Phật giáo Việt Nam trên đƣờng hội nhập với Phật giáo thế giới

Một phần của tài liệu Phật giáo trong văn hoá việt nam (Trang 48)

7. Bố cục khoá luận

3.2.Phật giáo Việt Nam trên đƣờng hội nhập với Phật giáo thế giới

Hội nhập thế giới là một thực tế đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Nó là cơ hội đồng thời cũng là những thách thức với các nước, các tổ chức xã hội, các tôn giáo trong đó có Phật giáo Việt Nam.

Trong suốt hàng ngàn năm tồn tại, dù trước sau cũng chỉ là một tôn giáo, song Phật giáo cũng có một số đóng góp nhất định cho dân tộc về nhiều phương diện: Tham gia vào sự hình thành văn hóa, đạo đức, lối sống truyền thống của con người, làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội và tạo nên sự phong phú đa dạng trong bản sắc văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên với tư cách một tôn giáo, Phật giáo cũng có những hạn chế của nó. Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay, Phật giáo không tránh khỏi những tác động mạnh mẽ từ xu thế toàn cầu hóa và cơ chế thị trường. Để tích cực phát huy những giá trị tích cực của mình, Phật giáo ngày nay phải biết giữ gìn, bồi đắp và đổi mới cho phù hợp với thời đại nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công

bằng, dân chủ, văn minh” như trước đây nó đã từng đóng góp cho “quốc thái dân an”.

Những năm gần đây, hầu như mọi dân tộc đều bị cuốn vào vòng xoáy của toàn cầu hóa. Có quốc gia thì hân hoan đón đợi, có nước lại khắc khoải lo âu, người thì ủng hộ nhiệt thành, kẻ thì phản đối quyết liệt. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, bất kỳ dân tộc nào cũng không thể “đóng cửa”, “khép kín” để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đạo đức truyền thống riêng của mình được mà phải hội nhập với quốc tế cho dù không ít những thách thức.

Ngày nay, đất nước ta đang trên đà đổi mới và phát triển với xu hướng hội nhập đồng thế giới, vì vậy hướng phát triển của Phật giáo Việt Nam hôm nay và mai sau cũng không ngoài mục tiêu hội nhập vào cộng đồng Phật giáo quốc tế.

Tổ chức giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử Phật giáo, thực hiện sứ mệnh nối tiếp truyền thống vẻ vang của 2000 năm truyền bá giáo lý đức Phật và viết tiếp những trang sử mới của Phật giáo Việt Nam cuối thế kỷ XX với phương châm hoạt động: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Trải qua hơn 22 năm xây dựng và phát triển, giáo hội Phật giáo Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhất là công tác xây dựng và củng cố giáo hội ngày càng hoàn thiện, ổn định thống nhất, vận hành có hiệu quả. Tăng ni, Phật tử không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Hòa cùng với những thành tựu chung của đất nước, tăng ni, phật tử giáo hội Phật giáo Việt Nam, đã hòa hợp, đoàn kết tích cực hoạt động trên các lĩnh vực vì đạo, vì đời, làm cho Phật giáo ngày càng xương minh. Tại điều 4, hiến chương giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khẳng định: “Mục đích của giáo hội Phật giáo Việt Nam là điều hòa hợp nhất các hệ phái Phật giáo Việt Nam

cả nước để hộ trì hoằng dương Phật pháp và tham gia xây dựng, bảo vệ tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần an lạc cho thế giới” [26.tr53].

Tổ chức giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay được thành lập từ trung ương đến các tỉnh thành và quận huyện trong cả nước, với 10 ban ngành chuyên môn hoạt động do các tăng ni, phật tử, cư sĩ trực tiếp tham gia điều hành, tổ chức các hoạt động trên tinh thần đường lối phát triển chung của giáo hội. Bao gồm:

1. Ban tăng sư: Hoạt động với chức năng là y cứ giới luật của Phật

giáo, hiến chương giáo hội, giám sát hội trì việc tu học, hành đạo của tăng ni, tu viện, báo cáo với ban thường trực hội đồng trị sự, nghiên cứu đề xuất các chương trình hoạt động thuộc phạm vi ngành tăng sự, giữ gìn quy củ thiền gia.

