Tam Phúc là xã thuần nông của tỉnh Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, cuộc sống người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, Tam Phúc là một trong những xã đi đầu trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và là xã đầu tiên của tỉnh hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới.
Trong 3 năm (2011 - 2013), xã Tam Phúc tập trung mọi nguồn lực để đầu tư cho Chương trình xây dựng nông thôn. Tổng nguồn vốn Tam Phúc đầu tư thực hiện Chương trình gần 105 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ hơn 14 tỷ đồng; ngân sách xã gần 19 tỷ đồng; vốn vay tín dụng gần 29 tỷ đồng và huy động nguồn vốn tự có của nhân dân đầu tư xây dựng, chỉnh trang nhà cửa sân vườn, công trình vệ sinh. Nhân dân xã Tam Phúc đã hiến tặng 3.030m2 đất nông nghiệp để mở rộng đường giao thông nội đồng, đóng góp 610 triệu đồng mua sắm trang thiết bị cho nhà văn hóa thôn và trạm y tế. Tất cả các nguồn vốn trên đều được quản lý và sử dụng vào các công trình xây dựng cơ bản đảm bảo dân chủ, công khai và đúng mục đích.
Để đạt được những kết quả đó, công tác chỉ đạo, điều hành của xã Tam Phúc được tiến hành một cách sâu sát, quyết liệt, trong đó sự phân công trách nhiệm cho mỗi cấp ủy viên, đoàn thể chịu trách nhiệm về một tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Công tác lựa chọn cán bộ của xã là các cán bộ có năng lực, tâm huyết vào những vị trí chuyên trách. Thực tiễn cho thấy, xã có cán bộ chủ chốt, thông hiểu, trách nhiệm, tâm huyết được tập huấn, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản nên công tác xây dựng nông thôn đạt kết quả cao.
Cuối cùng là xã Tam Phúc đã tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Qua
25
đó, rút ra được những bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện cho những năm tiếp theo.
Những kinh nghiệm rút ra từ trong quá trình xây dựng nông thôn xã Tam Phúc là cơ sở để Vĩnh Phúc tiếp tục triển khai và hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh theo đúng kế hoạch.
26 CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Xây dựng nông thôn mới ở nước ta dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nào? - Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới ở địa phương?
- Những kết quả đã đạt được và những việc cần phải làm nhằm xây dựng và hoàn thiện nông thôn mới tại xã Dĩnh Trì?
- Giải pháp nào cần đề xuất nhằm đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện nông thôn mới tại xã Dĩnh Trì thời gian tới?
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Điều tra thu thập số liệu
Đây là phương pháp được áp dụng để tiến hành thu thập các tài liệu như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế văn hóa - xã hội, hiện trạng đất đai… đã được công bố thông qua sách, báo, tạp chí, báo cáo của địa phương nhằm mô tả, đánh giá được những nét cơ bản của địa phương cũng như công tác triển khai chương trình nông thôn mới trên địa bàn nghiên cứu. Số liệu đã được công bố của Tổng cục Thống kê, cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, số liệu thống kê các năm 2012 – 2014 của xã Dĩnh Trì, thành phố Bắc Giang.
2.2.2. Tổng hợp và xử lý tài liệu
Các số liệu sau khi thu thập được làm sạch, phân loại theo các chỉ tiêu nghiên cứu: Chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng và môi trường. Sau đó được xử lý bằng phần mền Excel.
2.2.3. Phương pháp phân tích
Phương pháp thống kê kinh tế: Là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu
27
trạng phát triển kinh tế - xã hội tại xã Dĩnh Trì, thành phố Bắc Giang trong 3 năm 2012 – 2014.
Phương pháp so sánh:
+ So sánh định lượng: So sánh trước và sau khi thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới ở xã Dĩnh Trì, thành phố Bắc Giang, từ đó thấy được sự khác biệt trước và sau khi thực hiện đề án.
