Tổng thể bộ điều khiển thiết bị điện bằng âm thanh

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ điều khiển thiết bị điện bằng âm thanh (Trang 61)

6.5.2. Nguyên lý hoạt động của toàn mạch

Khi có tín hiệu âm thanh được đưa vào micro, màng loa dao động theo tần số của âm thanh tạo ra trong cuộn dây một từ trường biến thiên và dòng điện âm tần (đòng điện xoay chiều tần số từ 20 Hz – 20.000 Hz) được tạo ra. Tín hiệu điện âm tần được đưa qua tụ C7 để loại bỏ hoàn toàn các thành phần 1 chiều và để lọc thông trước khi được khuếch đại bởi mạch khuếch đại vi sai đảo. Hệ số khuếch đại của mạch phụ thuộc vào tỉ số Zi / Zf (tức R3 / R4 = 1000 lần). Tín hiệu sau khuếch đại được đưa vào cực B của T1 để điều khiển đóng mở T1 – độ nhạy của mạch với âm thanh được điều chỉnh bằng cách thay đổi giá trị của biến trở R2 (có tác dụng như một cầu phân áp). Tín hiệu từ cực C của T1 được đưa vào chân số 2 của IC NE555 là đầu vào đảo của Trigo, mạch tạo xung bắt đầu hoạt động như nguyên lý đã trình bày ở trên. Tín hiệu xung ở chân số 3 của Ne555 được đưa vào chân CLK của Trigo RS mắc theo kiểu Trigo T, sẽ đảo trạng thái của 2 đầu ra Q và Q (đầu ra Q lúc đầu có giá trị 0). Khi đầu ra của Trigo có giá trị là 1, ứng với mức điện áp cao thì T2 được phân cực thuận, T2 dẫn cung cấp dòng và áp cho cuộn hút của relay. Các tiếp điểm thường mở của relay đóng lại, khép kín mạch cung cấp nguồn cho thiết bị điện hoạt động.

Khi có tín hiệu âm thanh tiếp theo, Trigo lật trạng thái đầu ra Q ở mức thấp (0 V) T2 không dẫn làm cho cuộn hút của relay bị ngắt điện và các tiếp điểm của relay trở lại trạng thái ban đầu ngắt điện nguồn cho thiết bị.

Chương 7 : THI CÔNG, KIỂM TRA VÀ VẬN HÀNH 7.1. Xây dựng mạch in từ mạch nguyên lý

7.2. In mạch trên Bords đồng và cố định linh kiện

KẾT LUẬN

Sau quá trình nghiên cứu đề tài, dưới sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy Trần Quang Huy tôi đã hoàn thành đề tài “ Thiết kế bộ điều khiển thiết bị điện bằng âm thanh” và đạt được những kết quả như sau:

- Hiểu về mạch nguồn một chiều, Microphone, khuếch đại thuật toán OA, IC555, Flip – Flop JK

- Hiểu về nguyên lý điều khiển thiết bị điện bằng âm thanh

- Thiết kế và thi công thành công bộ điều khiển thiết bị điện bằng âm thanh. Sản phẩm hoạt động tốt

- Biết được trình tự làm một đề tài nghiên cứu khoa học Bên cạnh đó cũng có một số hạn chế như sau:

- Độ nhạy của sản phẩm chưa cao và giá thành chế tạo vẫn còn cao so với tính năng của sản phẩm

Phương hướng khắc phục những hạn chế của sản phâm

- Tích hợp thêm vi xử lý dùng IC HM2007 và SRAM để có thể nhận biết giọng nói và lưu được âm lệnh.

- Giảm giá thành bằng cách nâng cao tiện ích của sản phẩm

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự đóng góp ý kiến, giúp đỡ của thầy cô và bạn bè, tôi rất lấy làm biết ơn. Nhưng đề tài của tôi còn rất nhiều thiếu sót, kính mong sự góp ý của thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ths. Ngô Đức Thiện - Cơ sở kỹ thuật điện - điện tử - NXB Hà Nội - 2006 2.TS. Nguyễn Viết Nguyên - Giáo trình linh kiện điện tử và ứng dụng – NXB Giáo dục - 2008

3.Bạch Gia Dương, Chử Đức Chính - Kỹ thuật điện tử thực hành – NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội - 2007

4. Đỗ Xuân Thụ, Nguyễn Viết Nguyên - Kỹ thuật điện tử - NXB Giáo dục - 2009

5. Đại học Thanh Hoa Bắckinh – Cơ sở kỹ thuật điện tử số - NXB Giáo dục - 1988

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ điều khiển thiết bị điện bằng âm thanh (Trang 61)