2 THÔNG QUA MÔN TIẾNG VIỆT
2.1. Thực trạng ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lớp 2
2.1.1.Khả năng ghi nhớ
Để đánh giá mức độ sử dụng biện pháp ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lớp 2, căn cứ vào nội dung chƣơng trình tiếng việt lớp 2, đặc trƣng của bài chính tả điền khuyết (phải hiểu đúng nghĩa của từ để viết đúng chính tả). Đối với các bài tập này nếu học sinh biết áp dụng cách ghi nhớ ý nghĩa sẽ đem lại kết quả chính xác, rõ ràng hơn ghi nhớ máy móc. Vì vậy, tôi đã xây dựng một số bài tập để kiểm tra học sinh.
Cách tiến hành điều tra với loại bài tập này nhƣ sau:
- Giáo viên phát cho mỗi học sinh một phiếu bài tập, yêu cầu học sinh trả lời các yêu cầu của bài tập trong một khoảng thời gian nhất định.
- Học sinh ghi ra giấy phần bài làm của mình.
- Sau đó giáo viên thu lại, phân tích số liệu theo các loại sau:
Môn Tiếng Việt
+ Học sinh tìm đúng các từ để điền nhƣng không giải thích đƣợc ý nghĩa của từ (ghi nhớ máy móc).
+ Học sinh tìm đúng từ và giải thích đƣợc nghĩa của từ (ghi nhớ ý nghĩa)
Phiếu bài tập như sau
Bài tập: Điền các từ còn thiếu vào chỗ chấm và giải thích ý nghĩa của câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ:
a) Đi một …học một sàng khôn. b) Có công …..có ngày nên kim.
27 c) Trong đầm gì đẹp bằng….
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng …vàng bông trắng lấ xanh Gần ….mà chẳng hôi tanh mùi bùn. d) Anh em nhƣ thể….
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Sau khi tiến hành kiểm tra và đánh giá bài làm của học sinh, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 1: Kết quả ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa trong môn Tiếng Việt của học sinh lớp 2A1 và 2A6 trƣớc khi thử nghiệm
Kết quả Lớp
Ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa ở mức độ thấp Ghi nhớ ý nghĩa ở mức độ cao Lớp 2A1 67,39% (31 HS) 32,61% (15 HS) Lớp 2A6 76,09% (35 HS) 23, 91% (11 HS)
Kết quả điều tra cho thấy một số học sinh đã biết sử dụng biện pháp ghi nhớ ý nghĩa trong môn Tiếng Việt, nhƣng tỉ lệ không cao (chỉ khoảng 1/3 số học sinh biết sử dụng biện pháp ghi nhớ ý nghĩa và chủ yếu ghi nhớ ý nghĩa ở mức độ thấp). Tức là học sinh đã điền đúng các từ còn thiếu vào chỗ chấm nhƣng không giải thích đƣợc hết nghĩa của các từ. Bài tập mà tôi đƣa ra không phải là quá khó đối với học sinh vì tất cả các từ học sinh đã đều biết đến trong các bài luyện từ và câu hay trong cuộc sống hằng ngày. Bài tập chỉ mang tính chất củng cố, giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học, viết đẹp và viết đúng chính tả. Tuy vậy qua điều tra tôi thấy đa số các em viết đúng bằng cách ghi nhớ máy móc những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao đƣợc nghe từ
28
cha mẹ, thầy cô, bạn bè mà không dựa trên nghĩa của từ đã cho. Vì vậy các em chỉ điền đƣợc từ mà không giải thích đƣợc nghĩa của câu tục ngữ, thành ngữ hay ca dao đó. Do vậy học sinh không thể nhớ đầy đủ và chính xác tài liệu học tập cũng nhƣ gặp không ít khó khăn khi làm dạng bài tập này hay các bài tập khác vì ghi nhớ ý nghĩa của các em còn quá yếu lại chƣa chú ý rèn luyện.
Căn cứ vào số liệu và phân tích trên đây ta thấy khả năng ghi nhớ ý nghĩa ở mức độ cao của học sinh các lớp nghiên cứu vẫn còn thấp, và đa số học sinh ghi nhớ máy móc tài liệu học tập.
Để điều tra ghi nhớ theo "điểm tựa" của học sinh lớp 2, tôi yêu cầu học sinh học thuộc một bài thơ, sau đó yêu cầu học sinh:
- Tìm hiểu bài: tìm nghĩa từ mới, trả lời các câu hỏi trong các hoạt động.
- Phân bài thơ thành các đoạn để luyện đọc và tìm hiểu bài. - Tìm hiểu ý nghĩa của bài thơ.