So sánh định tính: Sử dụng những chỉ tiêu về mặt xã hội và môi trường để đánh giá.
Trong quá trình so sánh có thể kết hợp giữa so sánh định tính và định lượng để phân tích vấn đề.
Phương pháp thống kê kinh tế: Sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp (số tuyệt
đối, số tương đối, số bình quân) để mô tả và phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ở xã Dĩnh Trì trong các năm từ năm 2012 – 2014.
28 CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ DĨNH TRÌ, THÀNH PHỐ BẮC GIANG 3.1. Những nhân tố ảnh hướng đến xây dựng NTM tại xã Dĩnh Trì
3.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Để đáp ứng nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của người dân nông thôn theo hướng CNH-HĐH, dân chủ hoá, ngày 10/11/1998, Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 06 -NQ/TW về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn; ngày 27/4/2001, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Chỉ thị số 49/2001/CT-BNN/CS về xây dựng mô hình phát triển nông thôn mới. Sau 10 năm thực hiện, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 7 (khóa X) ngày 05/08/2008 của Đảng đã ban hành Nghị quyết 26 - NQ/TW về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Để cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/NQ-CP về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; tiếp đó, ngày 16/9/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/2009/QĐ-TTG về Bộ tiêu chí Quốc gia Nông thôn mới và ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
Bám sát những chủ trương của Đảng và Nhà nước nêu trên, ngày 14/7/2011, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết số 145-NQ/TU về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020; ngày 9/12/2011 của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành quyết định số 211/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.
29
Trên cơ sở chủ trương của Đảng, Nhà nước và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang, UBND thành phố Bắc Giang, ngày 14/7/2011, Đảng ủy xã Dĩnh Trì đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/ĐU về việc tập trung lãnh đạo xây dựng NTM xã Dĩnh Trì giai đoạn 2011 - 2015, phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xác định khu vực sản xuất, kết hợp xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất có hiệu quả và ổn định, đồng thời tránh lãng phí khi phát triển công nghiệp đô thị.
Quán triệt sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, thành phố Bắc Giang, tháng 11/2011, UBND xã Dĩnh Trì đã xây dựng Đề án "Xây dựng nông thôn mới" nhằm giải quyết bốn nội dung cơ bản là: (1) Phát triển kinh tế nông thôn; (2) Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; (3) Xây dựng thiết chế văn hóa, không ngừng nâng cao chất lượng đời sống văn hóa ở nông thôn; (4) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị ở nông thôn.
3.1.2. Điều kiện tự nhiên – vị trí địa lý – địa hình
* Vị trí địa lý: Xã Dĩnh Trì nằm ở phía Đông Bắc thành phố Bắc
Giang, gồm 15 thôn, cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 6km, có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi (Quốc lộ 1A và QL 31 đi qua), là điều kiện tốt để phát triển kinh tế, giao lưu, trao đổi hàng hóa với thị trường bên ngoài.
* Địa hình: Địa hình xã Dĩnh Trì tương đối phức tạp, nằm trên vùng
chuyển tiếp giữa địa hình trung du và đồng bằng của vùng Bắc Bộ, có địa hình bán sơn địa, bao gồm dạng gò đồi và đồng bằng, hướng dốc chính theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
* Khí hậu: Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt,
nhiệt độ cao nhất khoảng 36 – 38oC ( tháng 7- 8), nhiệt độ thấp nhất khoảng 9 – 10oC ( tháng 2 -3). Lượng mưa trung bình hằng năm 1600 – 1800mm. Nhìn chung, khí hậu và thời tiết của xã Dĩnh Trì tương đối thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi.
30
Biểu đồ 3.1: Bản đồ xã Dĩnh Trì, thành phố Bắc Giang
(Nguồn: hành chính xã) 3.1.3. Tình hình đất đai
Năm 2014, tổng diện tích đất theo ranh giới hành chính: 631,01ha, được phân bổ khá đồng đều ở các thôn. Bình quân diện tích tự nhiên: 611m2/người; hầu hết diện tích đất của xã đã sử dụng vào các mục đích khác nhau.
