5. Bố cục đề tài
3.1.1. Tổng quan về tỉnh Hậu Giang
Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long. Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ, phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu. Thành phố Vị Thanh – trung tâm của tỉnh - cách thành phố Cần Thơ khoảng 60 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía Tây Nam.
Tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 39 SVTH: Mai Thị Như Khánh
Hiệp, kênh Xà No, sông Cái Sắn... Các tuyến đường lớn chạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ 61, quốc lộ 61 B. Tỉnh nằm kề thành phố Cần Thơ - trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Sự phát triển của thành phố Cần Thơ sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh Hậu Giang, mà trực tiếp là các địa phương nằm giáp thành phố. Tuy nhiên, do vị trí nằm sâu trong nội địa nên Hậu Giang gặp không ít khó khăn trong việc khai thác các nguồn lực bên ngoài lãnh thổ, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá. Điều đó đòi hỏi tỉnh phải nổ lực hết sức trong việc khai thác nội lực để phát triển. Hiện nay, Hậu Giang có bảy đơn vị hành chính trực thuộc là: thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy, huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A, huyện Long Mỹ, huyện Phụng Hiệp, huyện Vị Thủy.7
3.1.2. Những chủ trương chính sách của tỉnh về quản lý karaoke ở địa bàn tỉnh Hậu Giang
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của văn hóa – xã hội, loại hình kinh doanh karaoke cũng có tốc độ phát triển vượt bậc, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân, đảm bảo người dân ai cũng được giải trí, hoạt động văn nghệ, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng. Công tác quản lý nhà nước đối với karaoke trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã từng bước đi vào nề nếp. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh, đa dạng và phức tạp các loại hình dịch vụ này thì việc quản lý karaoke luôn là vấn đề nan giải đối với ngành chức năng.
Cùng với tốc độ phát triển của xã hội, loại hình kinh doanh dịch vụ karaoke luôn biến động không ngừng kéo theo không ít khó khăn cho cơ quan quản lý. Hiện nay, kinh doanh karaoke ngày càng phát triển, các cá nhân tổ chức kinh doanh karaoke vì chạy theo lợi nhuận đã cố tình vi phạm các quy định của Nhà nước như kinh doanh quá giờ quy định, bán bia rượu trong phòng karaoke,… gây ảnh hưởng đến an ninh, xã hội.
Việc quản lý kinh doanh hoạt động karaoke vẫn còn nhiều hạn chế, việc tuyên truyền để công dân hiểu biết và chấp hành các quy định về quản lý và kinh doanh dịch vụ karaoke chưa sâu rộng. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước đối với dịch vụ karaoke chưa chặt chẽ.
7Tri thức Việt : Tỉnh Hậu Giang
http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?key=t%E1%BB%89nh+H%E1%BA%ADu+Giang&type=A0# p.4673.22 [Truy cập ngày 15-10-2013]
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 40 SVTH: Mai Thị Như Khánh
Để chấn chỉnh và quản lý hoạt động của karaoke, là cơ quan quản lý chuyên ngành, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang đã tích cực tìm hiểu nhiều biện pháp quản lý đối với hoạt động karaoke trên địa bàn tỉnh. Sở đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1453/QĐ-UBND ngày 30/06/2010 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc phê duyệt Quy hoạch hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Tại Điều 1 của Quyết định 1453/QĐ-UBND ngày 30/06/2010 của UBND tỉnh Hậu Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đã nêu những vấn đề quan trọng trong quy hoạch hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh. Về quan điểm quy hoạch, tỉnh chủ trương như sau: “Quy hoạch áp dụng cho tất cả các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường; cơ sở lưu trú du lịch được công nhận xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp có kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Việc quy hoạch hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường phải căn cứ vào số lượng và mật độ dân cư, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; nhu cầu phát triển du lịch; yêu cầu giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống và điều kiện sinh hoạt văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí của nhân dân ở từng khu vực nông thôn, đô thị; điều kiện và khả năng quản lý của từng địa phương. Tạo sự thống nhất giữa các cấp, các ngành là cơ sở quan trọng để quản lý chặt chẽ hoạt động karaoke, vũ trường ở từng địa phương; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.”
Tỉnh đã vạch ra một quy hoạch cụ thể đối với karaoke chứ không nói chung chung, theo đó địa điểm hoạt động kinh doanh karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước có trước từ 200m trở lên theo quy định tại khoản 4, Điều 30 của Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị địnhsố 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ và khoản 2, Điều 10 của Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; ở ngoài nhà chung cư; ở những nơi mà các cơ quan chức năng có thể tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra bình thường; ở phường, thị trấn phải có đường vào rộng từ 4m trở lên, xe cứu hỏa có thể vào hoạt động được khi xảy ra hỏa hoạn; phải có nơi để xe cho khách.
