So sánh thái độ của sinh viên đối với nghề dạy học

Một phần của tài liệu nhận thức và thái độ của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh đối với nghề dạy học (Trang 66)

7. Phạm vi nghiên cứu:

2.4.2.So sánh thái độ của sinh viên đối với nghề dạy học

Bảng 9. So sánh thái độ của sinh viên đối với nghề dạy học theo giới tính

Yếu tố Giới tính F df=1 P Nam Nữ TB ĐLTC TB ĐLTC

Đánh giá tiêu cực về nghề dạy học 2,28 0,78 1,88 0,55 23,47 0,000 Vai trò của nghề dạy học trong xã hội 3,46 0,73 3,60 0,55 3,39 0,066 Vấn đề tiêu chuẩn nghề dạy học 2,32 0,68 2,01 0,53 16,66 0,000 Bất cập của nghề dạy học 3,25 0,74 3,10 0,61 2,78 0,096

Kết quả của bảng 9 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa cách đánh giá của nam sinh viên và nữ sinh viên về thái độ đối với nghề dạy học ở các yếu tố Đánh giá tiêu cực về nghề dạy học và Vấn đề tiêu chuẩn nghề dạy học. Nam sinh viên đánh giá hai yếu tố này cao hơn nữ sinh viên.

Đối với hai yếu tố: Vai trò của nghề dạy học trong xã hội và Bất cập của nghề dạy học thì không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa cách đánh giá của nam sinh viên và nữ sinh viên.

Bảng 10. So sánh thái độ của sinh viên đối với nghề dạy học theo hộ khẩu

Yếu tố Hộ khẩu F df=1 P Thành phố Tỉnh TB ĐLTC TB ĐLTC

Đánh giá tiêu cực về nghề dạy học 1,95 0,61 2,20 0,82 5,75 0,017 Vai trò của nghề dạy học trong xã hội 3,55 0,63 3,59 0,45 0,15 0,690 Vấn đề tiêu chuẩn nghề dạy học 2,06 0,53 2,30 0,83 6,03 0,015 Bất cập của nghề dạy học 3,14 0,63 3,19 0,76 0,26 0,611 Kết quả của bảng 10 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa cách đánh giá của sinh viên ở thành phố và sinh viên ở tỉnh về thái độ đối với nghề dạy học ở các yếu tố Vấn đề tiêu chuẩn nghề dạy học. Sinh viên ở thành phố đánh giá cao hơn sinh viên ở tỉnh. Còn các yếu tố Đánh giá tiêu cực về nghề dạy học, Vai trò của nghề dạy học trong xã hội và Bất cập của nghề dạy học thì không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa cách đánh giá của sinh viên ở thành phố và sinh viên ở tỉnh.

Bảng 11. So sánh thái độ của sinh viên đối với nghề dạy học theo ngành học

Yếu tố Ngành học F df= 3 P Tự nhiên Xã hội Ngoại ngữ Ngành khác

TB ĐLTC TB ĐLTC TB ĐLTC TB ĐLTC Đánh giá tiêu cực

Vai trò của nghề dạy học trong xã hội 3,51 0,64 3,62 0,58 3,54 0,64 3,66 0,44 0,73 0,532 Vấn đề tiêu chuẩn nghề dạy học 2,18 0,57 2,00 0,52 2,03 0,62 2,26 0,70 2,45 0,064 Bất cập của nghề dạy học 3,11 0,67 3,07 0,58 3,16 0,68 3,48 0,66 2,79 0,041 Kết quả của bảng 11 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa cách đánh giá của sinh viên giữa các ngành học về thái độ đối với nghề dạy học ở các yếu tố Đánh giá tiêu cực về nghề dạy học (sinh viên ngành tự nhiên đánh giá cao nhất, kế đến là ngành ngoại ngữ, sau đó là ngành khác và đánh giá thấp nhất là ngành xã hội) và yếu tố Bất cập của nghề dạy học (sinh viên ngành khác đánh giá cao nhất, kế đến là ngành ngoại ngữ, sau đó là ngành tự nhiên và đánh giá thấp nhất là ngành xã hội); còn hai yếu tố: Vai trò của nghề dạy học trong xã hội và Vấn đề tiêu chuẩn nghề dạy học không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa cách đánh giá của sinh viên giữa các ngành học.

Tương quan giữa sự cần thiết và thái độ

Nhóm nghiên cứu đã tính sự tương quan giữa mức độ đánh giá sự cần thiết của những đặc điểm nghề nghiệp với thái độ đối với nghề dạy học.

