Kiến nghị với Bộ tài chính, Bộ kế hoạc h đầu tư, Bộ xây dựng

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước nghệ an (Trang 84)

Đối với Bộ tài chính: cần có chế tài kiểm soát giá xây dựng cơ ban, nhất là giá vật liệu xây dựng và đảm bảo các khoản chi XDCB phải được kiểm soát chặt chẽ. Xem lại các điều kiện thanh toán, tạm ứng tại Kho bạc để đảm bảo giải ngân vốn ngân sác Nhà nước không tách rời tiến độ thực hiện, Hệ thống văn bản pháp quy và quy chế, băn bản hướng dẫn để tổ chức triển khai quy trình kiểm soát chi cũng cần được sớm tích hợp, bổ sung sửa đổi và hoàn thiện theo hướng: cập nhật, tích hợp và gộp chung các thông tư và văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình kiểm soát chi, Ngoài ra hệ thống các văn bản hướng dẫn, quy chế, quy trình do Bộ tài chính ban hành cũng cần được rà soát, và cập nhật.

Hoàn thiện chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN:

Hệ thống chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi NSNN là một trong những căn cứ quan trong để xây dựng, phân bổ dự toán và thực hiện kiểm soát chi và kiểm soát cam kết chi NSNN. Đồng thời cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng quản lý và đièu hành quỹ NSNN. Tuy nhiên, cho đến nay các tiêu chuẩn, định mức còn nhiều bất cập. Do đó, trong thời gian tới cần đẩy mạnh việc xây dựng, cập nhật, hoàn thiện các định mức và tiêu chuẩn chi tiêu từ NSNN.

Hoàn thiện hệ thống kế toán NSNN.

Thứ nhất, xây dựng và áp dụng các chuẩn mực kế toán, đặc biêt là áp dụng kế toán dồn tích đầy đủ vào hệ thống kế toán Nhà nước để theo dõi, ghi chép, phản ánh đầy đủ tình trạng và sự vận động của các khoản thu chi NSNN, các khoản nhập, xuất các quỹ công; từ đó phản ánh tình trạng tài chính của Chính phủ tại mọi thời điểm.

Thứ hai, từng bước xây dựng và tổ chức thực hiện Tổng kế toán Nhà nước, từ đó có thể theo dói, quản lý, hạch toán sự vận động của toàn bộ các quỹ công của Nhà nước; sau đó từng bước áp dụng hoạt động kiểm soát chi các quỹ công, góp phần lành mạnh hóa toàn bộ các giao dịch của Nhà nước trong nền kinh tế.

- Đẩy mạnh quyết toán vốn đầu tư hoàn thành theo hướng đẩy mạnh quyết toán theo hạng mục, dự án thành phần, ưu tien vốn cho nhiều dự án đã được phê duyệt quyết toán, đi đôi với chế tài xử lý các chủ đầu tư chậm hoàn thành quyết toán đối với dự án được giao. Khuyến khích các tổ chức kiểm toán độc tập, thực hiện kế toán báo cáo quyết toán các dự án hoàn thành.

Đối với Bộ Kế hoạch & Đầu tư: Cần có cơ chế chống dàn trải trong phân bổ vốn đầu tư và cơ chế đánh giá ĐTXDCB.

Đối với Bộ Xây dựng: Cần nghiên cứu quản lý chi phí xây dựng và hợp đồng xây dựng phù hợp với thực tế và năng lực của bộ máy quản lý vốn XDCB, xem xét trách nhiệm quản lý Ngân sách Nhà nước.

4.3.4.Kiến nghị với KBNN Trung Ương:

a.Hoàn thiện quy trình kiểm soát vốn đầu tư XDCB

Ban hành thống nhất quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN: Ban hành thống nhất quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm cả vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, trên cơ sở gộp hai quy trình về kiểm soát chi vốn đầu tư trong nước và ngoài nước như hiện nay và các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng.

