7. Bố cục khoá luận
3.4. Một số giải pháp cụ thể
Để phát huy những mặt tích cực, giảm thiểu tiêu cực đối với đời sống văn hóa của nhân dân ta, chúng ta cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
Nhà nước cần hoạch định những chính sách phát triển văn hóa xã hội của đất nước, coi trọng khai thác những giá trị văn hóa trong Phật giáo, chú trọng việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa trong Phật giáo, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngưỡng và nhu cầu tôn giáo chính đáng của phật tử. Chăm lo cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần nâng cao trình độ mọi mặt của đồng bào Phật giáo. Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, ở nơi nào nghèo đói, trình độ dân trí thấp thì những kẻ nấp bóng Phật có điều kiện mê
hoặc quần chúng nhân dân. Bởi vì một đời sống quá khó khăn về điều kiện vật chất thường dẫn con người cầu mong có một lực lượng siêu hình cứu giúp, và thế là con người cần có sự che chở của thần linh.
Sự nghèo đói sẽ là mảnh đất tốt cho các thần linh ngự trị, hướng theo thần linh cầu xin một sự mê muội. Đó là nguyên nhân làm cho Phật giáo bị tha hóa. Vì vậy xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào Phật giáo là việc làm rất cần thiết nhằm góp phần chấn hưng Phật giáo Việt Nam.
Cùng với việc xóa đói giảm nghèo là nâng cao trình độ hiểu biết cho đồng bào Phật giáo. Bởi mục đích cuả đạo phật là diệt khổ đem lại đời sống hạnh phúc cho con người.
Nhưng thực tế Phật giáo Việt Nam cũng có lúc xa rời lý trí lâm vào tình trạng suy thoái. Trình độ thấp kém của Phật tử là nguyên nhân dẫn đến Mật tông Việt Nam biến dạng thành ma thuật thần thông kỳ quái, thầy chùa biến thành thầy cúng. Người xuất gia vào chùa nhiều khi trình độ thấp, chỉ học vài bộ kinh cho thuộc rồi lo luyện hỏi để khi có đám để cầu mong kiếm sống.
Các cấp chính quyền cần kiên quyết loại bỏ những hủ tục, những hoạt động mê tín di đoạn, buôn thần bán thánh, đầu cơ trục lợi trong lễ hội. Mặt khác cần đẩy mạnh những trò chơi lành mạnh, mang tính giáo dục cao cho mọi người. Thực hiện tốt tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng trên cơ sở pháp luật. Tích cực vận động đồng bào Phật giáo tăng cường đoàn kết, góp phần vào việc xây dựng kinh tế - xã hội công bằng dân chủ, văn minh.
Tự do tín ngưỡng là một trong những quyền dân chủ trên lĩnh vực tư tưởng của nhân dân, do đó cũng như những quyền chính đáng khác phải được đảm bảo. Ở nước ta gần đây một số người quy y đi chùa tăng lên, những ngày rằm, mồng một, ở các chùa mọi người rườm rượp đến để dâng hương lễ Phật. Cùng với các hoạt động đi lễ chùa, những hiện tượng mê tín dị đoan tràn lan.
Mặt khác, buông trôi thả lòng cho sự phát triển ồ ạt sẽ là những kẽ hở để những kẻ lợi dụng tôn giáo thực hiện những hành vi mê tín dị đoan. Chính vì vậy thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, và tự do không tín ngưỡng trên cơ sở pháp luật, sẽ là cơ sở để tăng cường đoàn kết, xây dựng một cuộc sống “tốt đời đẹp đạo”.
Cần phải quán triệt quan điểm chính sách tôn giáo cho cán bộ Đảng viên nhân dân, các tín đồ và chính sách Phật giáo nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân làm cho Phật giáo gắn với dân tộc. Ngày nay trước hoàn cảnh lịch sử mới cần nhìn nhận đánh giá vai trò của Phật giáo Việt Nam. Một trong những bài học xuyên suốt của lịch sử dân tộc là sự nghiệp đấu tranh bảo vệ nền độc lập cho dân tộc, sự nghiệp đó là của dân, do dân và vì dân. Vì vậy việc đoàn kết chặt chẽ toàn dân, củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất là vấn đề đặt ra hiện nay.
