Tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới tại xã dĩnh trì, thành phố bắc giang (Trang 29)

Ngày 14/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 491/QĐ- TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí và được chia thành 5 nhóm cụ thể: Nhóm tiêu chí về quy hoạch; về hạ tầng kinh tế - xã hội; về kinh tế và tổ chức sản xuất; về văn hóa - xã hội - môi trường và về hệ thống chính trị. Trong 19 tiêu chí lớn có những chỉ tiêu cụ thể để đánh giá về xã đạt chuẩn NTM. Theo đó, Bộ tiêu chí đưa ra chỉ tiêu chung cả nước và các chỉ tiêu cụ thể theo từng vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi vùng. Đối với Trung du miền núi phía Bắc Bộ, 19 tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới bao gồm: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; giao thông; thủy lợi; điện; trường học; cơ sở vật chất văn hóa; chợ nông thôn; bưu điện; nhà ở dân cư; thu nhập bình quân đầu người/năm; tỷ lệ hộ nghèo; cơ cấu lao động; hình thức tổ chức sản xuất; giáo dục; y tế; văn hóa; môi trường; hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; và an ninh, trật tự xã hội.

Để được công nhận là xã nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ- TTg ngày 16/4/2009 và Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ thì các xã thuộc các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc phải đạt được các chỉ tiêu sau:

20

STT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu

phải đạt I. VỀ QUY HOACH 1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

Quy hoạch và sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hành hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.

Đạt Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội –

môi trường theo chuẩn mới.

Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.

II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI

2 Giao thông

Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận tải.

100% Tỷ lệ đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt

chuẩn theo cấp ký thuật của Bộ giao thông vận tải.

50% Tỷ lệ Km đường ngõ, xóm sạch và không lầy

lội vào mùa mưa.

100% ( 50% cứng hóa) Tỷ lệ Km đường trục chính nội đồng được

cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện. 50%

3 Thủy lợi

Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được sản

xuất và dân sinh. Đạt

Tỷ lệ Km kênh mương do xã quản lý được

kiên cố hóa. 50%

4 Điện

Hệ thống điện bảo đảm an toàn của ngành

điện. Đạt

21 từ các nguồn điện. 5 Trường học

Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có vật chất đạt chuẩn quốc gia.

70%

6 Cơ sở vật chất văn hóa

Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của

Bộ Văn hóa thể thao và du lịch. Đạt Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn

đạt chuẩn của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch. 100% 7 Chợ nông

thôn

Theo quy hoạch và đạt chuẩn theo quy định

Đạt 8 Bưu điện Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông. Đạt

Có internet đến thôn. Đạt

9 Nhà ở dân cư Nhà tạm, nhà dột nát. Không

Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng. 75% III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT

10 Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn (triệu đồng/người/năm)

18 triệu đồng 11 Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo. 10% 12 Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên

Tỷ lệ người làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên.

≥90%

13 Hình thức tổ chức sản xuất

Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có

hiệu quả. Có

IV. VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG

14 Giáo dục

Phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đạt Tỷ lệ học sinh tôt nghiệp THCS được tiếp tục

hoạc trung học( phổ thông, bổ túc, học nghề). 70%

Tỷ lệ qua đào tạo. > 20%

22

Y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Đạt

16 Văn hóa

Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ văn hóa thể thao và du lịch.

Đạt

17 Môi trường

Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch hợp

vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia. 70% Các cơ sở sản xuất – kinh doanh đạt tiêu

chuẩn về môi trường. Đạt

Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch đẹp.

Đạt Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch. Đạt Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý

theo quy định. Đạt V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 18 Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh Cán bộ xã đạt chuẩn. Đạt Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định. Đạt

Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong

sạch vững mạnh”. Đạt

Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt

danh hiệu tiên tiến trở lên. Đạt

19 An ninh, trật tự xã hội

An ninh, trật tự xã hội được giữ vững.

Đạt 1.3. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số xã đã thành công

1.3.1. Kinh nghiệm ở xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

Với nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động người dân chung tay xây dựng nông thôn mới, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng, Nhà nước và mở ra một diện mạo mới. Xác định rõ mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg

23

ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Ban chấp hành Đảng bộ xã Sơn Giang đã xác định mỗi năm thực hiện 5 tiêu chí và năm đầu tập trung vào các tiêu chí giao thông, điện, trường học và thuỷ lợi nội đồng.