Phiếu điều tra nhƣ sau:
1. Học thuộc bài thơ "Thỏ thẻ". 2. Bài thơ này của tác giả nào?
3. Tìm và giải thích các từ khó trong bài thơ trên.
4. Tìm các từ ngữ chỉ những việc mà bạn nhỏ trong bài thơ "Thỏ thẻ" muốn làm giúp ông và nhờ ông làm giúp.
5. Nêu ý nghĩa của bài thơ trên.
Sau khi tiến hành kiểm travà đánh giá bài làm của học sinh, tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
29
Bảng 2: Kết quả ghi nhớ theo điểm tựa của học sinh lớp 2
Kết quả Lớp Không tìm đƣợc hết các từ chỉ sự việc để ghi nhớ Tìm đƣợc hết các từ chỉsự việc để ghi nhớ 2A1 63, 04% (29 HS) 36,96% (17 HS) 2A6 60, 87% (28 HS) 39,13% (18 HS)
Từ bảng số liệu ta thấy đa số học sinh ở cả hai lớp không tìm đƣợc hết các từ chỉ sự vật để ghi nhớ. Biểu hiện là các em học thuộc đƣợc bài thơ, biết tên tác giả và giải nghĩa đƣợc một số từ khó trong bài, tuy nhiên học sinh không tìm hết đƣợc các từ chỉ sự việc có trong bài mà bạn nhỏ muốn làm giúp ông và nhờ ông làm giúp. Thực trạng trên là do giáo viên chƣa chú ý hình thành và rèn luyện các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa cho học sinh, vì trí nhớ của học sinh lớp 2 chủ yếu là ghi nhớ máy móc nên học sinh nhớ nhanh và cũng nhanh quên. Nhiệm vụ đặt ra cho ngƣời giáo viên là phải tổ chức giờ học sao cho phát huy đƣợc tính tự giác, tích cực, tự lực của học sinh. Yêu cầu các em chủ động tự chiếm lấy tri thức đó để hiểu và ghi nhớ. Để học sinh tự khái quát nội dung theo tài liệu, nói theo ý hiểu của mình,…. hình thành cho các em các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa.
Đối với việc ghi nhớ các định nghĩa, công thức, quy tắc thì học sinh sử dụng phƣơng pháp ghi nhớ máy móc là chủ yếu, các em thƣờng đọc đi đọc lại nhiều lần tài liệu để thuộc. Nguyên nhân là do các định nghĩa, công thức, quy tắc, là những chuẩn mực, đòi hỏi phải chính xác về mặt câu chữ. Tuy nhiên nếu không hiểu bản chất của tài liệu thì việc ghi nhớ tài liệu sẽ trở nên khó khăn. Do vậy giáo viên cần hình thành các phƣơng pháp ghi nhớ ý nghĩa cho học sinh. Đối với các định nghĩa, công thức, quy tắc giáo viên nên hƣớng dẫn học sinh tiến hành theo thao tác tƣ duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tƣợng hóa tài liệu học tập đồng thời cũng là quá trình ghi nhớ
30
tài liệu. Trên cơ sở thông hiểu các định nghĩa, công thức, quy tắc,… việc ghi nhớ chính xác nó bằng cách đọc đi đọc lại nhiều lần sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ: Quy tắc viết hoa trong chính tả, giáo viên cho học sinh quan sát các ví dụ viết hoa, chẳng hạn: Hà Nội, Việt Nam, sông Hồng, Trƣơng Thị Thoa, Niu-tơn,… Để học sinh quan sát vị trí các chữ cái đƣợc viết hoa. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh lấy thêm nhiều ví dụ khác về viết hoa. Cuối cùng giáo viên sẽ đƣa ra quy tắc viết hoa: Viết hoa mỗi chữ cái đầu tên riêng địa lí, tên ngƣời; đối với tên nƣớc ngoài sẽ viết hoa chữ cái đầu tiên của tên riêng đó. Nhƣ vậy học sinh sẽ nhớ nhanh hơn và bền vững hơn là chỉ yêu cầu học sinh đọc thuộc quy tắc chính tả.
2.1.2. Khả năng ghi nhớ được nội dung tri thức đồng thời lại có khả năng vận dụng
Trong quá trình thực nghiệm tôi thấy rằng không phải học sinh nào ghi nhớ chính xác tài liệu đều có khả năng vận dụng để làm bài tập. Từ thực trạng này, tôi đã xây dựng bài tập để điều tra mức độ ghi nhớ tri thức và khả năng vận dụng những tri thức đó của học sinh.
Cách tiến hành nhƣ sau:
Bài tập.Sau khi học xong bài 15A. "Anh em yêu thƣơng nhau là hạnh phúc" (sách hƣớng dẫn học Tiếng Việt 2, tập 1B, trang 70), tôi yêu cầu học sinh học thuộc lòng đoạn 3 và doạn 4 của câu chuyện. Hôm sau kiểm tra học sinh vào phiếu bài tập.
