Biến tình huống và biến didactic

Một phần của tài liệu bước chuyển từ lời giải toán học sang lời giải tin học của một bài toán (Trang 71)

4. Tổ chức luận văn

4.3.1. Biến tình huống và biến didactic

• Biến V1: Biến phương thức làm việc (biến tình huống liên quan đến môi trường làm việc).

- Làm việc theo nhóm: các HS trao đổi ý kiến với nhau từ đó đi đến thống nhất lời giải cho bài toán.

• Biến V2: Biến công cụ làm việc Có các giá trị:

- Môi trường giấy bút truyền thống: hạn chế việc kiểm tra tính chính xác của các thuật toán được xây dựng trong pha 2.

- Môi trường MTCT

- Môi trường MT (máy vi tính): tao điều kiện kiểm tra tính chính xác và hoàn thiện các thuật toán được xây dựng.

• Biến V3 (biến didactic): Số lượng các số hạng cần tính của dãy số.

- Bài toán 1: số lượng số hạng cần tính là 10, 30 việc tính toán có thể thực hiện bằng tay.

- Bài toán 2: Số lượng số hạng cần tính số n bất kì, cản trở việc tính toán bằng tay, nếu sử dụng MTCT thì cũng phải thực hiện khá nhiều thao tác, ưu tiên việc tính toán bằng cách xây dựng thuật toán cài đặt trên máy tính hay nói cách khác tạo nhu cầu sử dụng MT để giải quyết bài toán.

• Biến V4 (biến didactic): Dãy số được cho bằng công thức truy hồi hay tổng quát. - Dãy số được cho bằng công thức truy hồi (khó hoặc không đưa về được công thức tổng quát) cản trở chiến lược tính số hạng bằng công thức tổng quát, ưu tiến chiến lược tính bằng công thức truy hồi hai biến StđtgT, ST.

- Ngoài ra, còn có biến: V4 1

: dãy số cho bằng công thức truy hồi là hàm hai biến hay một biến.

+ Nếu là hàm một biến: chỉ cần tính số hạng thứ n thông qua số hạng thứ n-1 và in ra kết quả.

+ Nếu là hàm hai biến, sau khi tính số hạng thứ n phải thực hiện hoán đổi giá trị các biến để số hạng thứ n+1 của dãy này trở thành số hạng thứ n của dãy số mới, số hạng thứ n trở thành số hạng thứ n-1 của dãy số mới.

70

Một phần của tài liệu bước chuyển từ lời giải toán học sang lời giải tin học của một bài toán (Trang 71)