IC tạo xung NE555

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ điều khiển thiết bị điện bằng âm thanh (Trang 46)

4.3.1. Sơ đồ chân và chức năng.

IC NE555 gồm có 8 chân.

Hình 4.8 Hình dạng IC NE555 và các chân

- Chân số 1(GND): Cho nối mát để lấy dòng cấp cho IC

- Chân số 2 (TRIGGER): Ngõ vào của 1 tần so áp. Mạch so áp dùng các

transistor PNP. Mức áp chuẩn là 2*Vcc/3.

- Chân số3(OUTPUT): Ngõ ra. Trạng thái ngõ ra chỉ xác định theo mức volt

cao (gần bằng mức áp chân 8) và thấp (gần bằng mức áp chân1)

- Chân số 4 (RESET): Dùng lập định mức trạng thái ra. Khi chân số4 nối mát thì ngõ ra ở mức thấp. Còn khi chân 4 nối vào mức áp cao thì trạng thái ngõ ra tùy theo mức áp trên chân 2 và 6.

- Chân số 5 (CONTROL VOLTAGE): Dùng làm thay đổi mức áp chuẩn

trong IC555 theo các mức biến áp ngoài hay dùng các điện trở ngoài cho nối mase.Tuy nhiên trong hầu hết các mạch ứng dụng chân số 5 nối mát qua 1 tụ từ 0.01uF đến 0.1uF, các tụ có tác dụng lọc bỏ nhiễu giữ cho mức áp chuẩn ổn định.

- Chân số 6 ( THRESHOLD ): Là ngõ vào của 1 tầng soáp khác. Mạch so

sánh dùng các transistor NPN. Mức chuẩn là Vcc/3

- Chân số 7 ( DISCHAGER ): Có thể xem như 1 khóa điện và chịu điều

khiển bởi tầng logic. Khi chân 3 ở mức áp thấp thì khóa này đóng lại. Ngược lại thì nó mở ra. Chân 7 tự nạp xả điện cho 1 mạch R- C lúc IC555 dùng như 1 tầng dao động .

- Chân số 8 (Vcc): Cấp nguồn nuôi Vcc để cấp điện cho IC. Nguồn nuôi cấp

cho IC555 trong khoảng từ +5v đến +15v và mức tối đa là.

Hình 4.9 Sơ đồ cấu tạo bên trong IC NE555

Về bản chất thì IC555 là 1 bộ mạch kết hợp giữa 2 con Opamp, 3 điện trở, 1 con transistor, và 1 bộ Fip - flop (ở đây dùng FF - RS )

- 2 Op-amp có tác dụng so sánh điện áp - Transistor để xả điện.

- Bên trong gồm 3 điện trở mắc nối tiếp chia điện ápVcc thành 3 phần. Cấu tạo này tạo nên điện áp chuẩn. Điện áp 1/3 Vcc nối vào chân dương của Op-amp 1 và điện áp 2/3 Vcc nối vào chân âm của Op-amp 2. Khi điện áp ở chân 2 nhỏ hơn 1/3Vcc, chân S= [1] và FF được kích. Khi điện áp ở chân 6 lớn hơn 2/3 Vcc, chân R của FF=[1] và FF được reset

Chương 5 : TỔNG QUAN VỀ TRIGƠ 5.1. Khái niệm

Trigơ trong tiếng anh gọi là Flip-Flop, viết tắt là FF nó là phần tử nhớ có hai trạng thái cân bằng ổn định tương ứng với hai mức logic 0 và 1. Dưới tác dụng của các tín hiệu điều khiển lối vào, trigơ có thể chuyển về một trong hai trạng thái cân bằng và giữ nguyên trạng thái đó trừng nào chưa có tín hiệu điều khiển làm thay đổi trạng thái của nó. Trạng thái tiếp theo của trigơ phụ thuộc không những vào tín hiệu ở lối vào mà còn phụ thuộc vào trạng thái đang hiện hành của nó.

- Trigơ được cấu thành từ một nhóm các cổng logic, mặc dù các cổng logic tự nó không có khả năng lưu trữ nhưng có thể nối nhiều cổng với nhau theo cách thức cho phép lưu giữ thông tin. Mỗi sự sắp xếp cổng khác nhau sẽ cho ra các trigơ khác nhau. Trigơ có nhiều đầu vào điều khiển và chỉ có hai đầu ra luôn luôn ngược chiều nhau là Q và Q. Sơ đồ khối tổng quát của một trigơ là các đầu vào:

Q

Hình 5.1 Sơ đồ tổng quát của Trigơ

Trong đó: Q là đầu ra thường ; Q là đầu ra đảo.

- Dưới tác động của tín hiệu điều khiển ở lối vào trigơ có thể chuyển về 1 trong 2 trạng thái cân bằng và tồn tại ở trạng thái đó cho đến khi có tín hiệu điều khiển tiếp theo làm thay đổi nó.

+ Khi Q = 1, Q = 0 ta nói trigơ ở trạng thái 1 hay trạng thái cao, trạng thái này gọi là trạng thái thiết lập (set).

+ Khi Q = 0, Q = 1 ta nói trigơ ở trạng thái 0 hay trạng thái thấp. trạng thái này gọi là trạng thái tái thiết lập( Reset).

+ Các ký hiệu về mức tích cực tín hiệu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ký hiệu Tính tích cực của tín hiệu Tích cực ở mức thấp(Low) Tích cực ở mức cao(High)

Tích cực ở sườn dương của xung nhịp

Tích cực ở sườn âm của xung nhịp

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ điều khiển thiết bị điện bằng âm thanh (Trang 46)