Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thanh tra chuyên

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke thực tiễn ở tỉnh hậu giang (Trang 44)

5. Bố cục đề tài

2.3.4.2.Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thanh tra chuyên

ngành

Thanh tra viên chuyên ngành văn hóa đang thi hành công vụ có

quyền:

Phạt cảnh cáo;

Phạt tiền đến 500.000 đồng;

Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả hoặc biện pháp khác quy định tại Chương II Nghị định 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ, trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

Chánh thanh tra Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có quyền:

Phạt cảnh cáo;

Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 37 SVTH: Mai Thị Như Khánh

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả hoặc biện pháp khác quy định tại Chương II Nghị định 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

Chánh Thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có quyền:

Phạt cảnh cáo;

Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thẩm quyền; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả hoặc biện pháp khác quy định tại Chương II Nghị định 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

2.3.4.3.Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan thuế, Quản lý thị trường và Thanh tra chuyên ngành khác

Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan thuế, Quản lý thị trường và Thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định 75/2010/NĐ- CP của Chính phủ thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke thực tiễn ở tỉnh hậu giang (Trang 44)