Về số cơ sở: mỗi xã, phường, thị trấn được quy hoạch số cơ sở tối đa gấp 1,5 lần số ấp, khu vực trên địa bàn; cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp chỉ thực hiện quy định về hoạt động karaoke mà không bị điều chỉnh về số cơ sở bởi Quy hoạch.
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 41 SVTH: Mai Thị Như Khánh
Số phòng: tại địa bàn xã (khu vực nội ô chợ), mỗi cơ sở kinh doanh karaoke phải có quy mô ít nhất 02 phòng trở lên, khu vực xa chợ có 01 phòng trở lên; tại địa bàn phường, mỗi cơ sở kinh doanh karaoke phải có quy mô ít nhất 04 phòng trở lên; tại địa bàn thị trấn, mỗi cơ sở kinh doanh phải có 03 phòng trở lên.
Cũng theo quyết định này Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn thực hiện Quy hoạch này; đồng thời, phối hợp thực hiện việc cấp giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo đúng quy định hiện hành.
3.1.2.1. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang
Hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo các cá nhân tổ chức kinh doanh dịch vụ karaoke triển khai công tác bảo đảm an toàn và an ninh trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
Phối hợp với cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về giờ giấc, cơ sở vật chất, tiêu chuẩn kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh karaoke trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
Chủ trì việc thanh tra, kiểm tra hoạt động và xử lý vi phạm của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và theo uỷ quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch tham gia một số công đoạn trong quá trình cấp phép, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm;
Chỉ đạo các Phòng Văn hoá – Thông tin trong việc thanh tra, kiểm tra hoạt động và xử lý vi phạm của chủ cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
3.1.2.2. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke
Đảm bảo các điều kiện về đăng ký kinh doanh, các điều kiện về an ninh trật tự.
Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định trong hoạt động kinh doanh của nhân viên.
Chịu sự thanh tra, kiểm tra và thực hiện yêu cầu của các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật và theo thẩm quyền.
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 42 SVTH: Mai Thị Như Khánh
Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 thì: “Cấm các hành vi khiêu dâm và mua bán dâm, mua bán và sử dụng ma túy tại phòng karaoke.”
3.1.3. Thực trạng về kinh doanh dịch vụ karaoke ở địa bàn tỉnh Hậu Giang.
3.1.3.1. Tình hình phát triển karaoke trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Những năm gần đây, công tác quản lý nhà nước đối với kinh doanh karaoke trên địa bàn tỉnh Hậu Giang từng bước đi vào nề nếp. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh, đa dạng và phức tạp của loại hình dịch vụ này thì việc quản lý kinh doanh karaoke luôn là vấn đề nan giải đối với ngành chức năng.
Có thể nói karaoke hiện nay đã trở thành một hoạt động tinh thần không thể thiếu đối với người dân. Với những lợi ích mà karaoke mang lại đã góp phần đáng kể việc nâng đời sống tinh thần cho người dân, giúp cho mọi người có được một loại hình văn hóa giải trí lành mạnh.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có hơn 100 cơ sở kinh doanh karaoke đang hoạt động. Tuy nhiên, mật độ phân bố các cơ sở kinh doanh karaoke không đồng đều do nhu cầu sử dụng và hoạt động kinh tế trên từng địa phương có sự khác nhau.
Bảng thống kê tình hình phát triển cơ sở kinh doanh karaoke trên địa bàn tỉnh Hậu Giang những năm gần đây8( Năm 2013 số liệu tính đến ngày 30/06/2013)
Địa bàn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Huyện Vị Thủy 12 cơ sở 15 cơ sở 17 cơ sở Huyện Long Mỹ 14 cơ sở 17 cơ sở 20 cơ sở Thành phố Vị Thanh 16 cơ sở 19 cơ sở 22 cơ sở Huyện Châu Thành 13 cơ sở 16 cơ sở 18 cơ sở Huyện Châu Thành A 14 cơ sở 15 cơ sở 17 cơ sở
8 Báo cáo thống kê tình hình phát triển karaoke trên địa bàn tỉnh Hậu Giang của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang trong những năm gần đây.
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 43 SVTH: Mai Thị Như Khánh
Huyện Phụng Hiệp 9 cơ sở 11 cơ sở 12 cơ sở Thị xã Ngã Bảy 10 cơ sở 12 cơ sở 14 cơ sở
Công tác quản lý karaoke còn gặp nhiều trở ngại và bất cập. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành ở địa phương còn chồng chéo và thiếu tính chặt chẽ. Các cơ sở kinh doanh chưa thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật.
