Luận văn sử dụng phương pháp này để:
- Phân tích các tài liệu liên quan đến lý luận chung về quản lý vốn ĐTXDCB từ ngân sách nhà nước qua KBNN.
- Phân tích các hoạt động thanh toán, quyết toán, và tất toán vốn ĐTXDCB từ ngân sách nhà nước qua KBNN.
- Phân tích, đánh giá các số liệu liên quan đến tình hình quản lý vốn ĐTXDCB từ ngân sách nhà nước qua KBNN.
Luận văn thực hiện phương pháp này như sau:
Luận văn thực hiện phân tích các quan điểm về quản lý vốn ĐTXDCB. Từ đó luận văn tiến hành phân tích vì sao cần đẩy mạnh công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ ngân sách nhà nước tại KBNN Nghệ An.
Bước 2. Thu thập các thông tin cần phân tích
Trên cơ sở xác định vấn đề cần phân tích đó là công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ ngân sách nhà nước tại KBNN Nghệ An, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin có liên quan.
- Nguồn thông tin thứ cấp được lấy từ các công trình nghiên cứu lý luận quản lý vốn ĐTXDCB từ ngân sách nhà nước như các sách giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo viết về nguồn nhân lực, các bài báo khoa học, các bài viết trong kỷ yếu, các trang web, các báo cáo nghiên cứu…Những tài liệu này được liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo của Luận văn. Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu đều được đánh dấu lại để thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. Một số thông tin đã được sử dụng bằng cách trích dẫn trực tiếp, một số thông tin được tác giả tổng hợp, khái quát nội dung thành những luận cứ cho quá trình phân tích.
- Nguồn thông tin sơ cấp được thu thập từ các hồ sơ, tài liệu …của KBNN Nghệ An . Đây là các thông tin xác thực làm cơ sở và dẫn chứng để luận văn thực hiện các phân tích nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu.
Bước 3. Phân tích dữ liệu và lý giải
Trên cơ sở những thông tin thu thập được về lý luận quản lý vốn ĐTXDCB từ ngân sách nhà nước và tiến hành phân tích các nội dung trong công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ ngân sách nhà nước tại KBNN Nghệ An ;
lý giải ý nghĩa của những số liệu về thực trạng quản lý vốn đầu tư tại KBNN Nghệ An. Các phân tích được thực hiện đa chiều. Kết quả thu thập thông tin chủ yếu thể hiện dưới hình thức định tính.
Bước 4. Tổng hợp kết quả phân tích
Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập được, Luận văn tổng hợp các kết quả phân tích để đưa ra bức tranh chung về vấn đề phân tích. Kết quả tổng hợp sẽ chỉ ra các kết quả đã đạt được của công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN qua KBNN, cũng như các tồn tại và nguyên nhân của vấn đề tồn tại. Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận và kiến nghị của tác giả đối với công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ ngân sách nhà nước tại KBNN Nghệ An. 2.2. Phương pháp thống kê
Luận văn sử dụng phương pháp này để:
- Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định.
- Chỉ ra các đặc trưng của tổng thể nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán và đề nghị giải pháp trên cơ sở các số liệu thu thập được.
- Xem xét các mặt, các hoạt động, các quá trình quản lý vốn đầu tư xây dựng từ NSNN tại KBNN Nghệ An trong mối quan hệ biện chứng, nhân quả với công tác quản lý nguồn vốn ĐTXDCB nói chung.
Bước 1: Thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các số liệu đặc trưng khác nhau của các nội dung nghiên cứu về quản lý vốn ĐTXDCB từ ngân sách nhà nước .
Bước 2: Phân tích mối liên hệ giữa các số liệu thu thập với các câu hỏi trong quá trình nghiên cứu về công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ ngân sách nhà nước có ảnh hưởng tới hoạt động XDCB như thế nào?
Bước 3: Dự đoán hoặc đưa ra các kết luận trên cơ sở kết quả phân tích.
Dựa vào sự phân tích ở bước trên, tác giả sẽ đưa ra các kết luận mang tính khái quát cho cả giai đoạn, cũng như dự đoán xu hướng của vấn đề phân tích trong thời gian tới.
2.3. Phương pháp so sánh
Luận văn sử dụng phương pháp này để:
- Đối chiếu, tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt trong các nghiên cứu về vấn đề, thấy được tổng quan và sự đa dạng trong vấn đề nghiên cứu.
- Thông qua việc so sánh các chỉ số, việc phân tích các luận cứ, giả thuyết đưa ra sẽ sâu sắc hơn, quá trình đánh giá, nhìn nhận công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ ngân sách nhà nước tại KBNN Nghệ An đa chiều hơn, từ đó giúp người tiếp nhận thông tin có thể định lượng được thông tin một cách tối đa nhất. Điều này nhằm khắc phục những khoảng cách, sai số trong việc đánh giá các thông tin mang tính định tính.
- Xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ quản lý vốn ĐTXDCB từ ngân sách nhà nước tại KBNN Nghệ An tiêu phân tích. Trên cơ sở đó có những khuyến nghị
sát thực, hiệu quả cho công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ ngân sách nhà nước tại KBNN Nghệ An.
Luận văn thực hiện phương pháp này như sau:
Bước 1: Xác định các chỉ tiêu, nội dung so sánh
Nội dung được so sánh phải là những nội dung liên quan, có ảnh hưởng hay có mối liên hệ với vấn đề cần phân tích .
Bước 2: Xác định phạm vi, số gốc so sánh
- Phạm vi được so sánh được tiến hành trong nội bộ KBNN Nghệ An trong thời gian 2010-2014.
- Số gốc so sánh được xác định tùy theo nội dung so sánh, chủ yếu là số liệu so sánh với năm 2010.
Khi phân tích mức độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu: số gốc để so sánh được lấy là chỉ tiêu đó ở kỳ trước.
Khi nghiên cứu mức độ hoàn thành nhiệm vụ của khối cán bộ từng khoảng thời gian trong năm: khoảng thời gian cùng kỳ năm trước là gốc so sánh.
Bước 3: Xác định điều kiện để so sánh được các chỉ tiêu
+ Đảm bảo thống nhất về nội dung của chỉ tiêu.
+ Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu. Có những chỉ tiêu được thực hiện so sánh tuyệt đối, có những chỉ tiêu thực hiện so sánh tương đối.
+ Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lượng, thời gian và giá trị.
Mỗi số liệu của KBNN Nghệ An có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Việc xác định mục đích so sánh để làm gì sẽ giúp Luận văn tập trung phân tích và làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.
Bước 5: Thực hiện và trình bày kết quả so sánh
Đây là những “con số biết nói” giúp Luận văn đưa ra những nhận xét, đánh giá, làm cơ sở cho những khuyến nghị đối với KBNN để nâng cao hiệu quả công quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN tại KBNN Nghệ An.
Phương pháp so sánh được sử dụng sau khi đã sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp thống kê.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NGHỆ AN GIAI ĐOẠN
2010 ĐẾN NAY
Trách nhiệm của KBNN Nghệ An phân cấp quản lý vốn đầu tư từ NSNN là quản lý kiểm soát thanh toán, hạch toán kế toán, tất toán tài khoản vốn ĐTXDCB từ NSNN.Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, chủ yếu tập trung vào chủ thể KBNN Nghệ An và có gắn kết với các chủ thể khác như cơ quan kế hoạch, cơ quan tài chính. Chương này sẽ phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN Nghệ An.
3.1. Khái quát về Kho bạc Nhà nước
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của KBNN
Ngày 1/4/1990, hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính được thành lập, được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính của Nhà nước, huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển và là đầu mối duy nhất thực hiện nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán NSNN. Qua 20 năm, một chặng đường không phải là dài nhưng cũng là quãng thời gian mang mốc son đã được ghi nhận mà hệ thống KBNN đã nỗ lực tạo dựng trong việc hoàn thiện, phát triển chức năng nhiệm vụ của mình nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Tài chính- Ngân sách góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước trong giai đoạn hội nhập và phát triển.
Sau 24 năm thành lập và phát triển, KBNN đã vượt qua nhiều khó khăn, từng bước ổn định và phát triển, cùng với toàn Ngành Tài chính đạt được nhiều kết quả trong xây dựng chính sách, quản lý phân phối nguồn lực của đất nước, góp phần tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Có thể khẳng định rằng, hệ thống KBNN đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới và lành mạnh hoá nền tài chính Quốc gia thông qua việc tập trung nhanh,
đầy đủ nguồn thu cho NSNN, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của Chính phủ; huy động một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội; kế toán và cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thu, chi ngân sách phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Trung ương và chính quyền địa phương, nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả sử dụng NSNN.
3.1.2. Tổ chức bộ máy
KBNN là đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương, theo đơn vị hành chính, bao gồm cơ quan KBNN ở Trung ương và cơ quan KBNN ở địa phương.
Cơ quan KBNN ở Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý tập trung thống nhất toàn hệ thống, trực tiếp quản lý ngân sách Trung ương, KBNN có văn phòng và các vụ, đơn vị sự nghiệp giúp việc tổng Giám đốc.Cơ quan KBNN tỉnh ở địa phương có trách nhiệm chỉ đạo các KBNN huyện, trực tiếp quản lý ngân sách tỉnh. Giúp việc Giám đốc KBNN tỉnh có văn phòng và các Phòng nghiệp vụ. KBNN huyện trực tiếp quản lý ngân sách huyện.