Nội dung quy trình quy định rõ đối tượng kiểm soát chi các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN thanh toán qua hệ thống KBNN bao gồm cả vốn trong nước và vốn ngoài nước, cụ thể đối với từng loại vốn: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư. Nội dung quy trình phải quy định cụ thể được các vấn đề như kiểm soát chi khối lượng phát sinh, kiểm soát chi đối với các dự án do xã làm chủ đầu tư, kiểm soát chi đối với các loại công việc ký kết với các cá nhân hoặc nhóm người không có tư cách pháp nhân. Như vậy sẽ đảm bảo nhất quản

chỉ có một quy trình kiểm soát chi đầu tư cho NSNN đồng thời dễ tra cứu, đối chiếu khi cần thiết và tiện lợi cho khách hàng khi giao dịch.

b. Hoàn thiện các khâu trong quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN

Một là, phối hợp 3 khâu chính trong kiểm soát chi đầu tư XDCB là phân bổ kế hoạch vốn, kiểm soát thanh toán và tất toán thành một hệ thống trong quá trình quản lý vốn. Để khắc phục yếu kém hiện nay, đó là: kỷ luật về thông tin báo cáo, kỷ luật thanh toán, kỷ luật hoàn tạm ứng, kỷ luật sử dụng vốn, kỷ luật quyết toán, tất toán tài khoản đều chấp hành kém cần xem xét tác động qua lại của 3 khâu phân bổ kế hoách- kiểm soát chi đầu tư - quyết toán, tất toán như sau: phân bổ kế hoạch đúng tạo ra chi đầu tư nhanh và đúng chế độ tạo tiền đề cho quyết toán thnah toán nhanh gọn và ngược lại (tương tự như vậy để thống kê và phân tích các quy trình chi tiết trong các khâu lại có: việc nào trước việc nào sau, bao nhiêu hồ sơ thủ tục, bao nhiêu thời gian thụ lý, qua những bộ phận chuyên môn nào...). Đối với các dự án công trình cần có sự gắn kết của 3 khâu trên ( do 3 cơ quan kế hoạch, Kho bạc Nhà nước, Tài chính thực hiện ) sẽ khắc phục được yếu kém hiện tại. Đó là nếu dự án công rình thực hiện chi chậm, thừa vốn cần có sự thông tin qua lại với khâu phân bổ vốn để điều chỉnh kịp thời, nếu thực hiện chậm, nếu kém ở khâu quyết toán, sẽ không bố trí kế hoạch vốn cả năm tiếp theo, nhât slà những dự án vi phạm cần có một quy chế phối hợp đề ra những yêu cầu thông tin báo cáo thường xuyên. Yêu cầu, tiêu chí và chế tài nhất định dưới sự chủ trì của UBND cùng cấp để tìm nguyên nhân quy trách nhiệm kịp thời xử lý, từng vướng mắc, khó khăn, vi phạm phát sinh trong mỗi khâu cũng như cả quy trình. Không để tồn đọng quá nhiều (hoàn thành kế hoạch thấp hơn thực lực và khả năng, không quyết toán và tất toán sau hoàn thành...) sẽ khó đánh giá hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB dưới nhiều giác độ.

Đối với việc tạm ứng vốn cho bồi thường hỗ trọ giải phóng mặt bằng. Do tính chất phức tạp và yêu cầu công việc thường xuyên, nhạy cảm, trong quản lý chủ đầu tư, hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng được phép tạm ứng không hạn chế ( sau khi có phương án giải phóng mặt bằng được duyệt). tồn tại hiện nay là dư ứng quá nhiều, tình hình triển khai chi trả cho đối tượng gặp khó khăn, trách nhiệm hoàn tạm ứng của chủ đầu tư không cao, quy định về nội dung quản lý còn thiếu vì vậy hướng bổ sung hoàn thiện như sau:

- Quy định cụ thể về thời gian và trách nhiệm hoàn tạm ứng ( tập hồ sơ chúng từ thủ tục thanh toán hoàn tạm ứng).

- Nếu quá thời hạn quy định phải báo cáo người quyết định đầu tư xin ý kiến xử lý. Giao KBNN kiểm tra nếu sử dụng sai mục đích thì thu hồi nộp NSNN.

- Kinh phí thực hiện của hồi đồng BTGPMB cần có cơ chế quản lý như những kinh phí khác có nguồn gốc từ NSNN.