2. Ban giáo dục Tăng ni: Có chức năng hình thành và quản lý hệ thống giáo dục tăng ni của giáo hội trên khắp cả nước.

3. Ban hướng dẫn Phật tử: Với chức năng hướng dẫn hàng Phật tử tại gia học Phật, tu Phật, hộ trì Tam bảo.

4. Ban Hoằng Pháp: Thực hiện chức năng hướng dẫn tăng ni, hàng phật tử tại gia học Phật, tu Phật, hộ trì Tam bảo.

5. Ban nghi lễ: Thực hiện chức năng nghiên cứu, biên soạn và sắp xếp các nghi lễ của Phật giáo.

6. Ban văn hóa: Tập trung vào việc giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp, trong sáng của nền văn hóa Phật giáo Việt Nam nói riêng và nền văn hóa Phật giáo nói chung.

7. Ban kinh tế tài chính: Thực hiện chức năng vận động các tăng ni, phật tử thuộc các viện tịnh xá, tịnh thất.

8. Ban từ thiện xã hội: Hỗ trợ cho ban thường trực hội đồng trị sự trong công tác theo tinh thần vô ngã vị tha, nhằm góp phần thể hiện tinh thần từ bi, cứu khổ, ban vui của đạo Phật.

9. Ban Phật giáo quốc tế: Có trách nhiệm liên hệ, hỗ trợ các ban ngành khác trực thuộc trung ương giáo hội trong việc mở rộng mối giao lưu quốc tế.

10. Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam

Tuy nhiên để có được một định hướng bền vững cho tiến trình hội nhập với cộng đồng Phật giáo quốc tế, giáo hội đặt trọng tâm vào các ngành hoạt động là ban Phật giáo quốc tế, ban giáo dục Tăng Ni và ban Hoằng Pháp.

Ban Phật giáo quốc tế thay mặt cho giáo hội trong lĩnh vực quốc tế, thực hiện tốt hơn các công tác đối ngoại, tạo điều kiện quan hệ rộng rãi với các nước Phật giáo trên thế giới nhất là tăng cường giao lưu với các nước Phật giáo trong khu vực, hỗ trợ các tăng ni sinh viên Việt Nam du học ở nước ngoài có điều kiện học tập được tốt hơn. Hiện nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang có tiềm năng phát triển quan hệ quốc tế rất lớn mạnh, có hơn 150 tăng ni sinh viên đang du học ở các nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Srilanka, Miến Điện, Đài Loan…

Với phương tiện thông tin và giao thông hiện đại, các nước trên thế giới trở nên gần nhau hơn, hướng phát triển tiến tới khu vực hóa và toàn cầu hóa.

Phật giáo Việt Nam đã có mối quan hệ với Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc gần 2000 năm qua. Tiếp tục truyền thống ấy, ngay nay giáo hội vẫn có nhiều dịp tham gia một số tổ chức và hội nghị Phật giáo trong khu vực và thế giới, đồng thời cũng đã tiếp đón nhiều đoàn Phật giáo nước bạn đến thăm Phật giáo nước ta. Điều này nói lên rằng Phật giáo Việt Nam đã và đang trên đường hội nhập. Để có những bước đi hội nhập có ý nghĩa và đi sau theo bước hội nhập của đất nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần có nhiều thời gian để kiện toàn tổ chức của mình và cần đào tạo thêm nhiều nhân sự có

chuyên môn vững vàng trên nhiều lĩnh vực. Trước mắt, thực tế luôn đòi hỏi Giáo hội có sự nỗ lực tháo gỡ thì bước đi hội nhập càng được tiến xa hơn nữa. Phật giáo Việt Nam nên nhận thức rõ và đúng về bản thân của mình rồi mới bàn đến chuyện hội nhập toàn cầu được. Phật giáo Việt Nam phải đóng vai trò chủ thể của cuộc hội nhập. Qua đó chúng ta hội nhập và tiếp thu những cái hay của Phật giáo quốc tế, đồng thời Phật giáo Việt Nam cũng cần phải cống hiến cho Phật giáo quốc tế những cái hay của mình. Hội nhập toàn cầu trong bất kỳ lĩnh vực nào kể cả lĩnh vực tôn giáo là một quá trình có đi có lại, có tiếp thu, có cống hiến, hai bên cùng có lợi.