Phiếu bài tập như sau
1. Học thuộc lòng đoạn 3 và 4 của câu chuyện Hai anh em. 2. Tìm và giải thích từ khó trong câu chuyện Hai anh em. 3. Ngƣời anh có suy nghĩ gì và đã làm gì?
4. Việc gì đã xảy ra khi hai anh em cùng ra đồng vào sáng hôm sau? 5. Nội dung của câu chuyện là gì?
31
Sau khi học sinh làm bài xong thu lại chấm theo thang điểm 10 và đánh giá xếp loại theo tiêu chí sau:
Từ 9-10 điểm: Nhớ chính xác tài liệu học tập đồng thời có kĩ năng vận dụng và giải quyết tốt các bài tập.
Từ 7-8 điểm: Nhớ chính xác tài liệu học tập nhƣng kĩ năng vận dụng làm bài tập khác chƣa cao.
Tƣ 5-6 điểm: Nhớ chính xác tài liệu học tập nhƣng không biết vận dụng làm các bài tập khác.
Dƣới 5 điểm: Nhớ không chính xác tài liệu học tập và không biết vận dụng để làm bài tập.
Kết quả thu đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3: Kết quả điều tra mức độ ghi nhớ tri thức đồng thời lại có khả năng vận dụng của học sinh lớp 2
Kết quả Lớp Nhớ chính xác TLHT đồng thời có khả năng vận dụng Nhớ chính xác TLHT nhƣng khả năng vận dụng làm bài tập chƣa cao Nhớ chính xác TLHT nhƣng không biết vận dụng làm bài tập Nhớ không chính xác TLHT và Không biết vận dụng 2A1 15, 22% (7 HS) 56, 52% (26 HS) 21, 74% (10 HS) 6, 52% (3 HS) 2A6 17, 39% (8 HS) 52, 17% (24 HS) 19, 57% (9 HS) 10,87% (5 HS) TỔNG (TB) 16, 30% 54, 34% 20,66% 8,7%
Nhìn vào số liệu ở bảng 3 cho thấy số lƣợng học sinh nhớ chính xác tài liệu học tập đồng thời có khả năng vận đụng để giải quyết tốt các bài tập (đạt 9-10 điểm) không cao (chiếm khoảng 16,3%). Tỉ lệ học sinh nhớ đƣợc tri thức
32
của bài nhƣng không biết vận dụng tri thức đó để làm bài tập và tỉ lệ học sinh nhớ không chính xác tài liệu học tập, cũng không biết làm các bài tập chiếm tỉ lệ khá cao. Trong khi đây là kết quả bài kiểm tra kiến thức mà học sinh đã đƣợc dặn về nhà học và ôn tập. Trong quá trình chấm và đọc bài của học sinh, tôi thấy đa số các em nhớ tri thức bằng phƣơng pháp máy móc chứ các em chƣa biết ghi nhớ ý nghĩa của bài học. Do đó kiến thức về bài không sâu, kĩ năng vận dụng để làm bài tập chƣa tốt.
2.2. Nguyên nhân ảnh hƣởng đến sự ghi nhớ ý nghĩa của học sinh
Để phát hiện ra nguyên nhân ảnh hƣởng đến sự ghi nhớ ý nghĩa của học sinh, tôi tiến hành dự giờ giáo viên (quan sát và ghi chép) môn tiếng việt, Bài
11A Ông bà yêu thƣơng em nhƣ thế nào(tiết 1+ 2), sau đó tôi yêu cầu học
sinh cất hết sách vở và phát phiếu hỏi, yêu cầu các em trả lời các câu hỏi trong phiếu ra một tờ giấy.
Phiếu hỏi như sau:
Trong hoạt động 1:
1. Bức tranh 1, ông đang làm gì? 2. Bức tranh 3, bà đang làm gì?
Trong hoạt động 3:
1. Các em đƣợc nghe thầy cô đọc câu chuyện nào? 2. Câu chuyện đó có mấy đoạn?
Hoạt động 7:
1. Trƣớc khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống với nhau nhƣ thế nào? 2. Cô tiên cho hai anh em hạt đào và nói gì?
3. Sau khi bà mất, hai anh em sống ra sao?
4. Vì sao hai anh em trở nên giàu có mà không thấy vui sƣớng? 5. Câu chuyện kết thúc nhƣ thế nào?
Sau khi phát phiếu cho học sinh, yêu cầu các em làm bài trong một thời nhất định, Sau đó tôi thu lại tổng hợp và phát hiện ra rất nhiều nguyên nhân ảnh hƣởng đến sự ghi nhớ của học sinh.
