5. Bố cục đề tài
2.3.2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh dịch vụ
2.3.1. Các loại vi phạm
Theo Nghị định 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa thì có các loại vi phạm sau:
+ Vi phạm các quy định về nếp sống văn hoá;
+ Vi phạm các quy định về điều kiện tổ chức hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng;
+ Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động;
+ Vi phạm các quy định cấm đối với hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng;
+ Vi phạm các quy định cấm đối với hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hóa tại cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống, dịch vụ công cộng.
2.3.2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh dịch vụ karaoke và các biện pháp khác phục hậu quả karaoke và các biện pháp khác phục hậu quả
Theo Điều 5 Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa có quy định hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Hình thức xử phạt chính:
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá sẽ bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính đó là phạt cảnh cáo và phạt tiền.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Tước quyền sử dụng giấy phép.
Biện pháp khắc phục hậu quả, biện pháp khác:
Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả, biện pháp khác quy định cụ thể tại các điều của Chương II Nghị định 75/2010/NĐ-CP.
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 29 SVTH: Mai Thị Như Khánh
Trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá khi phát hiện đã quá thời hiệu xử phạt thì không xử phạt nhưng cơ quan, người có thẩm quyền có thể áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả quy định cụ thể tại các điều của Chương II Nghị định 75/2010/NĐ-CP.
Một điểm mới trong quy định về xử phạt vi phạm hành chính của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2014 đó là không có sự đánh đồng giữa cá nhân và tổ chức. Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 158/2013/NĐ-CP thì: “Đối với cùng một hành vi vi phạm mức phạt tiền của tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Vi phạm các quy định về nếp sống văn hoá
Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ thì phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Thứ nhất, cho người say rượu, bia vào vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke;
Thừ hai, say rượu, bia ở công sở, nơi làm việc, khách sạn, nhà hàng, quán ăn, vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke, nơi hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá, trên các phương tiện giao thông và những nơi công cộng khác;
Theo quy định này thì cùng một hành vi là một khách hàng đã say rượu vào phòng karaoke thì cả chủ cơ sở kinh doanh lẫn khách hành đều bị xử phạt vì hành vi này. Bởi lẽ, khi khách hàng vào phòng karaoke thì chủ cơ sở kinh doanh đã vi phạm quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 18 Nghị định 75/2010/NĐ-CP đó là “Cho người say rượu, bia vào vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng hát karaoke.” Trong khi đó, vị khách hàng say rượu đã vi phạm quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 18 Nghị định 75/2010/NĐ-CP “Say rượu, bia ở công sở, nơi làm việc, khách sạn, nhà hàng, quán ăn, vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke, nơi hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa, trên các phương tiên giao thông và nơi công cộng khác”. Tuy nhiên, Nghị định 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ, cũng như các văn bản hướng dẫn chưa có quy định như thế nào được xem là say rượu. Điều đó gây khó khăn trong công tác quản lý, đồng thời quy định cũng thiếu tính thực tế.
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 30 SVTH: Mai Thị Như Khánh
Theo Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, Nghị định sẽ có hiệu lực trong thời gian tới đây thì các hành vi được quy định trong điểm a, b khoản 1 Điều 18 Nghị định 75/2010/NĐ-CP sẽ bị loại bỏ vì thiếu tính khả thi trong thực tế. Tuy nhiên, khi loại bỏ các hành vi nói trên cũng nên có những quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan, phải có tinh thần quán triệt cụ thể tuy loại bỏ nhưng không có nghĩa là khuyến khích.
Vi phạm các quy định về điều kiện tổ chức hoạt động văn hoá, kinh
doanh dịch vụ văn hoá công cộng
Theo quy định tại Mục 3 Điều 19 Nghị định 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ thì trong trường hợp phòng hát karaoke không đảm bảo đủ ánh sáng theo quy định thì chủ cơ sở kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra nếu chủ cơ sở kinh doanh vẫn tiếp tục tái phạm hành vi này sẽ bị tước Giấy phép kinh doanh không thời hạn. Mức phạt tiền này so ra vẫn còn khá nhẹ, thiếu tính răn đe. Chính vì vậy tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2014 mức phạt tiền cho hành vi này đã được tăng lên từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng cũng được áp dụng đối với hành vi sử dụng người lao động làm việc tại vũ trường, nhà hàng karaoke mà không có hợp đồng lao động theo quy định;
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Tắt đèn tại phòng karaoke khi đang hoạt động; khoá hoặc chốt cửa phòng karaoke khi đang hoạt động; sử dụng người dưới 18 tuổi làm việc tại vũ trường, nhà hàng karaoke;
Chủ cơ sở kinh doanh không đảm bảo đủ diện tích theo quy định của phòng karaoke sau khi đã được cấp giấy phép; che kín cửa hoặc thực hiện bất kỳ hình thức nào làm cho bên ngoài không nhìn rõ toàn bộ phòng karaoke sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Bên cạnh đó còn bị tước quyền sử dụng giấy phép từ 03 đến 12 tháng.
Đối với hành vi đặt thiết bị báo động tại nhà hàng karaoke để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 triệu đến 20.000.000 triệu. Ngoài ra còn bị tước Giấy phép sử dụng không thời hạn và bị tịch thu tang vật vi phạm.
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 31 SVTH: Mai Thị Như Khánh
Theo quy định mới trong Nghị định 158/2013/NĐ-CP thì hành vi sử dụng người dưới 18 tuổi làm việc tại vũ trường, nhà hàng karaoke đã bị loại bỏ. Tuy nhiên, việc sử dụng người lao động làm việc tại vũ trường, nhà hàng karaoke cũng phải phù hợp các điều kiện trong các quy định của pháp luật có liên quan.
Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động
Theo quy định tại Điều 20 của Nghị định số 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ thì chủ cơ sở kinh doanh khách sạn, cơ sở lưu trú từ một sao trở lên kinh doanh karaoke mà không đảm bảo các điều kiện về cửa phòng, diện tích phòng theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Kinh doanh karaoke không đúng nội dung, không đúng phạm vi quy định trong giấy phép, không đúng quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
Bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chuyển nhượng giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh hoạt động karaoke. Ngoài ra cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép.
Đối với hành vi kinh doanh karaoke không có Giấy phép kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng ngoài ra còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Nếu chủ cơ sở kinh doanh đã bị xử phạt hành chính về hành vi này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 về tội kinh doanh trái phép.
Vi phạm các quy định cấm đối với hoạt động văn hoá và kinh doanh
dịch vụ văn hoá công cộng
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi uống rượu tại phòng karaoke, ngoài ra còn bị tịch thu tang vật vi phạm. Chủ cơ sở kinh doanh có hành vi bán rượu tại phòng karaoke sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bị tịch thu tang vật.
Tuy nhiên, bàn về quy định xử phạt trên, nhiều người cho rằng, thông thường người dân vào quán karaoke hát sau khi uống rượu, bia xong. Đây là nơi vui chơi, xả stress. Nếu chưa uống ở đâu đó, người dân có thể vừa hát, vừa mời nhau vài cốc bia, ly rượu. Bởi vậy, quy định cấm uống rượu bia ở phòng karaoke là chưa hợp lý.
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 32 SVTH: Mai Thị Như Khánh
Nếu như chúng ta cần kiểm soát để tránh các hoạt động kinh doanh không lành mạnh trong quán karaoke thì phải có cách quản lý khác.
Chính vì thế, trong Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo đã loại bỏ quy định về hành vi uống rượu, bán rượu trong phòng karaoke. Tuy nhiên, để kiểm soát hành vi uống rượu và bán rượu trong phòng karaoke trong thời gian tới khi mà Nghị định 158/2013/NĐ-CP sắp có hiệu lực thì đòi hỏi phải có những quy định kèm theo như phải có giấy phép bán rượu, người vị thành niên không được mua rượu trong phòng karaoke, …
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng từ 2 đến 3 nhân viên phục vụ trong một phòng karaoke. Nếu tái phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Thứ nhất, sử dụng từ 4 đến 5 nhân viên phục vụ trong một phòng karaoke; Thứ hai, hoạt động karaoke quá giờ được phép;
Thực hiện một trong các hành vi sau: treo, trưng bày tranh, ảnh, lịch hay vật khác có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực tại nhà hàng karaoke hoặc lưu hành tại nhà hàng karaoke, phim, băng đĩa, vật liệu có nội dung ca nhạc, sân khấu hoặc biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa chưa được phép lưu hành sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn và bị tịch thu tang vật.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Dùng các phương thức phục vụ có tính chất khiêu dâm tại vũ trường, nhà hàng karaoke; Sử dụng từ 6 nhân viên phục vụ trở lên trong một phòng karaoke. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với một trong các hành vi sau:
Thứ nhất, tổ chức, cá nhân có hành vi dung túng, bao che cho các hoạt động có tính chất đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực, hoạt động mại dâm, sử dụng ma tuý, đánh bạc hoặc “cá độ” được thua bằng tiền hoặc hiện vật tại vũ trường, nơi
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 33 SVTH: Mai Thị Như Khánh
khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke và những nơi tổ chức hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng khác
Thứ hai, nhảy múa thoát y vũ tại vũ trường, nhà hàng karaoke, nhà hàng ăn uống, nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với hành vi lưu hành băng đĩa ca nhạc, sân khấu đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi, tịch thu hoặc có nội dung đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke và những nơi tổ chức hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng khác. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị tịch thu tang vật vi phạm.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn và tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi lưu hành phim đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi, tịch thu hoặc có nội dung đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke và những nơi tổ chức hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng khác.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với hành vi tổ chức hoặc thiếu trách nhiệm để cho khách tự nhảy múa thoát y hoặc tổ chức hoạt động khác mang tính chất đồi truỵ tại vũ trường, nơi hoạt động văn hoá công cộng, nhà hàng ăn uống, giải khát, nhà hàng karaoke.
Theo quy định của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, Nghị định sẽ có hiệu lực trong thời gian tới đây thì không dựa theo số lượng nhân viên phục vụ trong phòng karaoke để quy định mức phạt mà chỉ cần có hành vi “Sử dụng nhân viên phục vụ trong một phòng karaoke vượt quá số lượng theo quy định” là sẽ bị phạt với cùng một khung hình phạt.
Vi phạm các quy định cấm đối với hoạt động văn hoá và kinh doanh
dịch vụ văn hóa tại cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống, dịch vụ công cộng
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi treo, trưng bày tranh, ảnh có nội dung đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực tại cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống, nơi công cộng khác.
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 34 SVTH: Mai Thị Như Khánh
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi dùng các phương thức phục vụ có tính chất khiêu dâm tại cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống, giải khát, cơ sở kinh doanh dịch vụ khác.
Nhìn chung, mức phạt tiền đã có phần răng đe hơn so với trước nhưng so với số tiền mà hành vi vi phạm mang lại vẫn còn nhẹ. Chính vì vậy, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chinh phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo sắp có hiệu lực trong thời gian tới đây, mức phạt tiền đã được nâng lên đối với tất cả các hành vi vi phạm. Nghị định mới cũng đã loại bỏ một số quy định của Nghị định đang có hiệu lực là Nghị định 75/2010/NĐ-CP, các quy định được xem là thiếu tính khả thi.