7. Kết cấu của luận văn
1.3.2.2. Đời sống tôn giáo Hà Tĩnh từ năm 2005 đến nay
Những năm gần đây, tuy hoạt động tôn giáo của các tôn giáo ở Hà Tĩnh diễn biến sôi động nhưng không có biến động lớn và bất thường. Nhìn chung đồng bào theo đạo tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; quản lý của chính quyền các cấp. tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, xây dựng làng xã văn hóa, xóm giáo văn hóa, tích cực tham gia cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, hòa nhập cộng đồng, khối đại đoàn kết lương giáo ngày càng được tăng cường, các vị chức sắc đã hướng dẫn bà con giáo dân xây dựng quê hương xứ họ phồn vinh, xây dựng cuộc sống “tốt đời – đẹp đạo”, “kính Chúa yêu nước”. Đời sống vật chất tinh thần của bà con giáo dân được cải thiện, trình độ dân trí của bà con giáo dân từng bước được nâng cao, số học sinh THPT ngày càng nhiều, số sinh viên được vào học các trường cao đẳng, đại học ngày càng tăng. Nhìn chung sinh hoạt tôn giáo diễn ra bình thường, tuân thủ theo đúng pháp luật, bà con đón tết Nguyên đán, Noel trong không khí vui vẻ, phấn khởi, an toàn lương giáo đoàn kết. Một số xứ tổ chức chầu lượt thuần túy tôn giáo, các ngày lễ trọng của đồng bào tôn giáo ngày càng đi vào nề nếp văn minh hơn. Các ngày lễ của Phật giáo được tổ chức trang nghiêm, vui vẻ, “đạo pháp đồng hành cùng dân tộc”, các lễ chùa đầu xuân được tổ chức khá vui vẻ, thu hút khách thập phương đến dự lễ đảm bảo an ninh trật tự. Cùng với sự phát triển chung của tỉnh nhà, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận các cấp đã quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, thủy lợi, y tế, văn hóa… đầu tư các dự án phát triển kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp cho vùng giáo. Đẩy mạnh phong trào phát triển kinh tế, xóa nhà tranh tre dột nát, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ở các xứ, họ đạo. Nhiều vùng giáo đã có những bước đột phá mới trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều hộ giáo dân là điển hình về xây dựng kinh tế trang
trại, vườn đồi, sản xuất kinh doanh giỏi. Bộ mặt nông thôn vùng giáo ngày càng được cải thiện, đời sống vật chất tinh thần của bà con ngày càng được nâng lên. Việc học tập văn hóa của con em có bước tiến bộ rõ rệt, tình trạng bỏ học giữa chừng giảm hẳn, số con em học các trường Đại học, Cao đẳng ngày càng tăng, nhiều xóm đạo, họ đạo trở thành điểm sáng trong phong trào xây dựng làng, xã văn hóa, gia đình văn hóa như: xã Gia Phố, Phú Phong (huyện Hương Khê), Ban Long, Quang Lộc (huyện Can Lộc), Châu Long (huyện Kỳ Anh), Phúc Hải (huyện Cẩm Xuyên), xóm 3 Thọ Ninh (huyện Đức Thọ). Nhìn chung các tín đồ, chức sắc tôn giáo ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân, chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước hành đạo trong khuôn khổ pháp luật, động viên khuyến khích tín đồ thực hiện bổn phận công dân “kính chúa yêu nước”, thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo làm giàu chính đáng và tham gia các phong trào yêu nước ở địa phương. Nhiều vùng giáo đã trở thành điểm sáng trong phong trào xây dựng xứ, họ đạo bình yên và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Ở các vùng giáo, các tệ nạn xã hội và tội phạm là giáo dân ít hơn. Mối quan hệ giữa chính quyền, mặt trận với các vị chức sắc tôn giáo ngày càng gần gũi , cởi mở tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, một số tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh các hoạt động tôn giáo bình thường, thuần túy tôn giáo vẫn còn diễn ra một số hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật, có nơi, có lúc tiềm ẩn phức tạp.