Bảng 12. Tương quan giữa mức độ đánh giá sự cần thiết của những đặc điểm nghề nghiệp với thái độ đối với nghề dạy học

Tương quan giữa mức độ đánh giá sự cần thiết của những đặc điểm nghề nghiệp với thái độ đối với nghề dạy học

Số cặp RP P

Mức ý nghĩa (hai đuôi)** 298 0,303 0,000

** Tương quan ở mức ý nghĩa (hai đuôi): 0,01.

Như vậy có sự tương quan cao giữa mức độ đánh giá sự cần thiết của những đặc điểm nghề nghiệp với thái độ đối với nghề dạy học với mức xác suất là 0,01.

Căn cứ trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả soạn một thang đánh giá những phẩm chất tâm lý đáp ứng được những đặc điểm nghề dạy học.

THANG ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM PHẨM CHẤT GIÁO VIÊN

Thang tự đánh giá mức độ đáp ứng của bản thân đối với nghề dạy học

Anh/Chị hãy đánh dấu (X) vào ô tương ứng về sự đáp ứng phẩm chất tâm lý của bản thân đối với nghề dạy học

Tôi là người

Tự đánh giá sự đáp ứng

Có Không

có thái độ nghiêm túc đối với nội dung môn học ý hướng phục vụ cộng đồng

có những kỹ năng giảng dạy

có thái độ trân trọng đối với đồng nghiệp và phụ huynh học sinh

có tri thức sâu sắc về bộ môn đang được giảng dạy có kỹ năng giáo dục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có kỹ năng giao tiếp có kỹ năng thuyết phục

được giáo dục tính cách, luân lý và đạo đức

được huấn luyện chuyên môn trong thời gian lâu dài

chấp nhận trách nhiệm đối với những hành động được thực hiện có liên quan đến những công việc được giao

được trau giồi văn hóa

có thái độ chừng mực đối với người học có kỹ năng quan sát

có uy tín

thông thạo những kỹ năng hoặc những quá trình dạy học căn bản

có kỹ năng lập kế hoạch/tổ chức có thái độ đúng đắn đối với bản thân

được giáo dục nghề nghiệp hoặc hướng nghiệp có kỹ năng phân tích

đáp ứng được những tiêu chuẩn bằng cấp hoặc những yêu cầu tuyển dụng vào nghề dạy học

có khối lượng tri thức và năng lực cao hơn những người không chuyên môn

có kỹ năng quan hệ với người khác được giáo dục tinh thần công dân có trí tuệ phát triển

chấp nhận trách nhiệm đối với việc đánh giá về nghề dạy học được cộng đồng tín nhiệm cao và sự tin tưởng làm giáo viên nhờ vào các nhà quản lý để đẩy nhanh công việc nghề nghiệp được giáo dục hình thành các mối quan hệ liên nhân cách quen thuộc với tri thức lý thuyết

chấp nhận công việc được giao và người học được giáo dục tính tự giác

có tri thức sâu sắc về nội dung cấu trúc và môn học liên ngành

có kỹ năng lãnh đạo

được giáo dục tính sáng tạo và sự nhận thức thẩm mỹ đặt trọng tâm vào công việc được giao

chấp nhận gắn bó suốt đời với nghề dạy học được giáo dục sức khỏe thể chất và cảm xúc có kỹ năng làm việc chân tay và trí óc có kỹ năng số học / tính toán

áp dụng nghiên cứu và lý thuyết vào thực tiễn (để giải quyết những vấn đề về con người)

nghiên cứu về học tập và hành vi của con người

có hội chuyên môn hoặc những người giỏi về dạy học công nhận thành công của bản thân

có ý thức về bản ngã

có kỹ năng mang tính nghệ thuật

tự giác quyết định trong môi trường làm việc cụ thể có kỹ năng hoạt động theo trực giác đổi mới

có ý thức tự công nhận

chấp nhận một tập hợp tiêu chuẩn của hoạt động của nghề dạy học

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên năm cuối Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Về nhận thức:

Trong tổng số 53 đặc điểm nghề dạy học:

- Có từ 90,6 % đến 96,7 % biết 16 đặc điểm. Tổng quát gồm: thái độ đối với nội dung môn học, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh và người học; tinh thần phục vụ và trách nhiệm; kỹ năng phục vụ nghề nghiệp và được đào tạo chuyên môn, rèn luyện đạo đức, nâng cao văn hóa.

