Tạo hứng thú bằng việc khai thác các nguồn kiến thức về hóa học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tạo hứng thú góp phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh phần phi kim, hóa học 10 trung học phổ thông (Trang 35)

Kiến thức Hóa học vô cùng rộng lớn và hấp dẫn cũng như rất gần gũi và liên quan mật thiết đến thực tế đời sống. Nếu người GV biết khai thác nguồn kiến thức này một cách hiệu quả thì sẽ giúp cho HS thêm yêu thích môn học. Từ đó, các em hứng thú, say mê tìm hiểu thêm những kiến thức mà GV không có điều kiện cung cấp.

1.3.3.1. Một số biện pháp cụ thể

- Tạo hứng thú bằng việc gắn kiến thức bài giảng với thực tiễn cuộc sống. - Tạo hứng thú bằng việc khai thác những thông tin mới lạ về Hóa học. - Tạo hứng thú bằng tính chất phức tạp, khó khăn, mạo hiểm, có vấn đề của kiến thức Hóa học. Cho HS tham gia những hoạt động sáng tạo: nghiên cứu, tìm tòi, khám phá kiến thức.

- Tạo hứng thú bằng việc giới thiệu những kiến thức lịch sử của Hóa học. - Tạo hứng thú bằng việc khai thác những điều mang tính bí ẩn, bí mật.

- Tạo hứng thú bằng việc giới thiệu những giai thoại và những câu chuyện về các nhà khoa học Hóa học.

1.3.3.2. Những điểm cần chú ý

Khi khai thác các nguồn kiến thức về Hóa học để tạo hứng thú cho HS, GV cần chú ý đề cập một số vấn đề sau:

- Những điều mới lạ, những khác biệt với cái thông thường của nội dung kiến thức.

- Những thành tựu hiện đại của khoa học liên quan đến nội dung kiến thức đang đề cập.

- Cách nhìn mới đối với kiến thức: một kiến thức quen thuộc nhưng có thể phát hiện ra trong đó những nét mới nếu chúng ta quan sát nó dưới một góc độ khác, một cách nhìn khác, hoặc nghiên cứu nó một cách sâu sắc hơn.

- Sự đổi mới kiến thức trên nền tảng kiến thức sẵn có của HS. - Những điều bí ẩn, bí mật, kích thích tính tò mò.

- Tính lịch sử của nội dung kiến thức đang đề cập. - Ý nghĩa thực tế của nội dung kiến thức đang đề cập. - Giúp HS tự tìm tri thức mới cho mình.

……..

1.3.4. Tạo hứng thú bằng sự phong phú, đa dạng, luôn thay đổi của các phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức dạy học

Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp có nghĩa là sử dụng một cách hợp lý nhiều phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong một giờ, một buổi lên lớp hay trong một khoá học để đạt hiệu quả dạy học cao. Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp bao hàm các nội dung sau đây:

- Sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau: thuyết trình, đàm thoại, trực quan, nghiên cứu …

- Sử dụng đa dạng các hình thức tổ chức dạy học: dạy trên lớp (học bài mới, ôn tập, luyện tập, kiểm tra), trong phòng thí nghiệm, thảo luận, làm việc theo nhóm, tự học, phụ đạo, tham quan…

1.4. Kết quả học tập

1.4.1. Khái niệm [23], [44]

Kết quả học tập của HS hay thành tích học tập của HS trong tiếng Anh thường sử dụng các từ như “Achievement; Result; Learning Outcome”. Theo Từ

điển Anh Việt thì: “Achievement” có nghĩa là thành tích, thành tựu; sự đạt được, sự hoàn thành; “Result” có nghĩa là kết quả; “Learning Outcome” là kết quả học tập.

Theo Norman E. Gronlund đã bàn đến “learning outcomes” như sau: “Mục đích của giáo dục là sự tiến bộ của HS. Đây chính là kết quả cuối cùng của quá trình học tập nhằm thay đổi hành vi của HS.

Các nhà nghiên cứu giáo dục Việt Nam đã nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra một số khái niệm về kết quả học tập như sau:

- Theo tác giả Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc: “Kết quả học tập là một khái niệm thường được hiểu theo hai quan niệm khác nhau trong thực tế cũng như trong khoa học: (1). Đó là mức độ thành tích mà một chủ thể học tập đã đạt, được xem xét trong mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định; (2). Đó còn là mức độ thành tích đã đạt của một HS so với các bạn học khác.

- Theo tác giả Nguyễn Đức Chính: “Kết quả học tập là mức độ đạt được kiến thức, kĩ năng hay nhận thức của người học trong một lĩnh vực nào đó (môn học).

- Theo tác giả Trần Kiều: “dù hiểu theo nghĩa nào thì kết quả học tập cũng đều thể hiện ở mức độ đạt được các mục tiêu của dạy học, trong đó bao gồm 3 mục tiêu lớn là: nhận thức, hành động, xúc cảm. Với từng môn học thì các mục tiêu trên được cụ thể hóa thành các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ”.

- Theo chúng tôi thì “Kết quả học tập là mức độ đạt được kiến thức, kĩ năng hay nhận thức của người học trong một môn học” còn “Nâng cao kết quả học tập là nâng cao mức độ đạt được kiến thức, kĩ năng hay nhận thức của người học trong môn học đó”.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tạo hứng thú góp phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh phần phi kim, hóa học 10 trung học phổ thông (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)