5. Bố cục của đề tài
3.1.3 Kiến nghị về tiêu chí thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực
Tiêu chí thành lập TANDSTKV chính là những căn cứ để tổ chức TANDSTKV ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện tức là xác định TANDSTKV sẽ được thành lập trên cơ sở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện trong cùng một tỉnh tức là TANDSTKV sẽ kế thừa TAND của một đơn vị hành chính cấp huyện hay sáp nhập một số TAND của các đơn vị hành chính cấp huyện lại.
Hiện nay các TAND cấp huyện gặp phải những bất cập lớn về số lượng do các điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình tội phạm, tình hình các tranh chấp dân sự, kinh doanh – thương mại, lao động, các khiếu kiện hành chính, số lượng dân cư …khác nhau nên người viết kiến nghị dựa vào tiêu chí là số lượng các vụ án, vụ việc để nghiên cứu thành lập các TANDSTKV tránh tình trạng nơi án quá tải, nơi không có án giải quyết.
Ngoài ra, theo người viết cần xem xét đến các tiêu chí về số lượng và chất lượng đội ngũ nhân sự, cơ sở vật chất phục vụ công tác của Tòa án để tạo thuận lợi về phía Tòa án, cũng như các tiêu chí về diện tích tự nhiên, điều kiện về cơ sở hạ tầng giao thông để tạo sự thuận lợi cho sự liên hệ từ phía người dân cũng như sự phối hợp của các cơ quan tư pháp. Vì vậy, thành lập TANDSTKV ngoài việc thu gọn các TAND cấp huyện để tránh lãng phí, dàn trải thì theo người viết, đối với vấn đề TANDSTKV được thành lập trên một số đơn vị hành chính cấp huyện thì chỉ sáp nhập tối đa 3 đơn vị hành chính cấp huyện để tạo thuận lợi cho người dân cũng các cơ quan tiến hành tố tụng.
Người viết kiến nghị các địa phương xem xét các tiêu chí thành lập các địa phương cần cân nhắc kết hợp kỹ lưỡng (xém xét tình hình trong một thời gian trước khi thành lập TANDSTKV và dự toán trong tương lai) để chọn các tiêu chí trên để thành lập các TANDSTKV cụ thể trên địa phương nhằm hạn chế thấp nhất những khó khăn có thể xảy ra.