Tăng cường sự quản lý của nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng bằng pháp luật, đẩy mạnh công tác vận động quần chúng, tăng ni, phật tử phát huy mặt tích cực là hết sức cần thiết.
Trong tình hình hiện nay, quản lý tôn giáo bằng pháp luật là hết sức cần thiết. Thực tế cho thấy việc tổ chức sinh hoạt Phật giáo trong những năm gần đây in ấn, xuất nhập lưu hành kinh sách ở một số khía cạnh nào đó rất tùy tiện. Vì vậy, việc đề ra quản lý các tôn giáo bằng pháp luật là rất cần thiết.
Phật giáo với tư cách là một tôn giáo chứa đựng nhiều thần bí. Vì thế là môi trường tốt cho mê tín dị đoan phát triển: hiện tượng lên đồng, xem tử vi, cúng bái, trừ tà ma, cầu mong sự che chở của thần thánh…ở các chùa hiện nay không phải là ít. Nạn buôn thần bán thánh cũng đang xâm lấn vào cửa Phật. Phê phán loại bỏ ngay mê tín dị đoan trong các sinh hoạt Phật giáo làm cho Phật giáo phát triển mà vẫn giữ được các giá trị văn hóa truyền thống của nhân dân, dân tộc là việc làm rất cần thiết. Đồng thời cần phải tăng cường đội
ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, xây dựng các tổ chức làm công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước, mặt trận và đoàn thể quần chúng.
KẾT LUẬN
1. Phật giáo Việt Nam vốn là một tôn giáo ngoại lai, không nảy sinh trực tiếp trên mảnh đất Việt Nam. Phật giáo nảy sinh từ ấn Độ như một phản ứng về sự phân biệt đẳng cấp quá đáng của đạo Bà La Môn. Các tôn giáo lớn hiện tồn tại ở Việt Nam và Đông Nam Á đều là những nhân tố ngoại sinh rồi được bản địa hóa, dân tộc hóa, Việt Nam hóa. Vào khoảng 2000 năm trước đây, Phật giáo đã được truyền bá vào đất Việt. Chùa Dâu và hệ thống chùa tứ pháp được coi là tổ đình của Phật giáo Việt Nam. Theo thông lệ, giới Phật học nước ta cho rằng Phật giáo được truyền bá vào Việt Nam trực tiếp từ Ấn Độ (từ Nam Ấn qua đường biển, từ Bắc Ấn qua đường bộ) rồi sau khi Phật giáo Ấn Độ truyền bá vào Trung Hoa rồi lại được tái truyền bá từ đó vào Việt Nam qua đường biển Đông. Tuy nhiên, nhà sử học còn cho rằng có một con đường thứ ba đạo Phật vào Việt Nam. Đó là con đường bộ dọc lưu vực sông Hồng, ít nhất đã tồn tại từ đầu Công Nguyên.
Phật giáo đến đất Việt vào lúc tổ tiên ta đang chịu ách đô hộ phương Bắc. Do vậy ngoài việc tự vùng lên giải phóng cho non sông đất nước, tổ tiên ta còn có một sự an ủi, cứu cánh về mặt tâm linh, tinh thần. Như đã nói ở trên, đạo Phật với triết lý “từ bi hỷ xả”, “vô ngã vị tha” nên tổ tiên ta đã tiếp nhận đạo Phật một cách dường như rất tự nhiên như nước thấm vào lòng đất.
2. Đạo Phật và văn hóa Phật giáo cùng nhiều văn hóa ngoại lai khác có vai trò lịch sử như một đối trọng với văn hóa Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa. Do vậy đã nảy sinh tình trạng dung hợp các tôn giáo Phật - Đạo - Nho cùng với các tín ngưỡng bản địa khác của người dân Việt cổ. Bản sắc dung hợp tôn giáo tín ngưỡng là một trong những nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam.
Triết lý đạo Phật không chỉ được hiểu là đại từ, đại bi mà còn thấm đậm cả chất đại hùng, đại lực đầy tính khoan dung. Chính vì vậy mà ở nhiều triều đại sùng Phật thường có những chính sách cai trị khoan dung, phi bạo lực mà cốt lõi là tinh thần nhân bản, nhân ái, bình đẳng, hướng thiện, luôn bồi đắp thiện chí, thiện tâm.
