CÁC KIỂU TẬP TÍNH 3 3-

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh học phát triển người ths nguyễn bích liên (Trang 34 - 37)

Cĩ hai kiểu tập tính chính:

- Tập tính bẩm sinh (bản năng) sinh ra đã cĩ, cĩ tính chất di truyền. - Tập tính học được: cĩ được qua sự tích lũy kinh nghiệm và học tập.

Sự phân loại mang tính tương đối, vì mọi tập tính đều bị chi phối bởi yếu tố di truyền của cơ thể và bởi mơi trường xung quanh. Ví dụ tập tính mèo đuổi chuột được xem là bản năng, nhưng cĩ nhiều chuyển động của cơ thể phải qua học tập và luyện tập. Do vậy, khơng thể xác định tập tính này do yếu tố di truyền quyết định là bao nhiêu phần trăm và do yếu tố mơi trường quyết định là bao nhiêu phần trăm.

Ở động vật cĩ vú, trong đĩ cĩ con người, khi sinh ra thường yếu đuối phải

được cha mẹ chăm sĩc, nuơi nấng và bảo vệ. Tập tính của nhĩm này phát triển chậm và phải học qua kinh nghiệm, qua các động tác mẫu. Giai đoạn phát triển kéo dài và

động vật cĩ thể điều chỉnh tập tính cho phù hợp với các điều kiện mơi trường khác nhau. Do vậy, tập tính mang tính linh hoạt, cĩ thể biến đổi được trong quá trình phát triển của sinh vật.

Khả năng học tập của con người phụ thuộc vào cấu trúc cơ quan cảm giác và hệ thống thần kinh của nĩ, điều này được quyết định chủ yếu bởi yếu tố di truyền.

Các hành vi ứng xử cĩ thể thay đổi tùy điều kiện mơi trường (tác nhân kích thích), tùy thuộc sự phát triển và hoạt động của hệ thần kinh; thể trạng, kinh nghiệm sống và học tập trước đĩ.

Các tập tính bẩm sinh do vùng tiểu não, não giữa điều khiển, xuất hiện ở giai

đoạn trẻ sơ sinh, thậm chí ở giai đoạn phơi, cĩ khi muộn hơn.

Các tập tính học được xuất hiện dần trong quá trình phát triển cá thể, gắn liền với sự phát triển và phân hĩa các vùng chức năng trên bán cầu đại não. Các hiện tượng ý thức phức tạp, trí nhớ, sự nhận thức, khả năng tư duy phân tích, tổng hợp,

được điều khiển bởi các trung khu thần kinh phân hĩa ở các thùy của vỏ não. Bản đồ

của các thùy giống nhau ở tất cả mọi người, khơng phụ thuộc khả năng thơng minh của người đĩ.

Y học đã cĩ thể thiết lập được bản đồ não người và định khu các vùng chức năng dựa vào một số phương pháp:

- Xác định vị trí tổn thương ở não bộ, và quan sát sự bại liệt, mất cảm giác ở

người bị tổn thương vùng não bộđĩ.

- Dùng dịng điện kích thích từng vùng nhỏ ở vỏ não và khảo sát cảm giác của người bị kích thích ở từng vùng. Kích thích vỏ não khơng gây đau vì vỏ não khơng cĩ các tận cùng thần kinh tiếp nhận sựđau đớn.

- Đo điện não đồ: ghi điện thế và các loại sĩng ở các vùng khác nhau của não

để nghiên cứu hoạt động của não bộ.

Các vùng chức năng chính của não bộ bao gồm: vùng cảm giác (thị giác, thính giác…), vùng vận động (điều khiển cơ các bộ phận), vùng liên hợp giữ chức năng liên hệ giữa các vùng khác nhau. Vùng liên hợp là cơ sở của các hoạt động thần kinh cấp cao (trí nhớ, tư duy, tưởng tượng…)

Các tập tính học được cĩ cơ sở từ các tập tính bẩm sinh. Các dạng học tập dẫn

đến sự thay đổi tập tính:

Trong thí nghiệm của Pavlốp, ơng đưa thức ăn trước mặt chĩ, chĩ tiết nước bọt: phản xạ khơng điều kiện. Những lần tiếp, ơng rung chuơng kèm theo đưa thức ăn trước mặt chĩ, chĩ tiết nước bọt. Kích thích mới (rung chuơng) được gọi là kích thích cĩ điều kiện. Sau một số lần thử nghiệm, ơng chỉ rung chuơng, chĩ tiết nước bọt:

phản xạ cĩ điều kiện.

- Tập tính bắt chước - In vết

- Quen nhờn: một kích thích được lặp lại sau một khoảng thời gian, thì phản

ứng sẽ mờ nhạt dần, và cuối cùng mất đi; hoặc ngược lại, phản ứng được củng cố. - Tập tính cĩ động lực: nhu cầu, sự ham muốn là động cơ cho sự xuất hiện phản ứng. Động cơ cĩ thể xuất hiện từ những kích thích bên trong hoặc bên ngồi, ví dụ hormon sinh dục kích thích các tập tính sinh dục; hoặc mĩn ăn ngon kích thích sự

thèm ăn: hành vi đáp ứng. Phản ứng xảy ra cả trong trường hợp khơng cĩ kích thích, là kết quả hoạt động của hệ thần kinh, cĩ thể phát ra các xung động: hành vi chủ động.

- Tập tính “thử và sai”

- Học khơn: khả năng nhớ lại những kinh nghiệm trong quá khứ và áp dụng chúng trong những tình huống mới.

- Các tập tính xã hội: hình thành khi cĩ sự tương tác giữa các cá nhân tạo thành nhĩm, đầu tiên là gia đình, sau đĩ là các nhĩm lớn hơn (học đường, nơi làm việc, cộng đồng). Gia đình cĩ chức năng xã hội hĩa con người dạy cho trẻ những giá trị hành vi, thái độ, những vai trị (tức văn hĩa) và chức năng bảo tồn sự sống con người, dịng giống con người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khả năng thay đổi tập tính do kinh nghiệm cá nhân cĩ ý nghĩa thích nghi rất lớn. Các tập tính bản năng sẽ bị yếu đi bởi các tập tính học được sẽđược hình thành và phát triển trong suốt cuộc sống của một cá nhân.

Sự học tập là sự thành lập những biến đổi tương đối bền vững trong tập tính do quá trình tích lũy và vận dụng những kinh nghiệm cũ trong hồn cảnh mới. Trong xã hội lồi người, các tập tính xã hội luơn gắn liền với văn hĩa. Các nền văn hĩa khác nhau tạo ra các kiểu tập tính xã hội khác nhau, cĩ nguồn gốc từ các tập tính bản năng, và được hình thành qua quá trình học tập. Do đặc thù của nền văn hĩa, cĩ những hành vi được chấp nhận ở xã hội này nhưng khơng được chấp nhận ở xã hội khác. Ví dụở

các nước Ả rập, cĩ luật cấm uống rượu nhưng ở các nước phương Tây thì khơng, hoặc luật lệ đàn ơng cĩ nhiều vợ được chấp nhận ở các nước Ả rập nhưng khơng

được chấp nhận ở các nước khác.

Quá trình xã hội hĩa con người đã hình thành, củng cố các giá trị, quy chuẩn và vai trị, giúp định hưong cho các cá nhân lựa chọn những hành vi ứng xử phù hợp với xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh học phát triển người ths nguyễn bích liên (Trang 34 - 37)