Đổi mới việc tạm ứng vốn cho xây lắp, thiết bị: Số dư tạm ứng tại KBNN chiếm khá cao so với trước đây do tỷ lệ tạm ứng được phép của chủ đầu tư ( ban quản lý) dự án không bị giới hạn trên. Nghị định 207/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ đã có quy định yêu cầu các khoản tạm ứng phải có bảo lãnh tạm ứng. Tuy nhiên, trong thực tế phát sinh nhiều trường hợp bất cập trong thực hiện.Do vậy cần bổ sung, hoàn thiện như sau:

- Ngoài trường hợp: hợp đồng tự thực hiện , kể cả trường hợp người dân tự thực hiện theo các chương trình mục tiêu không yêu cầu Bảo lãnh tạm ứng thì cần bổ sung thêm một số trường hợp nữa như:Hợp đồng không có tính chất xây dựng như hợp đồng bảo hiểm, kiểm toán,...Nên quy định mức giá trị hợp đồng cụ thể phải yêu cầu bảo lãnh tạm ứng. Tạo điều kiện cho các dự án nhỏ, hợp đồng có giá trị thấp đảm bảo được nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình.

- Quá thời hạn hoàn thanh ghi trong hợ đồng mà không hoàn thành thì phải yêu cầu quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài thời hạn

thực hiện dự án, yêu cầu chủ đầu tư bổ sung phụ lục hợp đồng và kiểm tra lại số dự tạm ứng để đôn đốc, thù hồi số vốn đã tạm ứng cho dự án.

- Nếu không có phụ lục hợp đồng bổ sung, cũng không có khối lượng để hoàn ứng thì KBNN phải có công văn nhắc nhở đôn đốc hàng tháng, Sau 3 lần thông báo cho chủ đầu tư, KBNN cần có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền xin ý kiến chỉ đạo.

Ba là, Hoàn thiện khâu quyết toán vốn công trình hoàn thành và tất toán tài khoản.

Do danh sách và quy mô vốn này hiện nay tồn đọng quá nhiều tiềm ẩn nguy cơ sử dụng vốn sai mục đích, hồ sơ chứng từ không hợp pháp hợp lệ và tình trạng thất thoát đã có thể xẩy ra. Vì vậy, cần bổ sung một số nội dung quản lý đồng bộ và chặt chẽ hơn. KBNN và chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp danh sách công trình, dự án hoàn thành trong năm ( theo từng tháng ) cho cơ quan Tài chính và Kế hoạch đầu tư. Căn cứ vào thời gian Nhà nước quy định hoàn thành quyết toánm cơ quan tài chính theo dõi nếu quá hạn thì làm công văn nhắc nhở mỗi tháng một lần.Sau 3 lần nhắc nhở mà chủ đầu tư không hoàn thành thì chủ đầu tư ( ban quản lý dự án ) và cơ quan Tài chính phải báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư xin ý kiến chỉ đâọ.

Cả ba trường hợp trên sau khi cơ quan quản lý đôn đốc nhắc nhở cần có hướng xử lý trách nhiệm rõ ràng, nghiêm khắc theo từng mức độ sau:

- Được gia hạn thêm thời gian cụ thể nếu có khó khăn khách quan.

- Phê bình nghiêm khắc và yêu cầu chủ đầu tư thực hiện xong trách nhiệm ( thu hồi tạm ứng, nộp tiền sử dụng sai vào NSNN, quyết toán) trước khi giao việc tiếp theo.

- Giảm trừ kế hoạch vốn năm tiếp theo vì không hoàn thành nhiệm vụ. 4.3.5.Kiến nghị với chủ đầu tư, đơn vị tư vấn nhà thầu

Các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn nhà thầu trong quá trình quản lý, thực hiện dự án đầu tư phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng. Tuân thủ trình tự đầu tư và xây dựng, quy trình, quy phạm kỹ

thuật khi xây dựng công trình. Khi dự án công trình hoàn thành phải khẩn trương lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

KẾT LUẬN

Quản lý vốn đầu tư XDB từ NSNN là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, liên quan đến việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư và nguồn lực tài chính trọng yếu của quốc gia. Do vai trò to lớn như vậy nên quản lý lĩnh vực này được chú trọng đặc biệt với nhiều nội dung và phương thức quản lý.

