Triển vọng phát triển đối với hoạt động xuất khẩu gỗ của Công ty SADACO 1 Cơ hộ

Một phần của tài liệu Tiểu luận về thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gỗ của công ty SADACO (Trang 29)

3.1.1. Cơ hội

- Nhu cầu mặt hàng gỗ ngày càng tăng: thị trường sản phẩm gỗ ngày càng được ưa chuộng hơn và mở rộng nhiều hơn, cụ thể là sản phẩm gỗ Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường Mỹ chiếm 38% tổng giá trị xuất khẩu, các nước khối EU chiếm 44%, Nhật Bản 12%

- Ngành gỗ tăng trưởng mạnh: Ngành gỗ đang là một trong những ngành dẫn đầu về tăng trưởng, đứng thứ 5 sau dệt may, dầu thô, giày dép và thủy sản. Nếu xét trong ngành nông nghiệp thì xuất khẩu đồ gỗ chiếm vị trí á quân, chỉ đứng sau xuất khẩu thủy sản, trên cả xuất khẩu gạo.

- Chính sách thông thoáng của Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu: những thủ tục giấy tờ phiền phức trong quá trình tiến hành các thủ tục đang dần được dỡ bỏ, giúp Công ty tiến hành các thủ tục dễ dàng hơn

- Ưu đãi xuất khẩu: Hiện nay, Việt Nam đang là thành viên của các tổ chức uy tín như WTO, ASEAN, APEC...điều này giúp hàng hóa Việt Nam bình đẳng hơn trên thế giới vì được hưởng nhiều ưu đãi: được hưởng ưu đãi tối huệ quốc (MFN) vô điều kiện, không còn rào cản thuế và hạn ngạch...Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có SADACO đẩy mạnh xuất khẩu

- Lợi thế từ hội chợ triển lãm: các hội chợ quốc tế diễn ra là dịp để Công ty tiếp cận những mẫu thiết kế mới lạ, độc đáo, đồng thời quảng bá các mặt hàng gỗ và giúp Công ty tìm thêm khách hàng cũng như những nhà đầu tư mới ở thị trường khó tính.

Một phần của tài liệu Tiểu luận về thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gỗ của công ty SADACO (Trang 29)