Là cơ quan quản lý chuyên ngành, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang đã tích cực tìm hiểu nhiều biện pháp quản lý đối với hoạt động kinh doanh karaoke trên địa bàn tỉnh. Tình hình quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh đã chấp hành tốt các quy định của Nhà nước đó là Nghị định số 103/2009/NĐ-CP của chính phủ ngày 06 tháng 11 năm 2009 về Ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; Nghị định số 01/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 01 năm 2012 về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý một số điều của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Nghị định số 75/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; Quyết định số 1453/QĐ-UBND ngày 30/06/2010 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc phê duyệt Quy hoạch hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Bên cạnh đó, Sở cũng chú ý đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về karaoke đến người dân thông qua thông tấn báo chí, các tài liệu, bản tin tuyên truyền, các chuyên mục trên sóng, đài thành phố. Sở cũng thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh karaoke, hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh định kỳ tổ chức tập huấn, tuyên truyền pháp luật, nhằm ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động kinh doanh dịch vụ này.
3.1.2.3. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Tình trạng vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang có nhiều chuyển biến tích cực. Do công tác thanh tra và xử lý mạnh tay với những trường hợp vi phạm nên đến nay nhiều cơ sở đã chấp hành tốt hơn quy định về kinh doanh dịch vụ này. Tuy nhiên việc thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh karaoke chưa đạt yêu cầu, đối tượng thanh tra còn ít. Do hiện nay các cơ sở kinh doanh karaoke ngày càng nhiều, trong khi đó lực lượng thanh tra lại hạn
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 44 SVTH: Mai Thị Như Khánh
chế, không thể thường xuyên tiến hành kiểm tra. Hơn nữa, các chủ cơ sở thường có thái độ né tránh, dùng chuông báo động khi đoàn thanh tra tới.
Trong năm 2013, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang đã kết hợp với một số ban ngành liên quan tiến hành nhiều cuộc kiểm tra, qua đó phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính nhiều cơ sở vi phạm. Các vi phạm chủ yếu có thể kể đến đó là: Sử dụng người lao động làm việc tại nhà hàng karaoke mà không có hợp đồng lao động theo quy định; sử dụng người dưới 18 tuổi làm việc tại nhà hàng karaoke; sử dụng nhân viên phục vụ trong một phòng karaoke quá số lượng quy định; kinh doanh karaoke không có giấy phép; hoạt động karaoke quá giờ cho phép; tắt đèn tại phòng karaoke khi đang hoạt động; khoá hoặc chốt cửa phòng karaoke khi đang hoạt động; che kín cửa hoặc thực hiện bất kỳ hình thức nào làm cho bên ngoài không nhìn rõ toàn bộ phòng karaoke…
Bảng thống kê tình hình vi phạm trong lĩnh vực karaoke ở địa bàn tỉnh
Hậu Giang9(Năm 2013, tính đến hết tháng 10/2013)
Địa bàn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Huyện Vị Thủy 9 cơ sở 10 cơ sở 12 cơ sở Huyện Long Mỹ 11 cơ sở 13 cơ sở 14 cơ sở Thành phố Vị Thanh 15 cơ sở 14 cơ sở 16 cơ sở Huyện Châu Thành 9 cơ sở 10 cơ sở 13 cơ sở Huyện Châu Thành A 7 cơ sở 9 cơ sở 10 cơ sở Huyện Phụng Hiệp 4 cơ sở 6 cơ sở 6 cơ sở Thị xã Ngã Bảy 3 cơ sở 3 cơ sở 4 cơ sở
Tuy số lượng vi phạm tăng nhưng so với sự phát triển về số lượng của các cơ sở karaoke trên địa bàn tỉnh thì số lượng tăng này không đáng kể. Nguyên nhân tình trạng vi phạm tăng là do có nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke xuất hiện ngày
9 Báo cáo thống kê tình hình vi phạm trong lĩnh vực karaoke trên địa bàn tỉnh Hậu Giang của Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang trong những năm gần đây.
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 45 SVTH: Mai Thị Như Khánh
càng nhiều. Hơn nữa, công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường nên đã phát hiện nhiều trường hợp vi phạm hơn. Tuy vậy, trong tương lai, tin chắc rằng với sự thanh tra, kiểm tra thường xuyên của các cơ quan chức năng thì tình trạng vi phạm sẽ giảm.
Nghị định 75/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ ban hành đã giúp cho công tác theo dõi thi hành pháp luật và công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động