Đến thời điểm hiện nay, Đạo Công giáo ở Hà Tĩnh, có hơn 147.000 tín đồ, chiếm tỉ lệ 11,5% dân số toàn tỉnh, có 6 hạt đạo, 58 xứ đạo, 232 họ đạo (bao gồm cả họ đạo nhà xứ), 3 cộng đoàn mến Thánh giá (đã được cấp đăng ký hoạt động), 6 cộng đoàn Thừa sai Bác ái (đang xin xác nhận cơ sở dòng) ở 12/12 huyện, thành phố, thị xã và 121 xã, phường, thị trấn. Có 50 linh mục quản xứ, trong đó 4 linh mục dòng (thuộc dòng Phanxico, Donbonsco và Tỉnh Dòng Thừa sai đức tin Việt Nam), 4 linh mục hưu dưỡng và 41 chủng sinh (Khóa 11, 12,13). Hoạt động tôn giáo sôi động nhưng nhìn chung ổn định, trật tự và thuần
túy tôn giáo; xu hướng sống tốt đạo, đẹp đời, đồng hành cùng dân tộc vẫn là chủ đạo. Số nhiều linh mục có thiện chí với chính quyền, hành đạo theo hướng tiến bộ. Giáo hội Công giáo tăng cường củng cố đức tin, phát triển tổ chức, cơ sở vật chất, cơ sở thờ tự tôn giáo phần lớn được xây dựng và sửa chữa lại khang trang đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cho tín đồ (từ năm 2007 đến nay UBND tỉnh chấp nhận nâng cấp, xây mới 28 nhà thờ giáo xứ, giáo họ và một tu viện dòng mến giá). Xin cấp đất để xây dựng và mở rộng khuôn viên gồm: Giáo họ Vĩnh Sơn, giáo họ Hoàng Dụ thuộc xứ Dụ thành (xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh); Giáo họ Trung Thành thuộc xứ Ngô Xá (xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên); giáo họ Tân Dừa (xã Hương Trạch; huyện Hương Khê); giáo xứ Văn Hạnh (xã Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh) xin xây dựng nhà phòng; Giáo họ Giang Lĩnh và Đồng Lưu (xã Lộc Yên, huyện Hương Khê); xin xây dựng nhà học giáo lý; Giáo học Cồn Dừa (thị trấn Thiên Cầm huyện Cẩm Xuyên) có đơn xin 250m² đất nuôi trồng thủy sản phía trước nhà thờ để dựng tượng Đức mẹ, làm khu vui chơi giải trí. Giáo xứ An Nhiên (xã Thạch Hạ, Thành phố Hà Tĩnh) có đơn xin cấp lại nhà thờ cũ với diện tích 9334m² tại xóm Trung, xã Thạch Hạ (khu đất này UBND tỉnh đã đề ra Quyết định thu hồi số 411 – QĐ/UB ngày 17/02/1994, giao cho UBND xã Thạch Hạ quản lý sau khi cấp đất ở địa điểm khác theo nguyện vọng của giáo xứ) để xây dựng nhà giữ trẻ dưới 3 tuổi, mở tủ thuốc tình thương và khuôn viên vườn hoa cây cảnh; giáo xứ Văn Hạnh (xã Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh) xin mở rộng khuôn viên nhà thờ. Một số nơi tổ chức khởi công, khánh thành nhà thờ như: Giáo xứ Văn Hạnh (xã Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh), Giáo xứ Mỹ Lộc (xã Bình Lộc – huyện Can Lộc), Giáo họ hộ độ (xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà).
Phật giáo Hà Tĩnh hiện nay đã cơ bản hoàn thiện về tổ chức, tăng về số lượng phật tử, chức sắc và sinh hoạt ổn định. Toàn tỉnh hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó 73 chùa có sinh hoạt Phật giáo với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh và 12/12 huyện, thành phố, thị xã có Ban Đại diện Phật giáo, có 01 Thượng toạ, 10 Đại đức tăng trụ trì với hơn 5.500 Phật tử đã quy y tam bảo và hàng chục nghìn
người đi chùa lễ Phật trong các dịp lễ hội. Hiện nay Phật giáo đang đồng hành cùng dân tộc với đường hướng “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Và xu hướng nhập thế của giáo hội. Tuy nhiên, sinh hoạt Phật giáo ở một số chùa chưa ổn định, tuy nhiên vẫn còn đan xen hoạt động mê tín dị đoan...
