Giải pháp xây dựng NTM

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới tại xã dĩnh trì, thành phố bắc giang (Trang 88)

Để sớm hoàn thành xây dựng nông thôn mới tại xã Dĩnh Trì, cần tiếp tục tạo ra một phong trào sâu rộng với sự vào cuộc tích cực của người dân địa phương và các cấp chính quyền. Muốn vậy, những nội dung cần đầu tư để hoàn thiện theo các tiêu chí nông thôn mới phải sát với điều kiện thực tế.

Trên cơ sở điều kiện cụ thể của địa phương về tiềm năng, lợi thế, năng lực cán bộ và khả năng đóng góp của người dân, cần tiếp tục thực hiện một số giải pháp sau:

Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới

Để công tác xây dựng nông thôn mới thành công, công tác vận động quần chúng nhân dân phải hết sức toàn diện. Muốn làm được điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có đầy đủ năng lực, có trình độ, sự am hiểu và lòng nhiệt tình với công việc đồng thời phải bíêt kết hợp với sức mạnh của các đoàn thể. Có thể nói đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trò quyết định trong xây dựng nông thôn mới nên việc đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ là việc rất cần thiết, cụ thể:

 Chuẩn hoá, sang lọc, bồi dưỡng, ổn định và đưa đi đào tạo cán bộ cấp xã để bảo đảm đến năm 2020: Cán bộ các xã đều đạt trình độ giáo dục phổ thông ở bậc THPT và được đào tạo một chuyên môn có trình độ từ trung cấp trở lên phù hợp với chức danh được giao.

 Đào tạo, nâng cao kiến thức quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ quản lý chính quyền, hợp tác xã, chủ trang trại, tổ hợp tác thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo chuyên đề liên quan đến các nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tài liệu cho đội ngũ cán bộ cơ sở đặc biệt là thôn cần được biên soạn riêng, đơn giản và cụ thể hơn. Đặc biệt quan tâm nhiều hơn đến nội dung làm gì? cách làm như thế nào? và ai là người thực hiện?.

79

 Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật sản xuất cho nông dân: Xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình khuyến nông – lâm – ngư; mô hình cơ giới hoá sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản, hoa sau thu hoạch để người dân tham quan học tập kinh nghiệm, áp dụng trong sản xuất.

Nâng cao dân trí

Con người luôn là nhân tố quyết định mọi sự phát triển. Việc quan trọng nhất với nông thôn nước ta hiện nay là đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Muốn vậy, trước mắt cần tiếp tục nâng cao dân trí để người dân có thể nắm bắt được những tiến bộ khoa học mới vào sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, trong thời gian tới, tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất các bậc học, phát động mạnh mẽ phong trào học tập trong các nhà trường để nâng cao chất lượng học tập cho con em địa phương.

Để việc xây dựng nông thôn mới thành công, đòi hỏi người dân cần phải có ý thức tự nâng cao trình độ của mình nhằm đưa các hoạt động đi theo đúng kế hoạch. Vì lợi ích của chính mình và lợi ích của cộng đồng.

Tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới

Sự tham gia của người dân và cộng đồng đóng một vai trò rất lớn trong xây dựng nông thôn mới, bảo đảm nông thôn phát triển bền vững. Vì vậy, muốn xây dựng thành công nông thôn mới phải làm cho họ tin tưởng vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đưa họ và tham gia ngay những công việc đầu tiên như: xác định công trình, nội dung công việc và mức độ nhu cầu vốn đầu tư phải thực hiện; thảo luận biện pháp, cách làm với từng nội dung cụ thể…, từ đó phát huy được sự tham gia của người dân. Muốn vậy, phải không ngừng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia; xác định đúng trọng tâm, trọng điểm những khó khăn bức xúc của người dân trong sản xuất, phát triển kinh tế và có biện pháp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của họ.

80

Để người dân thực sự tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới phải thực hiện tốt ngay từ việc lựa chọn những nội dung, công trình cộng đồng mà họ cho là bức xúc và tác động trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân.

Kết hợp chương trình xây dựng nông thôn mới với phong trào xây dựng thôn văn hóa

Xây dựng thôn văn hoá đã đem lại hiệu quả xã hội rất tích cực và đã trở thành một nội dung quan trọng của xây dựng nông thôn mới. Việc xây dựng thôn văn hoá phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và người dân, góp phần cho sự phát triển đồng bộ về tất cả mọi mặt kinh tế - chính trị - văn hoá - giáo dục - y tế.

Để tạo nên "thôn văn hoá" thì trong đó mỗi gia đình phải là một "gia đình văn hoá". Do vậy, cần nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa nông thôn và tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực này. Điều này đòi hỏi địa phương phải phát động mạnh mẽ, sâu rộng hơn phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư với những cách làm mới, sáng tạo.