Là một tỉnh miền Trung của Việt Nam, Nghệ An có bước phát triển đáng kể về kinh tế, xã hội nói chung và ĐTXDCB nói riêng. Trong những năm qua, số dự án, nguồn vốn và lượng vốn ĐTXDCB tăng lên đáng kể. Hoạt động quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN đã có nhiều kết quả trên các mặt: tổ chức bộ máy, triển khai thực hiện cơ chế, chính sách quản lý vốn, thực hiện các khâu trong quy trình sử dụng vốn, kiểm tra - kiểm soát sử dụng vốn. Nhờ đó, hiệu quả sử dụng vốn ĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn được nâng lên, hiện tượng thất thoát, lãng phí vốn được kiểm soát tốt hơn, góp phần phát huy vai trò của nguồn lực tài chính này thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được, hiện còn không ít hạn chế trở ngại trong quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN trên một số mặt từ kế hoạch vốn đến cấp phát, thanh toán, quyết toán và kiểm tra, kiểm soát. Những hạn chế này đã phần nào làm giảm vai trò của nguồn lực tài chính này đối với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có cả từ phía chủ quan các chủ thể quản lý vốn NSNN, nhưng cũng do từ phía cơ chế, chính sách và môi trường hoạt động nói chung.

Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh CNH, HĐH trong cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nhu cầu, quy mô và hình thức vốn ĐTXDCB ngày càng tăng, đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN.

Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn, cần chú trọng thực hiện một số biện pháp sau:

Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN. Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý vốn có liên quan.

Đổi mới các khâu trong quy trình quản lý sử dụng vốn NSNN từ lập kế hoạch vốn, cấp phát, thanh toán đến quyết toán và tất toán.

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động huy động, phân phối và sử dụng vốn ĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn.

Để thực hiện tốt các biện pháp trên, đồng thời góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tôi xin kiến nghị với các cơ quan ban, ngành chức năng một số nội dung sau:

Đối với Quốc hội: Cần sửa đổi bổ sung hoàn chỉnh Luật Ngân sách Nhà nước theo hướng phù hợp với Luật đầu tư công mới ban hành, theo hướng phân cấp các nguồn chi (trong đã có chi XDCB và chi CTMT) rõ ràng cụ thể hơn theo từng giai đoạn dài hoặc trung hạn và Ngân sách chương trình mục tiêu quốc gia.

Đối Chính phủ: chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tập trung phối hợp rà soát, hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý vốn đầu tư và quyết toán vốn đầu tư.

Đối với Bộ Tài chính: Cần có chế tài kiểm soát giá XDCB nhất là giá vật liệu xây dựng và bảo đảm các khoản chi XDCB phải được kiểm soát chặt chẽ. Đồng thời ban hành hệ thống văn bản pháp quy và quy chế, hướng dẫn triển khai các quy trình kiểm soát chi các loại vốn, đặc biệt là vốn NSNN qua KBNN; Hoàn thiện chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi; Hoàn thiện hệ thống kế toán NSNN.

Đối với Bộ Kế hoạch & Đầu tư: Cần có cơ chế chống dàn trải trong phân bổ vốn đầu tư và cơ chế đánh giá ĐTXDCB.

Đối với Bộ Xây dựng: Cần nghiên cứu quản lý chi phí xây dựng và hợp đồng xây dựng phù hợp với thực tế và năng lực của bộ máy quản lý vốn XDCB, xem xét trách nhiệm quản lý Ngân sách Nhà nước.

Đối với Các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn nhà thầu phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng. Tuân thủ trình tự đầu tư và xây dựng, quy trình, quy phạm kỹ thuật khi xây dựng công trình. Khi dự án công trình hoàn thành phải khẩn trương lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính ,2008.Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020. Nxb

Tài chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính, Các Thông tư hướng dẫn về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB và CTMT .Website Chính phủ.

3. Bộ Xây dựng, Các Thông tư hướng dẫn về quản lý chi phí, hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Website Chính phủ.

4. Chính phủ, Các nghị định về quản lý đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước nghệ an (Trang 84)