Đạo Tin lành, vấn đề truyền Đạo Tin Lành do một số người lao động ở miền Nam và các nước trong khu vực, đã theo đọa Tin Lành khi về quê tuyên truyền vận động người trong gia đình và người thân vào đạo. Toàn tỉnh hiện có 75 tín đồ thuộc 05 hệ phái và 01 mục sư nhiệm chức trái phép thuộc địa bàn 15 xã, phường của 05 huyện và thành phố trong tỉnh; sinh hoạt tôn giáo tại gia đình; có đức tin ở mức độ khác nhau. Ngoài các tôn giáo nêu trên, tại Hà Tĩnh phần lớn số người dân theo tín ngưỡng hướng phật và hàng nghìn người tin, theo tín ngưỡng bản địa, tín ngưỡng dân gian. Nhìn chung, tình hình hoạt động tôn giáo ở Hà Tĩnh những năm qua nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta các ngày lễ trọng, lễ hội tôn giáo gắn với các sinh hoạt văn hóa truyền thống như: lễ Phật Đản, lễ Vu Lan của Đạo phật; lễ Giáng Sinh, Phục sinh của Đạo Công giáo… đều được tổ chức với qui mô lớn, trang trọng, hình thức phong phú, thu hút đông đảo chức sắc, tín đồ tôn giáo, người dân trong và ngoài tỉnh tham gia. Đồng bào và các tổ chức tôn giáo yên tâm, phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, hòa nhập với cộng đồng đóng góp sức mình vào quá trình xây dựng và phát triển tỉnh nhà.
Hoạt động của tà đạo và truyền đạo trái phép vẫn diễn ra nhưng chính quyền đã tuyền truyền vận động, thuyết phục để các tín đồ bị lôi kéo sớm từ bỏ: Như tà đạo “chân không” phát sinh tại Hà Tĩnh do ông Lưu Văn Ty khởi xướng từ năm 1991 (tại xóm Thanh Phú, xã Thạch Trung, thị xã Hà Tĩnh nay là Thành Phố Hà Tĩnh) sau đó phát triển ra trên 20 tỉnh, thành phố với hàng ngàn người tin theo. Tại thời điểm đó Hà Tĩnh có 142 người, qua quá trình đấu tranh của chính quyền và lực lượng an ninh phần lớn họ nhận thức được vấn đề, từ bỏ
đạo trở về địa phương lao động sản xuất. Về cơ bản tà đạo “chân không” đã bị xóa, hiện nay ông Lưu Văn Ty đang sống và lao động sản xuất nông nghiệp tại nơi cư trú. Tà đạo “Chân không” của ông Trương Như Bường (ở Thị xã Cửa Lò - Nghệ An) khất thực trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh đã bị lập biên bản, xử lý và trục xuất.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong chương 1, chúng tôi trình bày khái quát về đời sống tôn giáo của cả nước và bối cảnh việc thực hiện chính sách đổi mới về tôn giáo, về đặc điểm, tự nhiên, kinh tế - xã hội ở Hà Tĩnh. Những vấn đề lý luận về tôn giáo làm cơ sở nền tảng để tiếp tục thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ở Hà Tĩnh trong chương sau.
Chƣơng 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở HÀ TĨNH TRONG NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI
2.1. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh vận dụng quan điểm, chính sách của Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách tôn giáo trong những năm đổi mới
2.1.1. Thực hiện công tác lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy Đảng về chính sách tôn giáo đối với tín đồ và các tổ chức tôn giáo
Trong quá trình hình thành và phát triển, tôn giáo có ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán và đặc biệt là liên quan đến chính sách đối nội, đối ngoại của mỗi quốc gia, dân tộc. Trải qua các thời kỳ cách mạng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn có sự quan tâm đúng mức đến công tác tôn giáo và xác định rõ đây là nhiệm vụ rất quan trọng, có tính chiến lược lâu dài và là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị. Trong những năm qua cùng với công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, quê hương, đời sống sinh hoạt tôn giáo của quần chúng nhân dân trên địa bàn Hà Tĩnh diễn ra rất phong phú, đa dạng theo hướng đan xen những thuận lợi và khó khăn, vướng mắc.