Cơ cấu tổ chức Kho bạc Nhà nước Nghệ An
Kho bạc Nhà nước Nghệ An gồm có 17 KBNN Huyện, 03 KBNN thị xã, 01 KBNN Thành phố và 1 văn phòng KBNN Tỉnh, với 3.200 đơn vị giao dịch, doanh số hoạt động hàng năm gần 500 ngàn tỷ đồng. Biên chế hiện tại 368 cán bộ công chức. Mỗi KBNN Huyện có biên chế cán bộ công chức từ 13-15 cán bộ. Bộ máy giúp việc cho Giám đốc KBNN Tỉnh gồm có 9 phòng chuyên môn nghiệp vụ: Phòng Kế toán Nhà nước; Phòng Kho quỹ; Phòng Hành chính quản trị; Phòng Tin học; Phòng Kiểm soát chi; Phòng Tổ chức; Phòng Tổng hợp; Phòng Tài vụ; Phòng Thanh tra. KBNN Nghệ An có Giám đốc và 3 phó Giám đốc. Giám đốc KBNN Nghệ An chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc KBNN và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của KBNN
trên địa bàn. Phó Giám đốc KBNN Nghệ An chịu trách nhiệm trước Giám đốc KBNN Nghệ An và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
3.2.Các quy định chung trong quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN tại KBNN Nghệ An:
3.2.1. Các quy định trong kiểm soát, thanh toán vốn ĐTXDCB từ NSNN tại KBNN Nghệ An.
3.2.1.1.Nội dung, hình thức, qui trình và nguyên tắc kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước:
Chi đầu tư XDCB là một bộ phận quan trọng trong tổng chi NSNN, đây là khoản chi từ NSNN nhằm đầu tư phát triển tài sản cố định, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Các dự án đầu tư sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước ( bao gồm cả các dự án sử dụng 1 phần hoặc toàn bộ vốn của NSNN) theo quy định của Luật NSNN đều phải chịu sự kiểm soát chi đầu tư XDCB theo đúng chế độ qui định của Bộ Tài chính.
Nội dung kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN
- Kiểm soát hồ sơ: Trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư, Kho bạc nhà nước căn cứ vào các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán) và giá trị từng lần thanh toán để thanh toán cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lượng công trình. Kho bạc nhà nước không chịu trách nhiệm về các vấn đề này. Kho bạc nhà nước căn cứ vào hồ sơ thanh toán và thực hiện thanh toán theo hợp đồng.
- Kiểm soát cam kết chi: Cam kết chi đầu tư là việc các chủ đầu tư cam kết sử dụng kế hoạch vốn đầu tư được giao hàng năm (có thể một phần
hoặc toàn bộ kế hoạch vốn được giao trong năm) để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa chủ đầu tư với nhà cung cấp. Giá trị của khoản cam kết chi đầu tư bằng số kinh phí dự kiến bố trí cho hợp đồng trong năm, đảm bảo trong phạm vi kế hoạch vốn năm được duyệt và giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi. Kho bạc Nhà nước kiểm soát xem đơn vị đã thực hiện cam kết hay chưa và cam kết có đúng với dự toán và hợp đồng hay không.
- Kiểm soát thanh toán: Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau” cho từng lần thanh toán và “kiểm soát trước, thanh toán sau” đối với lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng. Căn cứ vào nguyên tắc này, Kho bạc nhà nước đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư, nhà thầu và đúng quy định của Nhà nước. Số vốn thanh toán cho từng công việc, hạng mục công trình, công trình không được vượt dự toán được duyệt hoặc giá gói thầu; tổng số vốn thanh toán cho dự án không được vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Số vốn thanh toán cho dự án trong năm (bao gồm cả thanh toán tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) không được vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho dự án. Riêng đối với dự án vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) việc thanh toán tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành, không bị hạn chế bởi kế hoạch tài chính hàng năm của dự án nhưng không vượt quá kế hoạch tài chính chung của toàn dự án. Cán bộ kiểm soát chi vốn đầu tư của KBNN khi kiểm soát thanh toán vốn cho dự án phải chấp hành đúng quy trình và không gây phiền hà, sách nhiễu đối với Chủ đầu tư. Trong trường hợp cần thiết phải chủ động báo cáo xin ý kiến lãnh đạo để kiểm tra các chủ đầu tư về tình hình thực hiện dự án, đôn đốc, hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ, thủ tục thanh toán.
Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trong quá trình thanh toán, đảm bảo thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ, đúng quy định. Trong quá trình kiểm soát chi đầu tư XDCB có nguồn vốn từ NSNN nếu
quyết định của các cấp có thẩm quyền trái với quy định hiện hành, Kho bạc Nhà nước phải soạn thảo văn bản gửi cấp có thẩm quyền đề nghị xem xét lại