Xây dựng nông thôn gắn với quản lý bảo vệ môi trường

Vấn đề bảo vệ môi trường từ việc quản lý nguồn nước cấp, thoát nước, thu gom rác thải. Hiện nay, ô nhiễm môi trường ở nông thôn do sự xuất hiện của các làng nghề, các cơ sở hoạt động tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp và ý thức của người dân chưa tốt. Do vậy, đối với khu vực dân cư phân bố tập trung: cần xây dựng hệ thống mương thoát nước thải và nước mưa chung để thu gọp nước đưa về hệ thống thoát nước chính; đối với các cơ sở công nghiệp, nước thải cần được xử lý riêng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh trước khi thoát ra hệ thống chung. Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt công tác thu gom, xử lý chất thải rắn theo hướng:

81

- Chất thải rắn từ hộ gia đình cần được phân loại, thu gom, xử lý như sau: chất thải hữu cơ xử lý bằng cách chôn cùng với phân gia súc trong đất ruộng, vườn để làm phân bón cho nông nghiệp, chất thải vô cơ mang đi xử lý tập trung.

- Chất thải rắn sinh hoạt các khu dân cư tập trung: cần tổ chức thu gom trên các trục đường giao thông, lắp đặt các thùng thu gom chất thải rắn trên các tuyến đường, các thùng thu gom chất thải rắn có nắp đậy để đảm bảo vệ sinh môi trường; sau khi thu gom tại ga trung chuyển rác cần được vận chuyển đến bãi xử lý rác của thành phố. Bên cạnh đó, cần quy hoạch và đầu tư 03 Ga trung chuyển rác tại thôn Thuyền, Đông Mo và Riễu.

- Chất thải rắn công nghiệp: Các cơ sở sản xuất nên ký hợp đồng thu gom chất thải rắn công nghiệp với đơn vị chuyên trách để đưa về khu xử lý chung.

- Hằng tuần, phát động nhân dân tham gia tổng vệ sinh chung và tổ chức duy trì thành nề nếp, tạo thành phong trào chung ở toàn xã.

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

- Tập trung các nguồn lực để xây dựng 03 Nhà sinh hoạt văn hóa thôn còn lại; cải tạo, nâng cấp 02 Nhà sinh hoạt văn hóa thôn và xây dựng 04 khu thể thao văn hóa thôn với tổng nhu cầu vốn khoảng 3,3 tỷ đồng để hoàn thiện tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa. Bên cạnh đó, cần tiếp tục duy tu, bảo dưỡng, bổ sung trang thiết bị cho 10 Nhà sinh hoạt văn hóa thôn, đáp ứng yêu cầu là không gian sinh hoạt cộng đồng. Để có nguồn vốn thực hiện, UBND xã cần tập trung cao làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp bằng nhiều hình thức như: Huy động ngày công lao động xây dựng luân phiên của mỗi gia đình trong thôn; đa dạng các hình thức đóng góp của nhân dân (bằng vật liệu xây dựng, bằng hiện vật khác…) sử dụng thiết kế điển hình để giảm thiểu chi phí thiết kế; tranh thủ tối đa nguồn vốn hỗ trợ của thành phố và tỉnh; chủ động cân đối, bố trí ngân sách xã hỗ trợ cho công trình; tiếp tục rà soát các quỹ đất nhỏ lẽ, xen kẽ trong khu dân cư đề nghị thành phố đấu giá

82

quyền sử dụng đất và điều tiết một phần kinh phí thu từ tiền sử dụng đất để địa phương có thêm nguồn vốn thực hiện. Với những biện pháp cụ thể nêu trên, các Nhà sinh hoạt văn hóa còn lại và khu thể thao thôn sẽ hoàn thành theo tiến độ đề ra.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng chợ. Trên cơ sở chủ trương xã hội hóa đầu tơ xây dựng chợ, UBND xã Dĩnh Trì cần tập trung tổ chức công khai quy hoạch chi tiết chợ trên các phương tiện thông tin đại chúng để mời gọi các Nhà đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu tham gia đầu tư; mặt khác tổ chức tính toán, dự kiến tổng mức đầu tư chợ cho phù hợp với tiêu chuẩn loại chợ của Bộ Công Thương; đề nghị UBND thành phố thực hiện cơ chế hỗ trợ kinh phí đầu tư theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm với mức hỗ trợ khoảng 30% giá trị quyết toán công trình và thông báo, công khai đến các thương nhân đang kinh doanh trên địa bàn để họ cùng bàn bạc, vận động họ đóng góp kinh phí thành lập pháp nhân (Hợp tác xã hoặc Tổ hợp tác) và tiến hành đầu tư chợ theo phương án quy hoạch, thiết kế được duyệt. Đây là một giải pháp đã được nhiều địa phương áp dụng thành công và thực hiện có hiệu quả. Nếu người dân địa phương được trực tiếp quản lý, khai thác chợ thì hiệu quả kinh tế - xã hội sẽ cao hơn.