Vận dụng các quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới từ 1986, Đảng ta đã đưa ra những Nghị quyết số 24-NQ/TW năm 1990 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI “Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”, Chỉ thị 37 – CT/TW năm 1998 của Bộ Chính trị “Về công tác tôn giáo trong tình hình mới”
Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã kịp thời tham mưu, đề xuất những chủ trương, giải pháp đúng thực tiễn tình hình tôn giáo ở địa phương mà cụ thể là đã tham mưu cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành quyết định số 1548 (2000) Quy định về các hoạt động tôn giáo và phân công trách nhiệm QLNN đối với tôn giáo ở Hà Tĩnh, bản Quy định này nhằm cụ thể hóa Nghị định 26/1999/NĐ/CP, ngày 19/4/1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo như vậy ở quy định này:
Mọi công dân có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào, hoạt động tôn giáo phải theo quy định của Nhà nước, nghiêm cấm việc lợi dụng tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan. Ngoài ra trong quy định này Ủy ban Nhân dân tỉnh cũng chỉ rõ đất đai sử dụng hay lập cơ sở nơi thờ tự phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước. Đối với chức sắc và nhà tu hành quy định đã nêu rõ quyền như những công dân khác, nghĩa vụ làm tròn nghĩa vụ công dân và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cho phép mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành và theo những quy định của Ủy ban Nhân dân tỉnh... Các điều được quy định ban hành phù hợp với hoạt động của tín đồ tôn giáo ở Hà Tĩnh. Đồng thời các ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành, Ban Tôn giáo các cấp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cùng cấp, giúp Ủy ban Nhân dân thực hiện chức năm QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn hành chính theo qui định của pháp luật; là đầu mối phối hợp giữa các cơ quan có liên quan, đơn vị, địa phương về công tác tôn giáo và liên hệ các tổ chức tôn giáo; ngành Tư pháp phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong chức sắc, tu hành và các tín đồ tôn giáo. Ngành Văn hóa thông tin quản lý việc sản xuất, lưu hành thông kinh sách, xuất nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng việc đạo; hướng dẫn các lễ hội dân gian có chứa đựng các yếu tố tín ngưỡng; bài trừ mê tín dị đoan. Ngành công an đấu tranh phòng, chống các hành vi lợi dụng tôn giáo hoạt động vi phạm pháp luật. Ngành Giáo dục – Đào tạo quản lý, hướng dẫn chức sắc, nhà tu hành và tổ chức tôn giáo tham gia công tác xã hội hóa giáo dục trong đồng bào có đạo theo qui định của pháp luật về giáo dục. Ngành địa chính giúp Ủy ban Nhân dân cùng cấp quản lý đất sử dụng vào mục đích tôn giáo theo quy định của pháp luật về đất đai. Ngành Xây dựng quản lý việc xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự của tôn giáo theo quy định của pháp luật về xây dựng cơ bản. Ngành Thể dục – thể thao quản lý, hướng dẫn các hoạt động thể thao của các tôn giáo. Ngành Y tế quản lý, hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức tôn giáo tham gia chữa bệnh tại các cơ sở thờ tự theo quy định của ngành Y tế. Ban đối ngoại quản lý cơ cấu các dự án nước ngoài đầu tư cho các tôn giáo; phối hợp các ngành chức năng hướng dẫn, quản lý
những tổ chức, cá nhân tôn giáo nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến hoạt động tôn giáo ở Hà Tĩnh. Ngành Hải quan quản lý việc xuất nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo và đồ dùng trong việc đạo.
Năm 1997 Ủy ban Nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định 1862/1997/ QĐ-UB, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban tôn giáo tỉnh Hà Tĩnh. Đến năm 2005, UBND tỉnh đưa ra Quyết định 34/2005/QĐ-UB-NV, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