3.3. Những vấn đề đặt ra với Phật giáo Việt Nam

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà Phật giáo đã mang lại cho con người thì Phật giáo cũng còn có nhiều biểu hiện tiêu cực đòi hỏi chúng ta phải quan tâm, mà cái nguy lớn nhất của Phật giáo Việt Nam hiện nay là: Nó quay mặt về quá khứ, quay lưng với thời đại, mãn nguyện với việc làm nơi ẩn náu cho những người trốn sống, không giám đối mặt với thực tại.

Việc lợi dụng Phật giáo để thực hiện những hành vi mê tín là một thực tế đang diễn ra hiện nay và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Biểu hiện của nó rất đa dạng, phong phú: như tình trạng đốt vàng mã một cách thái quá, cúng sao giải hạn, bói toán hay buôn bán sách có nội dung mê tín. Còn dân chúng đến chùa cũng đủ mọi tầng lớp, những người đến chùa có hiểu biết về Phật thì ít, hoặc có khi không hiểu biết. Vì vậy giáo lý của nhà Phật nhiều khi bị xuyên tạc mà vẫn cứ hành trì. Vì thế bọn xấu lợi dụng đưa vào sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh nhiều điều mê tín dị đoan, làm cho không khí chùa chiền thêm phần huyền bí.

Hơn bao giờ hết, hiện nay các thế lực thù định luôn tìm cách lợi dụng vấn đề tôn giáo, trong đó có Phật giáo để phá hoại cách mạng nước ta. Hoạt

động của chúng ngày càng tinh vi xảo quyệt. Nó biểu hiện như tuyên truyền phản động, xuyên tạc đường lối chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, tụ tập đông người, kích động người dân biểu tình gây nên tình trạng mất trật tự về an ninh xã hội, hay quốc tế hóa một số vấn đề còn tồn tại của Phật giáo Việt Nam…

Nhìn chung đa số tăng ni Việt Nam đều là những vị chân tu, có lối sống đạo đức tốt đẹp, là những tấm gương sáng cho những tín đồ Phật giáo và nhân dân học tập. Tuy nhiên, hiện nay có một số bộ phận tăng ni bị sa sút phẩm hạnh, gây bức xúc trong dư luận. Những hiện tượng trên nếu không được sớm khắc phục sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển của Phật giáo Việt Nam.

Như vậy, Phật giáo có vai trò và ảnh hưởng tích cực trong đời sống tinh thần của nhân dân ta qua bao thế hệ, đặc biệt trên các lĩnh vực văn hóa. Vì vậy cho đến nay, Phật giáo vẫn là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất trong các tôn giáo ở nước ta. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng Phật giáo ở Việt Nam hiện đang đứng trước một số khó khăn cần phải giải quyết, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

3.4. Một số giải pháp cụ thể

Để phát huy những mặt tích cực, giảm thiểu tiêu cực đối với đời sống văn hóa của nhân dân ta, chúng ta cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

Nhà nước cần hoạch định những chính sách phát triển văn hóa xã hội của đất nước, coi trọng khai thác những giá trị văn hóa trong Phật giáo, chú trọng việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa trong Phật giáo, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngưỡng và nhu cầu tôn giáo chính đáng của phật tử. Chăm lo cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần nâng cao trình độ mọi mặt của đồng bào Phật giáo. Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, ở nơi nào nghèo đói, trình độ dân trí thấp thì những kẻ nấp bóng Phật có điều kiện mê

hoặc quần chúng nhân dân. Bởi vì một đời sống quá khó khăn về điều kiện vật chất thường dẫn con người cầu mong có một lực lượng siêu hình cứu giúp, và thế là con người cần có sự che chở của thần linh.

Sự nghèo đói sẽ là mảnh đất tốt cho các thần linh ngự trị, hướng theo thần linh cầu xin một sự mê muội. Đó là nguyên nhân làm cho Phật giáo bị tha hóa. Vì vậy xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào Phật giáo là việc làm rất cần thiết nhằm góp phần chấn hưng Phật giáo Việt Nam.

Cùng với việc xóa đói giảm nghèo là nâng cao trình độ hiểu biết cho đồng bào Phật giáo. Bởi mục đích cuả đạo phật là diệt khổ đem lại đời sống hạnh phúc cho con người.