- Tiếp tục đầu tư cứng hóa 02km đường trục chính giao thông nội đồng. Trên cơ sở nguồn vốn được trên hỗ trợ, UBND xã cần khẩn trương tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về lợi ích, giá trị của việc cứng hóa đường trục chính giao thông nội đồng; đồng thời vận động nhân dân đóng góp kinh phí thực hiện với mức vừa phải, phù hợp với thu nhập của người dân và đóng góp nhiều lần. Trong thời gian tiếp theo, cần có kế hoạch đầu tư 2,8km đường trục còn lại để hoàn thành 100% chỉ tiêu cứng hóa đường trục chính nội đồng vào năm 2020.

- Phát triển sản xuất nhằm tạo việc làm, thu nhập ổn định cho lao động nông thôn, đảm bảo tính bền vững của Chương trình xây dựng nông thôn mới.

83

Thực trạng tại xã Dĩnh Trì cho thấy HTX nông nghiệp hoạt động theo mô hình cũ, hiệu quả thấp; địa phương có ít vùng chuyên canh sản xuất. Nhằm góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân xã cần quan tâm phối hợp với các ngành thành phố có liên quan đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của HTX hiện nay, nếu đơn vị hoạt động không hiệu quả, không có khả năng chuyển đổi nên giải thể để thành lập mới các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng, phù hợp hơn theo nhu cầu của kinh tế hộ. Bên cạnh đó, cần tập trung cao thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, tạo nên những cách đồng sản xuất chuyên canh hoa, rau an toàn, rau chế biến có quy mô lớn.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nghĩa trang nhân dân. Do nguồn vốn đầu tư công trình này từ ngân sách nhà nước, UBND xã cần thực hiện ngay việc rà soát, xác định quy mô, nội dung và báo cáo UBND thành phố cho ý kiến về chủ trương đầu tư, lập dự án đầu tư và tổ chức thi công ngay. Trước mắt, để bảo đảm tiến độ đề ra, cần tiến hành cải tạo, chỉnh trang, trồng cây xanh cách ly các nghĩa trang hiện có. Không mở rộng các nghĩa trang hiện hữu. Trong giai đoạn dài hạn, cần quy hoạch mới 01 nghĩa trang tại thôn Rừng Trong 2,6ha xa khu dân cư và mở rộng 01 nghĩa trang tập trung quy mô 03ha tại thôn Đông Mo.

Sau đây là bảng kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng năm 2015 và đến năm 2020 của xã Dĩnh Trì.

84

Bảng 4.1: Kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng năm 2015 và đến năm 2020

TT Công trình

Khối lượng Đơn giá

(Tỷ đồng) Tổng giá trị (Tỷ đồng) Năm 2015 Năm 2020 Năm 2015 Năm 2020 Năm 2015 Năm 2020 1 Giao thông - Đường trục chính giao thông nội đồng được cứng hoá 02 km 2,8km 0,8/ 1km 01/1 km 1,6 2,8 2 Cơ sở vật chất văn hoá - Xây mới nhà

văn hoá thôn 03 Nhà -

0,7/

Nhà - 2,1 -

- Cải tạo, nâng cấp

Nhà văn hóa thôn 02 Nhà 05 Nhà

0,2/ Nhà 0,3 0,4 1,5 - Khu thể thao thôn 04 Khu - 0,2/ Khu - 0,8 - 3 Chợ nông thôn đạt chuẩn của Bộ Xây dựng 01 Chợ - 3/Chợ - 3,0 - 4 Môi trường - Công trình

nghĩa trang 01 công trình 01 công trình 05/ công trình 07/ công trình 05 07

85

- Tiếp tục nâng cao tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt chuẩn của Bộ Xây dựng. Theo quy định của Bộ tiêu chí Quốc gia về XDNTM. Để đạt được tiêu chí thứ 9 - nhà ở dân cư, xã không chỉ xóa nhà tạm, dột nát, mà 80% số, tức là phải bảo đảm các điều kiện như diện tích nhà ở đạt từ 14m2/người trở lên; kết cấu nhà phải bảo đảm “3 cứng”, gồm: cứng mái, cứng khung, cứng nền, và có niên hạn sử dụng 20 năm trở lên; phải có đủ các công trình phụ trợ (bếp, nhà vệ sinh...), được bố trí đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt đời sống. Thời gian tới, xã Dĩnh Trì cần tập trung thực hiện một số giải pháp để phấn đấu đến năm 2020, 100% hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, đó là: Thực hiện tốt công tác quy hoạch, nghiên cứu, ban hành những mẫu thiết kế điển hình và tuyên truyền vận động, kiểm tra, hướng dẫn nhân dân thực hiện xây dựng nhà ở; vận động các nhà hảo tâm, các tổ chức chính trị - xã hội ủng hộ kinh phí hỗ trợ những trường hợp có nhà tạm, nhà dột nát;

tiếp tục tập trung vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất,

ngành nghề, tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, đây là giải pháp mang tính chủ động, tích cực và hữu hiệu, giúp người dân thoát nghèo bền vững, từng bước tích lũy xây dựng nhà ở ổn định, đạt chuẩn.

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới tại xã dĩnh trì, thành phố bắc giang (Trang 88)