31 Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 STT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT DIỆN TÍCH (ha) TỶ LỆ (%) Tổng diện tích tự nhiên 631,01 100 1 Đất nông nghiệp 390,57 61,90 1.1 Đất trồng lúa 373,7 59,22
1.2 Đất trồng cây lâu năm 3,02 0,48
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 13,85 2,19
2 Đất phi nông nghiệp 237,25 37,60
2.1 Đất ở 97,3 15,42
2.2 Đất chuyên dùng 129,62 20,54
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 2,03 0,32
2.2.2 Đất quốc phòng 2,4 0,38
2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 12,93 2,05
2.2.3.1 Đất khu công nghiệp 4,27 0,68
2.2.3.2 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 8,66 1,37
2.2.4 Đất có mục đích công cộng 112,26 17,79
2.2.4.1 Đất giao thông 58,66 9,30
2.2.4.2 Đất thủy lợi 41,29 6,54
2.2.4.3 Đất công trình năng lượng 4,13 0,65
2.2.4.4 Đất công trình bưu chính viễn thông 0,02 0,003
2.2.4.5 Đất cơ sở văn hóa 0,71 0,11
2.2.4.6 Đất cơ sở y tế 0,15 0,02
2.2.4.7 Đất cơ sở giáo dục đào tạo 4,84 0,77
2.2.4.8 Đất cơ sở thể dục thể thao 1,94 0,31
2.2.4.9 Đất chợ 0,24 0,04
2.2.4.10 Đất di tích danh thắng 0,28 0,04
2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 3,56 0,56
2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa 6,77 1,07
3 Đất chưa sử dụng 3,17 0,50
32
Biểu đồ 3.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2014
(Nguồn: Ban quản lý dự án xây dựng nông thôn mới)
Như vậy, xã Dĩnh Trì có diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn (61,9% tổng diện tích đất); hiệu quả sử dụng đất chưa cao, chưa khai thác được tối đa tiềm năng về đất. Cần có kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tạo công ăn việc làm cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống cho người dân.
3.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tình hình kinh kế
Tổng giá trị sản xuất năm 2012 là 132, 21 tỷ đồng, năm 2013 là 141,02 tỷ đồng, năm 2014 đạt 157,39 tỷ đồng. trong đó năm 2014: Nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản: 51,66 tỷ đồng; CN-XDCB: 53,5 tỷ đồng; DV-TM: 52,23 tỷ đồng.
33
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành năm 2014
(Nguồn: Ban quản lý dự án xây dựng nông thôn mới)
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Cơ cấu ngành nông nghiệp của xã chuyển dịch theo hướng tăng năng suất sản lượng cây trồng, vật nuôi để bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm, tăng sản phẩm giá trị hàng hóa cao.
Năm 2012 thu nhập bình quân đầu người đạt 21,9 triệu/người/năm, năm 2013 đạt 25,14 triệu/người/năm, đến năm 2014 đạt 27,7 tr.đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo trong xã năm 2013 là 3,13%, năm 2014, qua rà soát, điều tra của xã tỷ lệ hộ nghèo còn 2,5%.
( Đơn vị: triệu/ người/ năm)
Biểu đồ 3.4: Thu nhập đầu người theo các năm 2012,2013, 2014
34 * Về sản xuất nông nghiệp năm 2014:
Toàn xã gieo cấy hai vụ lúa đạt 506,6 ha, (bằng 100% kế hoạch), trong đó vụ chiêm xuân 303,6 ha đạt 100% kế hoạch, năng suất đạt 54 tạ/ha tăng 5,4 tạ/ha so với cùng kỳ năm 2013; vụ mùa đạt 203 ha đạt 100% kế hoạch, năng suất đạt 41 tạ/ha, tăng 6,1 tạ/ ha so với 2013; tổng sản lượng lương thực năm 2014 đạt 2.709,2 tấn tăng 120 tấn so với năm 2013, bình quân đạt 272 kg/người.
