Kiến nghị về các Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực

Một phần của tài liệu cơ sở và kiến nghị cho việc thành lập tõa án nhân dân sơ thẩm khu vực (Trang 56)

5. Bố cục của đề tài

3.2.1.1 Kiến nghị về các Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực

nhân dân sơ thẩm khu vực

Người viết kiến nghị phương tiện làm việc của TANDSTKV như bàn ghế, máy vi tính, máy photocopy, máy in, máy fax…là các phương tiện làm việc của TAND cấp huyện. Điều này khắc phục được sự thiếu thốn như ở các TAND cấp huyện.Kinh phí hoạt động của TANDSTKV cần được nghiên cứu phân bổ đúng với địa vị pháp lý của TAND, đủ để TAND hoạt động hiệu quả.

3.2 KIẾN NGHỊ CHO CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN SƠ THẨM KHU VỰC THẨM KHU VỰC

3.2.1 Kiến nghị về cơ cấu bộ máy của Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực

Cơ cấu bộ máy của TANDSTKV gồm các Tòa chuyên trách và bộ máy giúp việc

3.2.1.1 Kiến nghị về các Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực khu vực

Người viết thấy rằng, TAND cấp tỉnh có các Tòa chuyên trách là Tòa hình sự, Tòa dân sư, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính. Như vậy, để tạo sự đồng bộ với Tòa án có thẩm quyền giải quyết phúc thẩm người viết kiến nghị thành lập các Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính trong cơ cấu bộ máy TANDSTKV.TANDSTKV khi mới thành lập kế thừa thẩm quyền của TAND cấp huyện nên Tòa hình sự TANDSTKV có thẩm quyền giải quyết các vụ án về hình sự, Tòa dân sự giải quyết các vụ việc về dân sự, Tòa kinh tế giải quyết các vụ việc về kinh doanh – thương mại, Tòa lao động giải quyết các vụ việc về lao động và Tòa hành chính giải quyết các khiếu kiện hành chính.

Tuy nhiên, như đã chứng minh, có sự khác nhau khi giải quyết các vụ án, vụ việc, đội ngũ Thẩm phán giữa các TAND cấp huyện nên khi các TANDSTKV được thành lập thì cũng giữa các TANDSTKV cũng tồn tại sự khác nhau này. Vì vậy, theo người viết không thể cứng nhắc, khuôn khổ trong việc thành lập các TANDSTKV mà cần có sự linh hoạt khi thành lập các Tòa này. Cụ thể:

- Các TANDSTKV có số lượng vụ án, vụ việc hàng năm là quá tải hoặc quá lớn thì việc thành lập Tòa chuyên trách là thực sự cần thiết, tuy nhiên cũng cần phải linh động

trong việc lựa chọn thành lập các Tòa chuyên trách. Điều này có nghĩa là ở TANDSTKV thành lập các Tòa chuyên trách thì phải thành lập đầy đủ các Tòa mà cần có sự lựa chọn linh hoạt. Ví dụ : TANDSTKV Cai Lậy – Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 TAND thị xã Cai Lậy, TAND huyện Cai Lậy và TAND huyện Cái Bè, thống kê số lượng án của hai Tòa án này trong 5 năm vừa qua thì số lượng các vụ án hình sự, dân sự ở mức rất cao, các vụ án hành chính ở mức cao, các vụ án kinh doanh thương mại, lao động không nhiều. Như vậy, khi thành lập các Tòa chuyên trách ở TANDSTKV Cai Lậy – Cái Bè thì có thể chỉ xém xét thành lập Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính mà không thành lập Tòa kinh tế, Tòa lao động.

- Ngược lại, các TANDSTKV có số lượng vụ, việc quá ít thì việc thành lập các Tòa chuyên trách gây ra cồng kềnh về mặt tổ chức của Tòa án này. Thay vào đó, người viết kiến nghị không thành lập các Tòa chuyên trách mà đào tạo Thẩm phán chuyên trách cho Tòa án này. Ví dụ : TANDSTKV Cai Lậy – Cái Bè (ví dụ trên), các vụ việc về kinh doanh – thương mại, lao động là rất ít nên nước ta có thể đào tạo các Thẩm phán chuyên trách giải quyết các vụ việc thay vì thành lập Tòa kinh tế, Tòa lao động để không cồng kềnh về mặt tổ chức của TANDSTKV.

Vì vậy, theo người viết, không phải ở tất cả các TANDSTKV đều phải có các Tòa chuyên trách mà căn cứ số lượng án mà Tòa án thụ lý, giải quyết qua các năm có tính đến sự phát triển kinh tế - xã hội, tình hình tội phạm, tình hình các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính …và sự yêu cầu của xã hội trong thời gian sắp tới quyết định thành lập các Tòa chuyên trách. Có như vậy, việc tổ chức các Tòa chuyên trách trong TANDSTKV mới tạo được sự linh hoạt, phù hợp, không khuôn khổ, cứng nhắc, dẫn đến cồng kềnh, lãng phí trong bộ máy tổ chức của TANDSTKV. Ngoài ra, cùng với đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, có thể nghiên cứu thành lập các Tòa chuyên trách khác trong bộ máy TANDSTKV như Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý vi phạm hành chính, Tòa giản lược... Người viết kiến nghị, dựa trên nhu cầu thành lập các Tòa chuyên trách trong cơ cấu bộ máy TANDSTKV của mình mà Chánh án TANDSTKV đề xuất với Chánh án TAND tối cao đề nghị thành lập. Như vậy, người viết kiến nghị thẩm quyền thành lập các Tòa chuyên trách của TANDSTKV là Chánh án TAND tối cao.

Tương tự như tổ chức của các Tòa chuyên trách ở TAND cấp tỉnh, người viết kiến nghị các Tòa chuyên trách của TAND cấp huyện có Chánh tòa, một hoặc hai Phó Chánh tòa, Thẩm phán chuyên trách, thư ký chuyên trách. Số lượng các nhân sự của các Tòa chuyên trách cũng cần được xây dựng một cách linh hoạt, phù hợp với số lượng các vụ việc mà Tòa chuyên trách thụ lý, giải quyết. Nhân sự trong mõi Tòa chuyên trách cũng cần được bố trí cơ sở vật chất riêng để phục vụ cho hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu cơ sở và kiến nghị cho việc thành lập tõa án nhân dân sơ thẩm khu vực (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)