Với phương châm “Dân phát quang đến đâu, máy đào rãnh san lấp đến đó”, chính quyền xã đã huy động 4 máy xúc cùng với 8382 ngày công của nhân dân để thực hiện tiêu chí giao thông. Cùng với việc phát quang, đào rãnh, những cọc tiêu cũng được cắm bên đường để chống lấn. Khắp các đường làng, ngõ xóm ở Sơn Giang, băng rôn, khẩu hiệu giăng kín, hệ thống loa đài của xã, xóm liên tục được mở để động viên cổ vũ mọi người. Trước chủ trương xây dựng nông thôn mới hợp lòng dân, từ cụ già cho đến em nhỏ, khi có thời gian đều cố gắng ra đường làm giao thông. Để có đường làng, ngõ xóm khang trang, sạch đẹp, bà con nhân dân Sơn Giang đã không ngần ngại hiến cây, hiến đất làm đường. Thậm chí có gia đình đã hiến nhiều gốc cây có giá trị và là nguồn thu nhập lớn của hộ nghèo.

Bên cạnh việc nâng cấp hệ thống đường giao thông, điện, chính quyền xã Sơn Giang cũng đã phối hợp với các đơn vị thi công, hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình với vốn đầu tư lên đến hàng tỷ đồng như: Tràn đập quát, công trình chùa Tượng Sơn (kinh phí hơn 24 tỉ đồng)... và chỉ đạo xây dựng trường mầm non cùng các hạng mục đạt chuẩn quốc gia khác. Cơ cấu kinh tế xã từng bước chuyển dịch theo hướng thương mại dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp.

Nhờ sự quyết tâm cao của toàn Đảng bộ, sự tận tụy của đội ngũ cán bộ xã, xóm, sự chỉ đạo sát sao của huyện, sự tuyên truyền sâu rộng, phong phú, sự phối hợp nhịp nhàng của các ban, ngành, đặc biệt là sự đồng tình cao của nhân dân, các nhiệm vụ đề ra đã hoàn thành, có nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc. Nhờ đó, từ 3 tiêu chí ban đầu đến nay Sơn Giang đã hoàn thành các tiêu chí theo quy định.

24

1.3.2. Kinh nghiệm ở xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Tam Phúc là xã thuần nông của tỉnh Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, cuộc sống người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, Tam Phúc là một trong những xã đi đầu trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và là xã đầu tiên của tỉnh hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới.

Trong 3 năm (2011 - 2013), xã Tam Phúc tập trung mọi nguồn lực để đầu tư cho Chương trình xây dựng nông thôn. Tổng nguồn vốn Tam Phúc đầu tư thực hiện Chương trình gần 105 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ hơn 14 tỷ đồng; ngân sách xã gần 19 tỷ đồng; vốn vay tín dụng gần 29 tỷ đồng và huy động nguồn vốn tự có của nhân dân đầu tư xây dựng, chỉnh trang nhà cửa sân vườn, công trình vệ sinh. Nhân dân xã Tam Phúc đã hiến tặng 3.030m2 đất nông nghiệp để mở rộng đường giao thông nội đồng, đóng góp 610 triệu đồng mua sắm trang thiết bị cho nhà văn hóa thôn và trạm y tế. Tất cả các nguồn vốn trên đều được quản lý và sử dụng vào các công trình xây dựng cơ bản đảm bảo dân chủ, công khai và đúng mục đích.

Để đạt được những kết quả đó, công tác chỉ đạo, điều hành của xã Tam Phúc được tiến hành một cách sâu sát, quyết liệt, trong đó sự phân công trách nhiệm cho mỗi cấp ủy viên, đoàn thể chịu trách nhiệm về một tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

Công tác lựa chọn cán bộ của xã là các cán bộ có năng lực, tâm huyết vào những vị trí chuyên trách. Thực tiễn cho thấy, xã có cán bộ chủ chốt, thông hiểu, trách nhiệm, tâm huyết được tập huấn, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản nên công tác xây dựng nông thôn đạt kết quả cao.

Cuối cùng là xã Tam Phúc đã tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Qua

25

đó, rút ra được những bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện cho những năm tiếp theo.

Những kinh nghiệm rút ra từ trong quá trình xây dựng nông thôn xã Tam Phúc là cơ sở để Vĩnh Phúc tiếp tục triển khai và hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh theo đúng kế hoạch.