Diện tích nuôi trồng thủy sản 89,9 ha (trong đó chuyên cá 11,9ha, 1 lúa 1 cá 78 ha) cho sản lượng khoảng 100 tấn đạt khoảng 3,5 tỷ đồng.
* Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
Xác định đây là những ngành mang lại hiệu quả lớn góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của địa phương nên ngay từ đầu nhiệm kỳ 2010-2015, Đảng ủy xã Dĩnh Trì đã xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề dịch vụ nông thôn giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo. Đến hết năm 2014, xã đã thu hút 29 dự án đầu tư thuê đất; duy trì ổn định 01 làng nghề; hiện có 01 Hợp tác xã hoạt động một số khâu dịch vụ như: Khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật, giống cây trồng, thủy nông. Các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại chỗ, có thu nhập ổn định từ 2,5triệu đồng/người/tháng trở lên.
* Dịch vụ: Đã có bước phát triển tích cực. Nhiều hộ mạnh dạn vay vốn đầu tư vào sản xuất vật liệu xây dựng, thu gom chế biến phế liệu, mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, phương tiện vận chuyển hàng hóa. Toàn xã có 45 ô tô tải, 10 xe khách dịch vụ vận tải, 09 máy công cụ nông nghiệp.
Tình hình dân số và lao động
Đến năm 2014, dân số xã Dĩnh Trì là 10.608 người. Trong đó ( Nam 5.110 người, nữ 5.498 người), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 0,9. Các điểm dân cư của xã tương đối tập trung tại 15 thôn. Hiện trạng phân bố dân cư như sau:
35
Bảng 3.2: Hiện trạng dân số năm 2014
STT ĐIỂM DÂN CƯ SỐ HỘ SỐ KHẨU
1 Thôn Riễu 273 1.258
2 Thôn Cốc 131 614
3 Thôn Trại Nội 57 330
4 Thôn Thuyền 274 1.085 5 Thôn Núm 316 1.321 6 Thôn Nguận 175 654 7 Thôn Đông Mo 170 669 8 Thôn Cầu 165 737 9 Thôn Núi 220 691
10 Thôn Bãi Ổi 148 490
11 Thôn Đông Nghè 139 526
12 Thôn Thành Trung 106 412
13 Phố Cốc 161 534
14 Thôn Đồi Nên 89 325
15 Thôn Rừng Trong 147 575
Các hộ gia đình ở tập thể trường Cao đẳng nghề và Viện Quân y 43
387
Cộng 2.571 10.608
( Nguồn: Hành chính xã)
Hiện trạng lao động
Trong vài năm trở lại đây, lao động ở một số thôn nằm cạnh tuyến Quốc lộ 31 đã chuyển sang hoạt động dịch vụ, buôn bán nhỏ hoặc sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làm thay đổi cơ cấu lao động của xã. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tại xã Dĩnh Trì hiện chiếm 31,4% trong cơ cấu lao động.
36
Bảng 3.3: Hiện trạng lao động năm 2012,2013, 2014
TT Lao
động
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Trong độ tuổi 5.224 100 5.553 100 5.862 100 1 Nông – lâm – ngư nghiệp 1.941 37,16 1.863 33,55 1.842 31,4 2 Công nghiệp XD 2.438 46,67 2.514 45,27 2.684 45,8 3 Dịch vụ 845 16,18 1.176 21,18 1.336 22,8 ( Nguồn: Hành chính xã)
Văn hóa – xã hội
Văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, giáo dục tiếp tục có sự chuyển biến tích cực, 03/03 trường đạt chuẩn quốc gia; thực hiện các chính sách an sinh xã hội kịp thời, đầy đủ; các phong trào văn hóa – văn nghệ - thể thao quần chúng phát triển mạnh mẽ. Hệ thống Nhà sinh hoạt văn hóa thôn tiếp tục được quan