3. Ở một vài triều đại phong kiến Việt Nam thì đạo Phật có phần suy vi nhưng không bao giờ phai tàn trong đời sống văn hoá Việt Nam và vẫn có nhiều bước phát triển mới. Các lễ hội sinh hoạt văn hóa chùa chiền vẫn diễn ra hàng năm bên cạnh các lễ hội đình đền, miếu mạo mà như ta đã biết lễ hội là đỉnh cao của sinh hoạt văn hóa làng quê Việt Nam. Ngày nay, trong thời kỳ đổi mới, nhiều ngôi chùa đã được công nhận là di tích văn hóa nghệ thuật được nhà nước bảo hộ, nhiều lễ hội chùa Hương, Đền Hùng, chùa Dâu đã được phục hồi và phát triển. Tuy cũng xuất hiện một số yếu tố tiêu cực cần khắc phục song cơ bản là lành mạnh, theo tinh thần đoàn kết cộng đồng.
Như vậy cho dù lịch sử có đổi thay, thế cuộc có chuyển dần, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc suốt 20 thế kỷ qua. Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước, trước xu thế toàn cầu hóa thì việc hội nhập, tiếp thu và kế thừa văn hóa Phật giáo Việt Nam - một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc, để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam mới tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và có ý nghĩa thiết thực trong công cuộc xây dựng cuộc sống với mục đích:
“Dân giàu, nước mạnh
Xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.
Đó là định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Định hướng đó không hề mâu thuẫn mà còn lại rất phù hợp với tinh hoa Phật giáo thế giới vào Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alamanach (1999), Những nền văn minh thế giới, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Bẩy (1990), Văn hóa Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và Châu thổ Bắc Bộ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
3. Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
4. Minh Chi (1998), Tôn giáo học và tôn giáo vùng Đông Nam Á, Nxb Đại học Thành Phố Hồ Chí Minh.
5. Thích Minh Châu (1993), “Năm giới một nếp sống lành mạnh, an lạc, hạnh phúc”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thiền Vạn Hạnh.
6. Nguyễn Đức Diện (2008), “Phật giáo Việt Nam và những ảnh hưởng đối với xã hội”, Tạp chí nghiên cứu Phật học (số 4).
7. Nguyễn Khắc Đức (2008), “Vai trò của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay” Nghiên cứu tôn giáo (số 7).
8. Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng văn hóa Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.
9. Thích Hạnh Kiểm (1995), Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, Nxb Thành hội Phật giáo Hồ CHí Minh.
10. Nguyễn Bá Lăng (1972), Kiến trúc Phật giáo Việt Nam, Tập 1, Nxb Vạn Hạnh.
11. Vũ Tam Lang (1991), Kiến trúc cổ Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
12.Nguyễn Đức Lữ (2006), Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, Triết học (số 11).
13. Thích Đức Nghiệp (1995), Đạo Phật Việt Nam, Nxb Thành hội Phật giáo Thành Phố Hồ Chí Minh.
14. Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á (1991), số 2.
15. Tạp chí Giác ngộ (số 12, 14, 25, 36, 41, 42), Thành hội Phật giáo Việt Nam.
16. Tạp chí nghiên cứu Phật học (2004), số 4.
17. Nguyễn Tài Thư (1991), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
18. Nguyễn Tài Thư (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Võ Văn Tường (1995), Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam, Nxb Thông tin, Hà Nội.
20. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh.
21. Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục Hà Nội 22. Chu Quang Trứ (1998), Mỹ thuật Lý - Trần, Mỹ thuật Phật giáo, Nxb Thuận Hóa.
23. Phạm Văn Tài (1999), “Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam hiện nay”, Nghiên cứu Phật học (số 1).
24. Lê Hữu Tuấn (2000), “Những đạo lý căn bản của Phật giáo”, Nghiên cứu Phật học (số 4).
25. Lê Trung Vũ (1992), Lễ hội cổ truyền, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 26. Thích Thanh Tứ (2004), Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 4.
Phô lôc : Mét sè h×nh ¶nh
Chïa Mét Cét - Hµ Néi
xa…
T-îng PhËt Di LÆc
T-îng PhËt Quan ThÕ ¢m (ngh×n m¾t ngh×n tay)