26 CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Xây dựng nông thôn mới ở nước ta dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nào? - Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới ở địa phương?

- Những kết quả đã đạt được và những việc cần phải làm nhằm xây dựng và hoàn thiện nông thôn mới tại xã Dĩnh Trì?

- Giải pháp nào cần đề xuất nhằm đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện nông thôn mới tại xã Dĩnh Trì thời gian tới?

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Điều tra thu thập số liệu

Đây là phương pháp được áp dụng để tiến hành thu thập các tài liệu như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế văn hóa - xã hội, hiện trạng đất đai… đã được công bố thông qua sách, báo, tạp chí, báo cáo của địa phương nhằm mô tả, đánh giá được những nét cơ bản của địa phương cũng như công tác triển khai chương trình nông thôn mới trên địa bàn nghiên cứu. Số liệu đã được công bố của Tổng cục Thống kê, cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, số liệu thống kê các năm 2012 – 2014 của xã Dĩnh Trì, thành phố Bắc Giang.

2.2.2. Tổng hợp và xử lý tài liệu

Các số liệu sau khi thu thập được làm sạch, phân loại theo các chỉ tiêu nghiên cứu: Chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng và môi trường. Sau đó được xử lý bằng phần mền Excel.

2.2.3. Phương pháp phân tích

Phương pháp thống kê kinh tế: Là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu

27

trạng phát triển kinh tế - xã hội tại xã Dĩnh Trì, thành phố Bắc Giang trong 3 năm 2012 – 2014.

Phương pháp so sánh:

+ So sánh định lượng: So sánh trước và sau khi thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới ở xã Dĩnh Trì, thành phố Bắc Giang, từ đó thấy được sự khác biệt trước và sau khi thực hiện đề án.

 So sánh định tính: Sử dụng những chỉ tiêu về mặt xã hội và môi trường để đánh giá.

Trong quá trình so sánh có thể kết hợp giữa so sánh định tính và định lượng để phân tích vấn đề.

Phương pháp thống kê kinh tế: Sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp (số tuyệt

đối, số tương đối, số bình quân) để mô tả và phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ở xã Dĩnh Trì trong các năm từ năm 2012 – 2014.

28 CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ DĨNH TRÌ, THÀNH PHỐ BẮC GIANG 3.1. Những nhân tố ảnh hướng đến xây dựng NTM tại xã Dĩnh Trì

3.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Để đáp ứng nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của người dân nông thôn theo hướng CNH-HĐH, dân chủ hoá, ngày 10/11/1998, Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 06 -NQ/TW về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn; ngày 27/4/2001, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Chỉ thị số 49/2001/CT-BNN/CS về xây dựng mô hình phát triển nông thôn mới. Sau 10 năm thực hiện, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 7 (khóa X) ngày 05/08/2008 của Đảng đã ban hành Nghị quyết 26 - NQ/TW về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Để cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/NQ-CP về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; tiếp đó, ngày 16/9/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/2009/QĐ-TTG về Bộ tiêu chí Quốc gia Nông thôn mới và ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

Bám sát những chủ trương của Đảng và Nhà nước nêu trên, ngày 14/7/2011, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết số 145-NQ/TU về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020; ngày 9/12/2011 của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành quyết định số 211/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.

29

Trên cơ sở chủ trương của Đảng, Nhà nước và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang, UBND thành phố Bắc Giang, ngày 14/7/2011, Đảng ủy xã Dĩnh Trì đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/ĐU về việc tập trung lãnh đạo xây dựng NTM xã Dĩnh Trì giai đoạn 2011 - 2015, phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xác định khu vực sản xuất, kết hợp xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất có hiệu quả và ổn định, đồng thời tránh lãng phí khi phát triển công nghiệp đô thị.

Quán triệt sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, thành phố Bắc Giang, tháng 11/2011, UBND xã Dĩnh Trì đã xây dựng Đề án "Xây dựng nông thôn mới" nhằm giải quyết bốn nội dung cơ bản là: (1) Phát triển kinh tế nông thôn; (2) Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; (3) Xây dựng thiết chế văn hóa, không ngừng nâng cao chất lượng đời sống văn hóa ở nông thôn; (4) Tăng cường sự

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới tại xã dĩnh trì, thành phố bắc giang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)