinh hoạt ở 2 tu viện hợp pháp là Sở dòng Nghĩa Yên (xã Đức Yên, huyện Đức Thọ) và Sở dòng Chân Thành (xã Thạch Trung, thị xã Hà Tĩnh) trực thuộc Dòng Mến Thánh giá Vinh, ngoài ra có một số cơ sở thuộc Dòng Bác ái, mỗi nơi có từ 5 – 7 nữ tu chưa đăng ký hoạt động. Ngoài ra Hà Tĩnh có 13 linh mục và hơn 1.000 giáo dân định cư ở nước ngoài; 01 giám mục, 63 linh mục, khoảng hơn một vạn giáo dân đang sinh sống ở các tỉnh (chủ yếu miền Nam); nhiều linh mục, nhân sỹ có tên tuổi ở trong và ngoài nước có mối quan hệ tác động, ảnh hưởng đến một số tổ chức, cá nhân tôn giáo ở địa phương.

Ở Hà Tĩnh, Phật giáo có từ lâu đời, sau một thời gian dài trầm lắng do chiến tranh đã phục hồi hoạt động từ những năm 1990. Nhìn chung sinh họa Phật giáo ở tỉnh ta đang từng bước ổn định, nhất là sau khi Ban đại diện Phật giáo tỉnh được thành lập. Đến năm 2005, toàn tỉnh có 72 ngôi chùa, trong đó 47 chùa có sinh hoạt Phật giáo, có 01 Thượng tọa, 5 Đại đức tăng trụ trì với hơn 3.100 Phật tử đã quy y tam bảo và hàng chục nghìn người đi chùa lễ Phật trong các dịp lễ hội. Tuy nhiên, thời kỳ này, sinh hoạt Phật giáo ở một số chùa trên địa bàn chưa ổn định, chưa đi vào nề nếp và còn đan xen hoạt động mê tín dị đoan…

Về Đạo Tin lành du nhập vào Hà Tĩnh những năm 1930, tuy số lượng tín đồ ít nhưng trước đây đã có nơi thờ tự ở Thị xã Hà Tĩnh. Trong các cuộc chiến tranh, tín đồ sơ tán, nơi thờ tự hoang phế, trở thành đất ở của dân. Tính đến năm 2005 có khoảng 20 người ở thị xã Hà Tĩnh giữ tín ngưỡng Tin lành tại gia đình và có mối liên hệ với Tổng Hội thánh Tin lành miền Bắc.

Một phần của tài liệu Đảng bộ hà tĩnh lãnh đạo thực hiện chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước tại hà tĩnh trong những năm đổi mới (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)