Nhưng thực tế Phật giáo Việt Nam cũng có lúc xa rời lý trí lâm vào tình trạng suy thoái. Trình độ thấp kém của Phật tử là nguyên nhân dẫn đến Mật tông Việt Nam biến dạng thành ma thuật thần thông kỳ quái, thầy chùa biến thành thầy cúng. Người xuất gia vào chùa nhiều khi trình độ thấp, chỉ học vài bộ kinh cho thuộc rồi lo luyện hỏi để khi có đám để cầu mong kiếm sống.

Các cấp chính quyền cần kiên quyết loại bỏ những hủ tục, những hoạt động mê tín di đoạn, buôn thần bán thánh, đầu cơ trục lợi trong lễ hội. Mặt khác cần đẩy mạnh những trò chơi lành mạnh, mang tính giáo dục cao cho mọi người. Thực hiện tốt tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng trên cơ sở pháp luật. Tích cực vận động đồng bào Phật giáo tăng cường đoàn kết, góp phần vào việc xây dựng kinh tế - xã hội công bằng dân chủ, văn minh.

Tự do tín ngưỡng là một trong những quyền dân chủ trên lĩnh vực tư tưởng của nhân dân, do đó cũng như những quyền chính đáng khác phải được đảm bảo. Ở nước ta gần đây một số người quy y đi chùa tăng lên, những ngày rằm, mồng một, ở các chùa mọi người rườm rượp đến để dâng hương lễ Phật. Cùng với các hoạt động đi lễ chùa, những hiện tượng mê tín dị đoan tràn lan.

Mặt khác, buông trôi thả lòng cho sự phát triển ồ ạt sẽ là những kẽ hở để những kẻ lợi dụng tôn giáo thực hiện những hành vi mê tín dị đoan. Chính vì vậy thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, và tự do không tín ngưỡng trên cơ sở pháp luật, sẽ là cơ sở để tăng cường đoàn kết, xây dựng một cuộc sống “tốt đời đẹp đạo”.

Cần phải quán triệt quan điểm chính sách tôn giáo cho cán bộ Đảng viên nhân dân, các tín đồ và chính sách Phật giáo nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân làm cho Phật giáo gắn với dân tộc. Ngày nay trước hoàn cảnh lịch sử mới cần nhìn nhận đánh giá vai trò của Phật giáo Việt Nam. Một trong những bài học xuyên suốt của lịch sử dân tộc là sự nghiệp đấu tranh bảo vệ nền độc lập cho dân tộc, sự nghiệp đó là của dân, do dân và vì dân. Vì vậy việc đoàn kết chặt chẽ toàn dân, củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất là vấn đề đặt ra hiện nay.

Tăng cường sự quản lý của nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng bằng pháp luật, đẩy mạnh công tác vận động quần chúng, tăng ni, phật tử phát huy mặt tích cực là hết sức cần thiết.

Trong tình hình hiện nay, quản lý tôn giáo bằng pháp luật là hết sức cần thiết. Thực tế cho thấy việc tổ chức sinh hoạt Phật giáo trong những năm gần đây in ấn, xuất nhập lưu hành kinh sách ở một số khía cạnh nào đó rất tùy tiện. Vì vậy, việc đề ra quản lý các tôn giáo bằng pháp luật là rất cần thiết.

Phật giáo với tư cách là một tôn giáo chứa đựng nhiều thần bí. Vì thế là môi trường tốt cho mê tín dị đoan phát triển: hiện tượng lên đồng, xem tử vi, cúng bái, trừ tà ma, cầu mong sự che chở của thần thánh…ở các chùa hiện nay không phải là ít. Nạn buôn thần bán thánh cũng đang xâm lấn vào cửa Phật. Phê phán loại bỏ ngay mê tín dị đoan trong các sinh hoạt Phật giáo làm cho Phật giáo phát triển mà vẫn giữ được các giá trị văn hóa truyền thống của nhân dân, dân tộc là việc làm rất cần thiết. Đồng thời cần phải tăng cường đội

ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, xây dựng các tổ chức làm công tác tôn giáo

Một phần của tài liệu Phật giáo trong văn hoá việt nam (Trang 48)