33
2.2.1. Nguyên nhân khách quan
Có nhiều nguyên nhân khách quan dẫn tới việc học sinh ghi nhớ tài liệu không tốt:
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chƣa chú ý cho học sinh nhớ tài liệu bằng các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa. Khi dạy bài mới, giáo viên chƣa đƣa ra hệ thống câu hỏi gợi ý để hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu, khám phá nội dung bài học. Hơn nữa, trong quá trình học sinh phát biểu, giáo viên chƣa chú ý rèn cho học sinh kĩ năng diễn đạt theo ý hiểu của mình. Giáo viên chƣa biết cách tổ chức các hoạt hộng phù hợp nhằm phát triển khả năng ghi nhớ cho học sinh. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ảnh hƣởng tới sự ghi nhớ ý nghĩa của học sinh.
- Môi trƣờng các em sống và học tập cũng ảnh hƣởng tới sự ghi nhớ: các em ở thành phố sẽ ghi nhớ tốt hơn những em ở nông thôn. Bởi vì, các em ở nông thôn ngoài việc học các em còn phải làm rất nhiều việc khác để giúp đỡ gia đình, các em không có nhiều thời gian để ôn lại kiến thức mình đã học dẫn tới học sinh nhanh quên hơn.
- Tâm lí cũng ảnh hƣởng tới chất lƣợng ghi nhớ của các em. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: những học sinh có tâm lí ổn định, không có nhiều chuyện phải suy nghĩ thì kết quả ghi nhớ của các em sẽ tốt hơn những ngƣời có tâm lí không ổn định.
- Do trẻ mắc một số bệnh liên quan đến não nhƣ chậm phát triển trí tuệ, tự kỉ ở mức độ nhẹ hoặc do tai nạn chấn thƣơng não,…
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan
- Ngủ không đúng giờ giấc sẽ ảnh hƣởng đến sự phát triển trí lực và khả năng tiếp thu học tập. Ngủ không đủ giấc làm cho cơ thể của trẻ bị mệt mỏi, mất tập trung vào bài học, dẫn đến hiệu quả ghi nhớ kém.
- Xem tivi quá nhiều.
- Ăn quá no trong một thời gian dài có thể dẫn đến sự sinh trƣởng của một số tế bào có hại trong não, chúng tích lũy trong não và dẫn đến xơ cứng
34
động mạch ở đây. Thời gian dài, tế bào não bị thiếu ô-xy và chết dần khiến chức năng não suy giảm, thậm trí làm giảm trí thông minh.
- Lƣời suy nghĩ cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ghi nhớ bị giảm sút. Suy nghĩ chính là cách tốt nhất để tập thể dục cho não. Việc vận dụng trí óc vào suy đoán, xử lí sẽ giúp trí tuệ phát triển tốt hơn. Khả năng ghi nhớ đƣợc nâng cao.
- Ít giao tiế với ngƣời thân và bạn bè: Khi giao tiếp với mọi ngƣời xung quanh, ngôn ngữ đƣợc phát triển ở thùy não. Nói chuyện cũng nhƣ giao tiếp thƣờng xuyên sẽ thúc đảy sự phát triển và chức năng ghi nhở của não bộ. Quá trình giao tiếp phong phú cũng góp phần kích thích não của trẻ phát triển. Qua kết quả điều tra và phân tích ở trên, tôi rút ra nhận xét sau:
- Ghi nhớ có chủ định học sinh lớp nghiên cứu phát triển mạnh, nhƣng ghi nhớ máy móc vẫn chiếm ƣu thế, ghi nhớ ý nghĩa còn yếu, lại ít đƣợc chú ý, rèn luyện. Học sinh chƣa biết xác định những tri thức nào là trọng tâm của bài học để ghi nhớ, Vì thế phần lớn học sinh không hiểu hết bài, không nhớ và tái hiện đƣợc một cách chính xác tài liệu, đồng thời khả năng vận dụng tri thức đã học để làm bài tập còn hạn chế.
- Học sinh không tự phân biệt đƣợc những tri thức nào cần nhớ trong thời gian ngắn, những tri thức nào cần nhớ trong thời gian dài nên chƣa có ý thức ôn tập những tri thức quan trọng, cần ghi nhớ. Do đó, các em bị quên rất nhiều kiến thức của các bài học trƣớc gây ra nhiều khó khăn khi các em phải tiếp thu bài mới liên quan đến kiến thức cũ.
- Nội dung của tài liệu cũng nhƣ phƣơng pháp tổ chức dạy học chƣa giúp các em phát huy đƣợc tính chủ động, tích cực, tự giác trong khi học nên trí nhớ của các em chƣa có điều kiện đƣợc rèn luyện và phát triển đúng mức,