- Có từ 80,3 % đến 88,6 % biết 12 đặc điểm. Tổng quát gồm: thái độ đối với bản thân và chấp nhận trách nhiệm đối với việc đánh giá; có tinh thần công dân; được đào tạo chuyên môn và có bằng cấp tương ứng; trí tuệ phát triển; có tinh thần tập thể và kỹ năng quan hệ với người khác.

- Có từ 60,2 % đến 77,9 % biết 18 đặc điểm. Tổng quát gồm: việc trau dồi bản thân, phát triển tính tự giác, sáng tạo, thẩm mỹ; sức khỏe thể chất và cảm xúc; hình thành các mối quan hệ liên nhân cách; chấp nhận công việc và người học; gắn bó suốt đời với nghề nghiệp; đặt trọng tâm vào công việc được giao; nâng cao sự hiểu biết tri thức lý thuyết; nội dung cấu trúc và môn học liên ngành; có những kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp; nghiên cứu về học tập và hành vi của con người; áp dụng nghiên cứu và lý thuyết vào thực tiễn.

- Có từ 49,8 % đến 59,5 % biết 5 đặc điểm. Tổng quát gồm: tinh thần độc lập; tự trọng; tuân theo những chuẩn mực đạo đức; tự quyết định trong môi trường làm việc và kỹ năng hoạt động theo trực giác đổi mới.

- Có dưới 32,4 % biết 2 đặc điểm nghề dạy học. Tổng quát gồm: làm nghề tự do và được hội đoàn hỗ trợ.

Tính cần thiết của các đặc điểm nghề dạy học được đánh giá ở mức:

- Rất cần thiết: 6 đặc điểm. Tổng quát là: kỹ năng giảng dạy và kỹ năng giáo dục; tri thức sâu sắc về bộ môn đang được giảng dạy; thái độ trân trọng đối với đồng nghiệp và phụ huynh học sinh; thái độ nghiêm túc đối với nội dung môn học; có uy tín.

- Khá cần thiết 40 đặc điểm. Tổng quát là thái độ đối với bản thân; đạo đức; trí tuệ phát triển; tính sáng tạo; tính thẩm mỹ; giáo dục nghề nghiệp hoặc hướng nghiệp; tri thức chuyên môn; kỹ năng giảng dạy và giáo dục; tri thức và kỹ năng nghiên cứu về con người, người học; phục vụ công đồng; suốt đời gắn bó với nghề nghiệp.

- Cần thiết 7 đặc điểm. Tổng quát là tự ý thức; chấp nhận một tập hợp tiêu chuẩn của hoạt động; có tinh thần tập thể để phát triển nghề nghiệp

Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng sinh viên đã đánh giá các đặc điểm của nghề dạy học từ mức độ cần thiết đến rất cần thiết. Nói các khác, khi đánh giá với mức độ cần thiết trở lên, sinh viên sẽ có kế hoạch để học tập, rèn luyện để đạt được những đặc điểm đó.

Hệ số tương quan giữa số lượng sinh viên biết về đặc điểm của nghề dạy học với mức độ cần thiết của đặc điểm đó là: 0,778 ở mức ý nghĩa: 0,01.

• Về thái độ:

Trong tổng số 43 câu hỏi về thái độ đối với nghề dạy học:

- Mức khá cao: có 30 thái độ (điểm trung bình từ 3,50 đến 4,49)

- Mức cao trung bình: có 13 thái độ (điểm trung bình từ 2,50 đến 3,49)

Thái độ của sinh viên năm cuối Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là từ cao trung bình đến khá cao. Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, sở dĩ có được kết quả này một phần là do sinh viên có ý hướng vào nghề dạy học từ cấp học phổ thông; một phần là do việc đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường có hiệu quả. Hệ số tương quan giữa mức độ đánh giá sự cần thiết của những đặc điểm nghề nghiệp với thái độ đối với nghề dạy học là 0,303 và mức xác suất là 0,01. Đây là sự tương quan cao.

KIẾN NGHỊ

- Đề nghị các cấp quản lý có những chủ trương, chính sách phù hợp thu hút những học sinh có ý hướng làm giáo viên vào nghề dạy học;

- Các trường sư phạm chuẩn bị đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của trường thực sự là những người có những phẩm chất, năng lực cần thiết cho nghề đạo tạo giáo viên;

- Các trường sư phạm có chương trình đào tạo mới, phù hợp với sự phát triển của xã hội và của khoa học kỹ thuật để việc đào tạo mang tính hiệu quả cao;

Nhà Nước có chính sách phù hợp để giáo viên có toàn bộ thời gian cống hiến công sức cho ngành giáo dục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Quốc Bảo. Nhận thức và thái độ của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đối với chính trị xã hội. (1985). Ðề tài cấp trường.

2. Đoàn Văn Điều. Thái độ đối với các quan điểm về gia đình của sinh viên tại một số trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh năm học 1993-1994. Ðề tài cấp trường. 3. Đoàn Văn Điều. Thái độ của sinh viên trường ĐHSP TP. HCM đối với lối sống hiện nay và yêu cầu về những đặc điểm nhân cách của người mẫu mong đợi. Đề tài cấp trường. Mã số: CS 2002 – 23 – 28.

4. Đoàn Văn Điều. Thái độ và một số đánh giá sau khi học môn Tâm lý học và Giáo dục học của sinh viên trường ĐHSP TP. HCM. Đề tài nghiên cấp Bộ; Mã số: B 2001 23 – 21.

5. Đoàn Văn Điều. Thái độ của sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh về sự tác động của giáo dục gia đình đến một số đặc điểm của con cái trong gia đình Việt Nam. Thông tin khoa học – ĐHSP TP. Hồ Chí Minh 18 (11/1997). Trang 54-58

6. Đoàn Văn Điều. Thái độ của sinh viên năm cuối Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đối với nghề dạy học. Tạp Chí khoa học – ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. Số 34(68) Tháng 3/2012. Trang 22 -30.

7. Alice H. Eagly & Shelly Chaiken. (1993). The Psychology of Attitudes. Orlando: Harcourt Brace & Company. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Ahmet Güneyli và Canan Aslan. World Conference on Educational Sciences 2009. Evaluation of Turkish prospective teachers’ attitudes towards teaching profession (Near East University case). January 02, 2009

9. Nicky Hayes. Principles of Social Psychology. UK: Erlbaum Tayor & Francis Psychology Press Publishers.1996. pp. 91-92.

10. Davut Köğce, Mehmet Aydın và Cemalettin YILDIZ. Freshman and Senior Pre- service Mathematics Teachers’Attitudes Toward Teaching Profession. (Karadeniz Technical University, Trabzon, Turkey). The International Journal of Research in Teacher Education 2010, 2(1):2-18. ISSN: 1308-951X

11. Võ Văn Nam. Nhận thức và thái độ của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đối với gia đình. (1988). Ðề tài cấp trường.

12. Osunde, A. U.; Izevbigie, T. I.An assessment of teachers' attitude towards teaching profession in Midwestern Nigeria. Academic Journal Education; Spring2006, Vol. 126. Issue 3, p462. March 2006

13. Dương Thiệu Tống. (1981). Kỹ thuật chọn mẫu và lập thang thái độ. Tủ sách Trường Cán bộ Quản lý và Nghiệp vụ - Bộ Giáo Dục.

14. Hülya YEŞİL. Turkish Language Teaching Students’ Attitudes towards Teaching Profession. Cyprus International University, 2011 International Online Journal of Educational Sciences ISSN: 1309-2707

15. http://www.adprima.com/profession.htm

16. http://www.answers.com/topic/cognition#ixzz1oE7lUIAf

17. http://www.answers.com/topic/cognition

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐHSP TP. HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tư do – Hạnh phúc ---ooo0ooo--- ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN

Các anh/chị sinh viên thân mến,

Để đánh giá một số mặt nghề day học trong công tác đào tạo của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi gởi đến các anh/chị một số câu hỏi để tìm hiểu một số đánh giá của các anh/chị về thái độ đối với nghề dạy học. Chúng tôi mong các anh/chị cộng tác bằng cách trả lời tất cả các câu hỏi một cách đúng nhất theo ý kiến riêng của mình. Do các anh/chị không ghi một chi tiết nào cụ thể về bản thân, nên các bạn có thể tự do trả lời. Xin cảm ơn các anh/chị.

Bạn là :

- Nam  Nữ 

- Sinh viên năm: ______

- Hộ khẩu : tỉnh  thành phố 

- Sinh viên ngành : tự nhiên xã hội ngoại ngữ  ngành khác 

Thang thái độ đối với nghề dạy học. Thang gồm có 5 mức: các anh/chị sẽ chọn một trong 5

Một phần của tài liệu nhận thức và thái độ của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh đối với nghề dạy học (Trang 66)